TOP 10 mẫu Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 82 lượt xem


Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Một chuyện đùa nho nhỏ (Sê-khốp)

Dàn ý Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

* Nhân vật 'tôi'

- Tình cảm thật của nhân vật 'tôi' với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời 'tôi' nói trong tiếng gió. 'Tôi' vẫn có thể quan sát được cảnh vật chung quanh, còn lời nói thì chỉ mơ hồ trong tiếng gió thổi.

- Từ lần trượt tuyết đầu tiên, sau khi tỏ ý muốn đùa với Na-đi-a, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật 'tôi' cho thấy anh không có sự cảm thông với Na-đi-a nữa:

+ Lần thứ hai, 'tôi' thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run rẩy, nhưng anh không cố ôm chặt nàng như lần đầu nữa.

+ Các lần sau, 'tôi' không còn quan sát gương mặt hoảng sợ của Na-đi-a, mà luôn chú ý vào tiếng gió và quá trình leo dốc nhằm nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật 'tôi' đã đánh mất sự cảm thông vì một vài câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi gặp nhau, nhân vật 'tôi' đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

* Nhân vật 'Na – đi - a'

- Na-đi-a luôn muốn đứng một mình, để xem liệu nàng có nghe thấy những lời nói kia không, để được thưởng thức những điều ấy dù cho cái giá của nó là một hành động khiến nàng vô cùng đau đớn.

- Với Na-đi-a, đó là một câu nói mà bất cứ người con gái nào cũng mong muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó cũng là câu nàng được lắng nghe trong khoảnh khắc đau đớn nhất, khi nghĩ rằng 'chỉ một giây lát nữa thôi có thể chúng tôi sẽ chết!'.

3. Kết bài: Cảm nhận về câu truyện.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 1)

Văn học luôn là những thước phim đặc sắc phản ánh đời sống, và cũng là bức tranh tưởng tượng dựa trên sức sáng tạo của con người. Người tác giả viết nên những án văn sẽ trở thành một nhà nghệ thuật vĩ đại. Nhắc đến đó, trong văn học Nga người ta nghĩ ngay đến Sê Khốp, một thầy thuốc chữa bệnh cho con người dựa vào văn học. Đó là những căn bệnh tinh thần đáng sợ, được chữa lành và cứu rỗi. Một chuyện đùa nho nhỏ là một truyện ngắn có đề tài về tình yêu, được viết vào năm 1886.

Ngay trong những dòng đầu tiên, ta đã thấy được khung cảnh của nước Nga hùng vĩ và xinh đẹp. Một buổi sáng trong sáng nhưng lại giá lạnh, dưới bầu trời ấy là đất nước ngập tràn tuyết trắng. Bức tranh xinh đẹp đó cũng là khỏi đầu của một câu chuyện tình yêu xinh đẹp. Giọng văn hàm súc của ông đã tạo nên một cô gái Nga như bông tuyết trắng trên nền trời. Sự xinh đẹp ấy có thể khiến người đọc choáng váng. Những chi tiết từ mái tóc, lông tơ trên môi cũng được tác giả miêu tả kỹ nhắm thể hiện sự mong manh của người con gái. Sự việc bắt đầu từ khi anh hàng xóm đến rủ cô nàng đi trượt tuyết và được cô nàng đồng ý.

Trong quá trình ấy, có thể thấy được Nadia là một người nhút nhát, rụt rè. Cô lấy hết dũng khí nhận lời chàng trai, cũng vượt qua nỗi sợ để cùng nhân vật tôi trượt xuống bên dưới. Vào giây phút căng thẳng đó, chàng trai bên tai cô nói lời yêu. Đến khi xuống tới chân dốc, cô vừa kinh ngạc, vừa nghi ngờ về lời tỏ tình của chàng trai. Có thể thấy cô là một cô gái dịu dàng, không vồ vập hay cáu kỉnh. Tuy nhiên, những chi tiết “không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” như đang nói lên điều gì đó. Phải chăng thực ra cô gãi cũng đã đem lòng cảm mến nhân vật “tôi”? Như để khẳng định lại, cô đề nghị cùng chàng trai trượt tiếp lần nữa. Vẫn vào khoảnh khắc ấy, chàng trai lại nói tiếp câu đó. Giữa lúc Nadia đang chìm đắm, nhân vật “tôi” mới chỉ ra rằng đó chỉ là một trò đùa cợt.

