Top 10 Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (HAY NHẤT 2024)

Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 4 hiệu quả hơn.

1 106 lượt xem


Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm

Đề bài: Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).

Thục Phán An Dương Vương - HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 1)

Sau khi nhận được ngôi báu từ 18 đời vua Hùng, An Dương Vương Thục Phán đã lành đạo nhân dân đánh tan hàng vạn quân xâm lược nhà Tần. Lập tức đổi tên nước thành Âu Lạc và rời thủ đô từ Nghĩa Lĩnh Phong Châu xuống Phong Khê nay là Đông Anh Hà Nội.

An Dương Vương bắt đầu tiến hành xây thành để bảo vệ kiên cố cho nhân dân nhưng chỉ có điều cứ xây chắc chắn vào buổi sáng thì đến đêm thành lại đổ xuống vì thế nên việc xây thành cứ kéo dài mãi mà không xong. Điều đó khiến An Dương Vương vô cùng lo lắng ngài liền sai các quan quân lập đàn cầu xin bách thần phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy từ phía đông xuất hiện một cụ già râu tóc bạc phơi chống gậy trúc đi đến trước cổng thành mà than rằng : “Xây thành thế này biết bao giờ cho xong được!”. An Dương Vương mừng rỡ liền rước cụ già vào điện ân cần hỏi han : “Ta đắp thành này tốn bao nhiêu công sức mà không được là cớ vì sao?”. Cụ già thong thả đáp : “ Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây thành thì mới thành công”. Nói rồi cụ già cáo lui.

Đúng như lời cụ già nói sáng hôm sau có một con rùa lớn nổi lên trên mặt nước tự xưng là sứ Thanh Giang và nói với An Dương Vương rằng nếu muốn xây thành thành công thì phải dẹp hết bè lũ yêu quái hay quấy nhiều. Quả nhiên sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt yêu quái thì thành xây nhanh thoăn thoắt chỉ trong vòng nửa tháng đã xong cả. Thành hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên còn được gọi là Loa Thành. Rùa Vàng chỉ ở lại 3 năm thì ra đi. Lúc chia tay An Dương Vương có hòi rằng : “Nhờ ơn thần mà thành xây xong. Nếu sau này có giặc thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng bèn tháo một chiếc vuốt đưa cho nhà vua và dặn hãy lấy làm lẫy nỏ phòng khi quân giặc kéo đến chỉ cần lấy nỏ ra mà bắn thì không ai dám đến gần. Dứt lời Rùa Vàng quay trở về biển Đông. Nhà vua bèn sai một vị tướng quân tên Cao Lỗ ngày đêm chế chiếc vuốt Rùa vàng làm lẫy. Đặt tên là nỏ thần Kim Quy.

Ít lâu sau Triệu Đà bèn đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc. Triệu Đà hoảng sợ liền rút quân về nước. Dân chúng Âu Lạc vô cùng hân hoan trước chiến công lẫy lừng của vị Vua tài giỏi.

Biết không thể đánh bại được Âu Lạc, Triệu Đà bèn nghĩ ra một âm mưu hết sức ngoan độc. Hắn mang con trai Trọng Thủy ra kết thân với Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương. Chẳng chút hoài nghi nhà vua gả Mị Châu cho Trọng Thủy và cho ở rể tại Loa Thành.

Nghe lời cha Trọng thủy bèn dò la khắp nơi nhằm tìm kiếm ra bí mật của nỏ thần do An Dương Vương cất giữ. Mị Châu vì tin chồng nên đã dẫn hắn đến nơi cất giấu nỏ thần. Trọng thủy liền chế ra được một chiếc lẫy nỏ y hệt với chiếc nỏ thần Kim Quy kia. Xong việc, Trọng Thủy liền nghĩ cách chuồn về nước. Trước khi đi hắn có hỏi vợ : “ Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt ta trở lại tìm nàng thì lấy gì làm dấu?” Mị Châu ngây thơ đáp : “ thiếp có chiếc áo lông ngỗng hay mặc, khi gặp biến đi đến đâu thiếp sẽ rắc lông ngỗng đến ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau”.

