Mở đầu trang 6 Vật lí 12: Các chất có thể ở thể rắn như thanh sắt, thể lỏng như cồn, thể khí như hơi nước,... Các chất cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Thanh sắt có thể nóng chảy, cồn có thể chuyển thành hơi, hơi nước có thể ngưng tụ thành nước,... Vậy các chất rắn, chất lỏng, chất khí có cấu tạo như thế nào mà lại chuyển được từ thể này sang thể khác?
Hình 1.1. Ba thể của nước: a) nước đá (thể rắn), b) nước (thể lỏng) và c) hơi nước (thể khí)
Giải Vật Lí 12 (Cánh Diều) Bài 1: Sự chuyển thể của các chất
Bài 4 trang 38 Hóa học 12: Ephedrine được sử dụng với hàm lượng nhất định trong các loại thuốc điều trị cảm và dị ứng. Ephedrine có mùi tanh và dễ bị oxi hoá trong không khí, do đó người ta thường hạn chế sử dụng trực tiếp. Ephedrine hydrochloride khó bị oxi hoá, không mùi và vẫn giữ được hoạt tính của hợp chất. Ephedrine hydrochloride được điều chế từ phản ứng của ephedrine với hydrochloric acid. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Amine
Vận dụng trang 37 Hóa học 12: Khói thuốc lá và thuốc lá điện tử chứa các thành phần nicotine, carbon monoxide, benzene, formaldehyde, acetaldehyde, hydrogen cyanide,... là những chất tác động trực tiếp lên não, thần kinh, tim mạch, hệ hô hấp và nguy cơ dẫn đến ung thư. Một số bạn trẻ cho rằng hút thuốc là 'sành điệu' thuốc lá điện tử không gây hại,... Hãy nêu quan điểm của em.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Amine
Mở đầu trang 30 Hóa học 12: Histamine là một amine tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể người và nhiều loại động vật. Histamine tồn tại một trong hai dạng, dạng dự trữ ở khắp các mô trong cơ thể hoặc dạng tự do. Một trong những tác động của histamine là gây viêm, dị ứng. Khi cơ thể gặp tình huống gây kích thích (dị ứng thời tiết, thực phẩm, hoá chất,...), histamine chuyển thành dạng tự do, gây ra các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Amine là gì? Amine có những tính chất và ứng dụng nào trong thực tiễn?
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Amine
Bài 3 trang 29 Hóa học 12: Giải thích các hiện tượng sau:
a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.
b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.
c) Dung dịch sulfuric acid đặc làm sợi bông hoặc giấy bị hoá đen.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tinh bột và cellulose
Câu hỏi 3 trang 26 Hóa học 12: So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử amylose và cellulose.
Phương pháp giải:
- Amylose: tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose, nối với nhau qua liên kết a-l,4-glycoside hình thành chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.
- Phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị b-glucose, nối với nhau qua liên kết b-l,4-glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tinh bột và cellulose
Vận dụng trang 25 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu và cho biết tinh bột trong gạo tẻ hay gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn?
Phương pháp giải:
Trong mỗi hạt tinh bột, amylopectin là vỏ bọc nhân amylose. Amylose tan được trong nước còn amylopectin hầu như không tan, trong nước nóng amylopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amylopectin chiếm 80%, amylose chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amylopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tinh bột và cellulose
Câu hỏi 2 trang 25 Hóa học 12: Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh?
Phương pháp giải:
Tinh bột là polysaccharide, gồm amylose và amylopectin. Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n.
Amylopectin: tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose, nối với nhau qua liên kết a-l,4-glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Do có thêm liên kết a-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tinh bột và cellulose
Mở đầu trang 24 Hóa học 12: Tinh bột là loại lương thực được con người sử dụng làm thức ăn cơ bản nhưng các loại động vật ăn cỏ như trâu, bò,... lại sử dụng thức ăn cơ bản là cellulose.
Tinh bột và cellulose có cấu trúc phân tử, tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào?
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tinh bột và cellulose