Tuy rằng sợ hãi, nhưng Nadia như đắm chìm trong những lời tỏ tình giả dối lúc trượt tuyết ấy. Vậy nên nàng dường như không thể không chơi trượt tuyết, tuy vẫn còn khiếp đảm với quá trình trượt xuống. Tuy đó là một hành động mạo hiểm, nhưng Nadia biết, chỉ có những lúc ấy cô nàng mới nghe được lời tỏ tình tưởng chừng như chân thật ấy. Vậy là chỉ vì một câu nói, một trò đùa nhỏ của người khác đã khiến người con gái đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt. Những khi nàng leo lên bậc thang để trượt xuống, nhân vật “tôi” lúc này chỉ đứng dưới và thờ ơ nhìn. Khi trượt xuống, nhân vật tôi nhận ra rằng có lẽ tình cảm của mình đối với cô gái dũng cảm kia đã tiến lên một bước. Có lẽ nào, tình cảm nhân vật “tôi” trở thành tình yêu, cảm mến, là một phép thử cho tình cảm cả hai người. Chi tiết ấy chính là một chướng ngại vật trên con đường của cả hai, và dường như họ đã vượt được qua nó. Và cuối cùng, một phần nhân vật “tôi” tạo nên phép thử ấy bởi khi bắt đầu, tôi không mất mát gì sau trò chơi.

Đông qua, xuân tới xóa đi những ngày lạnh giá mùa đông. Hai người lại gặp nhau trong khung cảnh mùa thu nên thơ tại nước Nga xinh đẹp. Trước ngày đi, hai người mới thực sự mở lòng ra với nhau, mới có câu “tôi yêu em” thực sự. Sau một trò đùa nhỏ, hai con người lại gần sát lại nhau đến thế! Sự rụt rè, ngại ngùng của người con gái và sự tinh tế, hướng nội của người con trai đã tạo nên cho chúng ta một tình huống truyện độc đáo. Tuy nhiên kết cục của câu truyện, nhân vật “tôi” lại không có được Nadia. Cô nàng đã đến với một người khác, tìm được hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ, đây chính là một kết thúc tốt cho cả hai người. Kết cục ấy cũng khiến cho người đọc có thêm một khoảng trống để suy nghĩ và có thể viết tiếp câu chuyện.

Đọc văn của Sê khốp, những nhân vật dưới ngòi bút của ông như đang sống. Họ như đang có thực, đang sống và nhận được hạnh phúc ở một nơi nào đó trên thế giới này. Câu chuyện trên cũng thế, tình yêu của hai người tuy đều thầm lặng nhưng lại làm cho người đọc sự rung động. Có lẽ ở một kết cục nào đó, hai người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 2)

Văn chương xưa nay luôn là tấm gương lớn phản ánh hiện thực trong tính khuynh hướng tư tưởng và tình cảm. Văn chương là “con đẻ” của đời sống không trải qua “vạn kiếp” biến thiên văn chương trở về nơi mà nó được với danh phận là một “người mẹ” đã trải qua tất cả những gì trên đời, ôm trong lòng hết thảy những hỉ-nộ-ái-ố của thế gian để giáo dục chính đứa con đời sống của mình. Như M.L.Kalinine đã từng phát biểu: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”. Trong cuộc hành trình trở về ấy có lẽ người nghệ sĩ chính là người đã dắt văn chương đi những bước đi đầu tiên. Thật vậy, trong những năm tháng hành nghề y của mình nhà văn vĩ đại của nước Nga-Sê Khốp đã chữa lành bệnh cho biết bao người cả về thể xác lẫn tinh thần, với tinh thần nhân đạo cao cả những tác phẩm văn học của ông thực sự đã trở thành một “người mẹ” cứu rỗi biết bao tâm hồn.

