Top 10 Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe (HAY NHẤT 2024)

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 4 hiệu quả hơn.

1 186 lượt xem


Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 33, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài (Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe)

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe (mẫu 1)

Hồ Chí Minh - Người mở đường xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe (mẫu 2)

Sai, vua ban cho Trần Quốc Toản một cam quý - VnExpress

Đất nước Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng. Trong số đó, Trần Quốc Toản là vị anh hùng đáng ngưỡng mộ và cảm phục.

Trần Quốc Toản (không rõ năm sinh, năm mất), hiệu là Hoài Văn hầu, là một tông thất nhà Trần.

Vào năm 1282, vua Trần Nhân Tông cho tổ chức Hội nghị gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn uất, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.

Không nản lòng, Trần Quốc Toản lui về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí, đóng chiến thuyền viết lên cờ sáu chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, đền ơn vua). Tiếng vang của Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng lan truyền khắp mọi nơi.

Đến năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào xâm lược nước ta. Lúc này, lá cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Ông đã trực tiếp chỉ huy quân đội sát cánh cùng quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Quân giặc phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Sau này, khi ông hy sinh, vua Trần hết sức thương tiếc, cho cử hành tang lễ và đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.

Trần Quốc Toản không chỉ có tài năng mà còn mang những phẩm chất tốt đẹp như dũng cảm, kiên cường và nghị lực. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe (mẫu 3)

Chi tiết kinh nghiệm viếng thăm mộ Cô Sáu ở Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người con của mảnh đất Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Một trong số đó là Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã cùng với anh trai tham gia cách mạng. Chị tham gia vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong thời gian này, chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Không chỉ vậy, chị cũng nhiều lần phát hiện ra gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Một lần nọ, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Sau này, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị đã bị giặc bắt. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã cho mở phiên tòa, thời điểm này, chị vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Luật sư biện hộ đã lấy đó làm căn cứ để giúp chị thoát khỏi án tử hình, nhưng tòa án vẫn tuyên án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Ở đây, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi tử hình.

Vào năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là một biểu tượng về lòng dũng cảm, kiên cường.

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe (mẫu 4)

Câu chuyện Bóp nát quả cam Trần Quốc Toản

Bấy giờ, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Sáng nay, nhà vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng. Quốc Toản biết vậy nên quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, cậu vẫn không gặp được vua, bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Thấy vậy, quân lính ập đến. Quốc Toản đỏ bừng mặt, rút gươm và quát lớn:

- Ta xuống diện kiến bệ hạ, kẻ nào dám ngăn cản.

Đúng lúc, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, vua và các quan ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ hãy cho đánh!

Nói rồi, cậu đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.

Nhà vua cho truyền Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn nói:

- Quốc Toản làm trái phép nước, đáng lẽ phải trị tội. Nhưng xét nghĩ em còn nhỏ tuổi mà đã biết lo việc nên, ta có lời khen ngợi.

Nói rồi, vua sai người ban cho Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua rồi lên bờ mà ấm ức. Cậu thầm nghĩ: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn coi ta là trẻ con, không cho bàn việc nước”.

Quốc Toản nghĩ đến quân giặc đang bóc lột nhân dân, mà lòng đầy căm giận. Cậu bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay. Đến khi mọi người ùa tới hỏi han. Cậu xòe tay ra mới biết trái cam đã nát.

1 186 lượt xem