Top 10 Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới (HAY NHẤT 2024)

Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 4 hiệu quả hơn.

1 164 lượt xem


Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới

Đề bài: Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam (chẳng hạn như: thần đồng âm nhạc Mô-da, kể chuyện thần đồng Việt Nam).

Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy

Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới (mẫu 1)

Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784)

Lê Quý Đôn, người xã Duyên Hà huyện Duyên Hà (nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng ham học, thông minh và có trí nhớ siêu đẳng, cho nên người đương thời truyền tụng: Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn (nghĩa là: Thiên hạ có điều gì không biết thì cứ đến hỏi Bảng Đôn), bởi vì ông là Túi khôn của thời đại, là nhà bác học lớn của nước ta thời quân chủ. Với tài trí của mình, ông đã đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương), Hội nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hội) và Bảng nhãn (vì khoa thi này không lấy Trạng nguyên nên ông là người đứng đầu). Sử gia Phan Huy Chú từng đánh giá: “Năm lên 2 tuổi đã biết hai chữ 'chi, vô', thử hàng trăm lần cũng không sai. Năm lên năm tuổi ông học Kinh Thi, đọc được 10 dòng một lúc, chữ nào ngờ không bao giờ phải hỏi một lần nữa. Năm 12 tuổi ông học khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử, không sách nào là không thông suốt. Văn ông rộng rãi, tao nhã, sâu sắc, cầm bút là xong ngay. Năm 16 tuổi, thi một lần đỗ Giải nguyên. Năm 29 tuổi, đỗ Nhất giáp tiến sĩ, tên đứng thứ 2 khoa Nhâm Thân năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752); từ thi Hương đến thi Đình đều đỗ thứ nhất. Vì đỗ cao ra làm quan nên nổi tiếng trong triều ngoài nội” (178).

Sau khi thi đỗ, ông được bổ dụng và giữ nhiều chức nhiệm ở trong triều ngoài trấn, như Hàn lâm viện Thừa chỉ, Bí thư các Học sĩ, Quốc sử quán Toản tu, Quốc Tử Giám Tư nghiệp, Công bộ Thượng thư... Đặc biệt, ông là người đi nhiều, nghe nhiều, biết nhiều và hiểu nhiều, cho nên các tác phẩm để lại của ông rất có giá trị tham khảo cao về lịch sử, văn hóa, cụ thể như Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục..., xứng đáng là người có “tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời” (179).

Người cha của ông là Lê Trọng Thứ (1693-1783, đỗ Tiến sĩ năm Quý Mão - 1723) cũng nổi tiếng là thần đồng của xứ Sơn Nam khi đó.

Thuyết tương đối rộng của Einstein, 100 năm sau chưa cũ

Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới (mẫu 2)

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. (Ảnh minh họa: Wordpress)

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới

Tìm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới (mẫu 3)

Thần đồng âm nhạc Mô-da

Một buổi sáng trước khi đi làm, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da đến và trao cho cậu một bản nhạc. Ông muốn con trai mang bản nhạc tới nhà ông chủ rạp hát, đó là món quà của ông Lê-ô-pôn tặng con gái ông chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật cô bé.

Mô-da hiếm khi được ra khỏi nhà một mình, mọi cảnh vật trên đường đều rất mới lạ với cậu bé. Trên đường tới nhà ông chủ rạp hát phải qua dòng kênh nhỏ, Mô-da dừng lại trên thành cầu và ngắm nhìn không chán mắt cảnh những chiếc thuyền trôi dưới dòng kênh. Bỗng làn gió mạnh thổi tới, bản nhạc rời khỏi tay Mô-da và bay nhanh xuống dòng kênh.

Mô-da buồn bã quay về nhà, cậu chưa biết sẽ nói gì với cha về chuyện vừa xảy ra. Ông Lê-ô-pôn đi làm chưa về. Mô-da ngồi vào đàn và chơi những khúc nhạc ngắn, trong đầu cậu chợt lóe lên một suy nghĩ. Mô-da liền sáng tác một bản nhạc và mang nó đến nhà ông chủ rạp hát, thay cho bản nhạc đã rơi xuống dòng nước.

Hôm sau, ông Lê-ô-pôn tới chơi nhà ông chủ rạp. Trước khách mời, ông này tươi cười nói với ông Lê-ô-pôn:

- Bản nhạc của bác hay tuyệt. Bác có muốn nghe lại không?

Lê-ô-pôn nhã nhặn cảm ơn. Con gái ông chủ rạp đàn những nốt nhạc đầu tiên. Ông Lê-ô-pôn thoáng giật mình vì thấy đó không phải là khúc nhạc của mình. Ông tiến lại gần cây đàn và nhìn vào bản nhạc. Quả thật như vậy, đó không phải là bản nhạc của ông sáng tác, ông nhận ra những nốt nhạc được viết bởi cậu con trai mình.

Bản nhạc kết thúc, những tiếng vỗ tay vang lên. Ông chủ rạp hồ hởi nói:

- Đó là một khúc nhạc thật trong sáng và đáng yêu. Tôi và con gái rất hài lòng khi nhận được món quà này của bác.

Khi về tới nhà, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da tới và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Cậu bé kể lại câu chuyện về bản nhạc rơi xuống dòng nước. Ông Lê-ô-pôn không mắng cậu bé, ông chỉ xoa đầu con trai và nói:

- Con đã viết được khúc nhạc thật hay, cha tự hào vì điều đó. Cha tin sau này con sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.

Lời tiên đoán của ông Lê-ô-pôn đã sớm trở thành sự thật. Ít năm sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới.

Câu chuyện trên xảy ra khi Mô-da mới 6 tuổi.

1 164 lượt xem