Nhắc đến Sê Khốp người ta sẽ nghĩ ngay đến hàng hàng tá những nhận định, những quan niệm về văn học của ông, nhưng để nói ra những lời ấy ông đã đánh đổi bằng một cuộc sống với tuổi thơ tù đọng, nhàm tẻ, lẻng xẻng những xu, hào, rền rĩ những lời chì chiết, đay nghiến và đòn roi. Sinh ra trong một gia đình thương nhân cấp thấp; cùng với cuộc sống cực khổ, Sê Khốp cứ thế trưởng thành, lơn lên nhưng tâm hồn không hề bị cằn cỗi, đui chột mà ngược lại càng mềm mại, dịu dàng, trong sáng. Đến với văn chương là để giúp đỡ gia đình, khi ông được học bổng, và rời thành phố quê hương tới Moscow làm sinh viên Đại học Y khoa, nhưng bằng văn tài kiệt xuất của mình ông đã trở thành đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỷ XIX.

Có thể nói Sê Khốp là bậc thầy của thể loại truyện ngắn, một thể loại tưởng chừng như đơn giản nhưng đã làm nản lòng không ít nhà văn. Không chỉ thế, điều đặc biệt và cũng là sự độc đáo, riêng biệt ở hầu hết các truyện ngắn của ông chính là không có cốt truyện nhưng sức chứa tinh thần mà ông đem lại cho người đọc lại rất lớn. Có thể ví các truyện ngắn của ông như những “lát cắt tươi rói” trong cuộc sống hoặc nói một cách khác, ông đã bê những “mảng sống” ngoài xã hội vào trong truyện của mình. Nói về Sê Khốp, Bậc thầy ngôn từ Việt Nam-Nguyễn Tuân từng bộc bạch: ” Sêkhốp là con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa, Sêkhốp là cánh diều sáo vĩ đại, trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn. Sê Khốp là bậc thầy của tiếng Nga, tên tuổi ông sáng chói trong lâu đài của Chủ nghĩa nhân đạo.”

Bước vào gia tài truyện ngắn của nhà văn ta thấy thật “giàu sang”, “phong phú” với hơn năm trăm truyện ngắn với những cảm hứng khác nhau. Ta có thể kể đến “Những kẻ ảm đạm”, “Người trong bao”… nhưng những tác phẩm ấy man mác cái điệu buồn buồn. Khác với số còn lại, “Một Chuyện đùa nho nhỏ” là một trong những câu chuyện nói về tình yêu, về sự trong sáng đầy chất lãng mạn của cuộc sống được Sê Khốp viết vào năm 1886.

Đi vào trang văn của Sê Khốp ta như được ngắm nhìn khung cảnh của nước Nga xinh đẹp. Đó là “Một buổi trưa mùa đông trong sáng… Trời giá lạnh”, dưới bầu trời trong xanh xen xen vào vài tia nắng cùng lớp tuyết trắng phủ đầy mặt đất, đây đích thực là cảnh đẹp của nước Nga. Trong một câu miêu tả nhà văn đã vẽ ra một bức tranh xinh đẹp đồng thời cũng vẽ ra khởi đầu của câu chuyện. Ngay mở đầu câu chuyện Sê Khốp đã khiến người ta nhận ra ngay giọng văn của ông đó là giọng văn hàm súc và cô đọng. Cô gái tên Nadia xuất hiện trong giọng văn “kiệm lời” ấy xinh xắn trong đám bụi tuyết đổ xuống từ bầu trời: “những hạt bụi tuyết nhỏ trắng xoá bám lên mấy món tóc xoắn vòng rủ hai bên thái dương nàng, lên hàng lông tơ mịn phía trên môi.” Vào một ngày mùa đông, một anh chàng hàng xóm đã rủ Nadia đi trượt tuyết, vốn là một cô gái dịu hiền và có phần hơi nhút nhát, Nadia sợ hãi nhưng chàng trai cứ năn nỉ, động viên mãi và cô đành chiều theo.