Trọng Thủy mang nỏ thần về đến nhà, Triệu Đà liền đem quân tấn công Âu Lạc. Trong lúc ấy mặc cho cả hàng chục vạn quân giặc đang tiến gần cửa thành nhà vua vẫn ung dung đánh cờ mà nói rằng : “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Đến khi quân giặc tiến sát cửa thành nhà vua mới sai quân lính mang nỏ thần đến bắn thế nhưng lúc ấy đã không còn linh nghiệm nữa.

An Dương Vương bèn cưỡi ngựa mang theo con gái yêu chạy về phía Nam. Nhưng ngặt nỗi đi đến đâu quân giặc cũng đuổi theo đến đó. Tới sát biển An Dương Vương cùng đường mà kêu lớn : “ Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta”. Lúc bấy giờ Rùa Vàng mới từ mặt nước hiện lên mà nói rằng : “kẻ thù ở ngay đằng sau người kia”. An Dương Vương tức giận liền tuốt gươm chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển theo Rùa Vàng. Cùng lúc đó Triệu Thủy cũng chạy đến nơi nhìn thấy xác vợ nằm trên vũng máu Trọng thủy khóc lên đau đớn rồi cầm đao tự kết liễu đời mình.

Phim về Đinh Bộ Lĩnh doanh thu thảm hại: Do yếu kém hay rạp ép suất chiếu?

 

Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 2)

Đinh Bộ Lĩnh là một vị vua nổi tiếng của nước ta. Nhờ có ông mà nước ta thoát khỏi nạn cát cứ, thống nhất lại bờ cõi.

Từ khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã bộc lộ trí thông minh và bản lĩnh hơn người. Trong các trò chơi đanh trận giả, ông luôn là người nắm vai trò lãnh đạo và giúp đội của mình dành chiến thắng. Mỗi khi thắng trận, Đinh Bộ Lĩnh sẽ được đám trẻ làm kiệu rước đi, trên tay cầm bông lau phấp phới. Vì vậy mà sau này, khi ông lên ngôi vua, đã được gọi là Ông vua cờ lau.

Lớn lên trong buổi đất nước bị chia cắt thành mười hai cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí thống nhất giang sơn. Ông tham gia đạo binh thuộc sứ quân của Trần Lâm. Chỉ sau một thời gian ngắn thì ông được thăng chức làm Bộ Lĩnh bởi sự thông minh là tài trí của mình. Sau khi chủ lĩnh qua đời, Đinh Bộ Lĩnh quyết định thống lĩnh sứ quân dời về Hoa Lư để rèn luyện binh lực, chuẩn bị thực hiện chí lớn của mình.

Sau nhiều năm rèn luyện, lực lượng của sứ quân đã lớn mạnh, thời cơ cũng đã chín muồi, Đinh Bộ Lĩnh liền lãnh đạo quân đội của mình tiến ra các vùng lân cận dể dẹp loạn mười hai sứ quân. Chỉ trong vòng một năm, quân đội của ông đã thành công thống nhất đất nước. Nhân dân vô cùng kính phục tài năng của ông, tôn làm Vạn Thắng Vương. Hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh chính thức lên ngôi vua, dưa ra nhiều chính sách tiến bộ, giúp cuộc sống của nhân dân thêm ấm no.

Cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh là những trang sử hào hùng và chói lọi. Nhờ có ông mà đất nước lại được dung hòa làm một, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no. Em rất yêu quý và tự hào về vị vua này.

Những Bài Thơ, Ca Dao Giỗ Tổ Hùng Vương Ý Nghĩa Nhất

Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (mẫu 3)

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, hiền lành và phúc đức. Hai ông bà đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một lần, bà ra đồng thì trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Đến khi về nhà, bà lại thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Kì lạ là, đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.

Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua lo sợ. Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, cậu liền bảo: “Ông về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu với nhà vua.

Kể từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no. Hai vợ chồng làm ra không đủ để nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì đều mong cậu bé có thể đánh tan lũ giặc.

Lúc bấy giờ, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước lúc này rất nguy. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Bỗng, chú bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Giặc bị tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm lên nhau chạy trốn.

Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, cho lập đền thờ ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta còn kể rằng những bụi tre ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn kể rằng ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

1 106 lượt xem