Bằng tất cả sự dũng cảm của mình, Nadia và nhân vật “tôi” đã trượt xuống. Chiếc xe bay vèo như phát đạn, gió quất vào như muốn ngắt đầu khỏi vai. Đúng vào giây phút sợ hãi nhất, chàng trai thầm thì vào tai nàng: “Nadia, tôi yêu em!” Xuống tới chân dốc, mặt nàng tái nhợt, thở thoi thóp vì chuyến mạo hiểm kinh hoàng, nhưng lúc hoàn hồn thì nàng trở nên băn khoăn về lời tỏ tình. Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy. Hơn ai hết, có lẽ chính nàng đã đem lòng yêu nhân vật ‘tôi” nên nàng mong muốn và hi vọng không phải mình nghe nhầm. Cố vượt qua nỗi sợ hãi, nàng đề nghị chàng trai trượt lần nữa. Vẫn tái mét, nàng lẩy bẩy bước lên xe trượt cùng chàng lao xuống, và giữa lúc gió quất, giữa lúc kinh hoàng nhất chàng lại nói: “Nadia, tôi yêu em!”. Nadia vẫn đắm chìm trong lời nói ấy, nó giống như một liều thuốc giúp nàng bình tĩnh lại trong lúc hoảng loạn nhất, cho nàng cái cảm giác an toàn và ấm áp. Nàng cứ đắm chìm trong bốn tiếng: “Nadia, tôi yêu em!” ấy mà không phát giác được rằng đó chỉ là trò đùa cợt: “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”. Câu văn như phơi bày tất cả rằng đây chỉ là một trò đùa của nhân vật “tôi”.

Câu nói đùa của chàng trai cứ thế tiếp tục những ngày sau đó, cô gái không còn sự bình yên nữa. Nàng không thể sống thiếu các cuộc trượt tuyết. Thực ra nàng vẫn khiếp hãi như trước, nhưng nàng đã nhiễm phải câu tỏ tình và mong khám phá điều bí ẩn đối với nàng: ai đã nói lời yêu nàng: chàng trai hay trận gió. Và có lần, quyết tìm ra bằng được, nàng mạo hiểm trượt một mình. Nhưng nàng có nghe được lời tỏ tình không, có lẽ chính nàng cũng chẳng rõ, vì nỗi sợ hãi khi trượt tuyết một mình đã làm nàng mất khả năng nhận biết mọi âm thanh. Người ta thường nói “Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”, chỉ vì câu nói thì thầm ấy mà nàng làm đảo lộn hết những gì nàng vẫn hay thể hiện hằng ngày. Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi. Nhưng không! Thật điên rồ, hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không. Một lần nữa Nadia đã thực sự bị chìm vào trong mộng tưởng khi đã không nhận ra đó là một trò đùa. Đỉnh điểm là Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi của nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Đến lúc này có lẽ nhân vật “tôi” nhận ra rằng bản thân đã không còn khả năng đồng cảm với Nadia nữa. Tình cảm mà “tôi” dành cho Nadia phải chăng đã xuất phát từ tình cảm thầm mến, yêu quý. Câu nói “Nadia, tôi yêu em!” có thể là một phép thử dành cho Nadia? Cho dù là thế nào đi chăng nữa, cuối cùng tất cả nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu. Lời nói “Tôi yêu em!” ấy thật khác với lời yêu chân thành và cao thượng của Puskin:

“Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”

(Tôi yêu em)

Rồi mùa xuân đã đến với nước Nga, đập tan đi những khối băng tuyết đã bao phủ suốt những ngày đông, trò chơi trượt tuyết chấm dứt dường như lời đùa ấy cũng dần phải kết thúc. Nadia sầu, khổ não vì vắng những lời tỏ tình. Nhân vật “tôi” chuẩn bị lên thủ đô. Trước ngày ra đi, chàng đứng nép bên hàng rào nghé nhìn trộm sang nhà nàng, thấy nàng bước ra hiên, buồn bã. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, nó là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Tưởng chừng như đã rất gần nhau nhưng lại không thể nào tiến thêm một bước nữa. Những cơn gió xuân thổi tới, nàng rướn lên như cầu khẩn, và chàng rình chờ lúc một cơn gió thoảng qua khẽ nói: “Nadia, tôi yêu em!” Nàng reo lên, bừng sáng, giang hai tay đón cơn gió. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

Những lời yêu có phần nông nổi nhưng lại rụt rè và khó nói, đó là những lời thì thầm của tuổi non trẻ. Nhân vật “tôi” là một người trí thức, một người tinh tế, nhưng lại thiếu tự tin, đã không dám thổ lộ trực tiếp với nàng, mà phải mượn lời của gió, mà phải thì thầm từ xa. Thậm chí khi đã trưởng thành hơn, nhớ lại và kể lại, chàng cũng không dám thú nhận tình yêu của mình dành cho nàng, không dám thú nhận cả sự nuối tiếc của mình vì cô gái ấy đã đi lấy người khác, có con với người khác…“Người hàng xóm” của Nguyễn Bính cũng ngại ngùng như thế, chẳng mãnh liệt như thi sĩ Xuân Diệu từng viết:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng)

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình Sê Khốp vẫn luôn là một nhà nhân đạo sâu sắc, đúng như cái cách mà ông đã nhận định: “Một người nghệ sĩ chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Nhà văn sau cùng để cho Nadia được hạnh phúc nhưng không phải với nhân vật “tôi”. Có lẽ đây là cái kết tốt nhất cho tình yêu “trò đùa này” cho dù ta có để cây bút đi theo Sê Khốp mãi mãi đây ắt vẫn là cái kết cuối cùng. A.I.Bogdanovich nhận ra âm hưởng trữ tình của tác phẩm như trong một bài thơ, và nhận xét về cái kết của truyện: “…trong đoạn kết dù sao vẫn xuất hiện cảm xúc buồn, như cuộc sống nói chung vẫn buồn như thế, nếu như trong cả cuộc đời, ký ức xúc động nhất và tuyệt vời nhất được lưu giữ lại chỉ là cái trò vớ vẩn của những ngày trẻ tuổi” . Và cứ thế “Một chuyện đùa nho nhỏ”sẽ chỉ là câu chuyện tình yêu của một chàng trai dành cho một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và thật dễ thương.

Câu chuyện kết thúc với dấu ba chấm gợi ra cho ta đầy suy ngẫm. Đọc câu chuyện người ta sẽ nghĩ Nadia là điển hình cho sự cả tin, ngây ngô của “những người khờ dại chỉ biết yêu bằng tai”. Thế nhưng nếu không có ngày hôm ấy, có lẽ cả đời Nadia sẽ không hiểu được thế nào là yêu, và sẽ mãi sống như một cái bóng không biết đam mê, Xuân Diệu từng trải lòng:

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?”

Tưởng chừng như lòng nàng đã lụi đi một phần, nhưng chính góc lụi tàn ấy là nơi mà tình yêu bắt đầu nảy nở trong con người Nadia. M.Gorki đã nhận xét rất có lý rằng: Đọc Sêkhôp, chúng ta thấy “phảng phất đâu đây nụ cười buồn buồn của một tâm hồn biết yêu thương”, “tiếng thở dài khẽ mà sâu của một trái tim trong sạch”.

Đọc văn Sê khốp ta mới thấy tâm hồn mình được mở mang, đón nhận những điều giản dị nhưng thâm thuý. Khi những trang văn đóng lại đó mới là lúc văn học “sống”. Ta nâng mình lên đến gần với nhà văn và cùng viết cho tác phẩm một đường sống mới, ta tiếp nhận văn học bằng thứ tình cảm chân thành. Ta sẽ chẳng biết được trong suốt quá trình ấy văn học đã khơi lên trong ta những suy tư, những cảm xúc mới, có khi chưa hề nếm trải, có khi lại thấy quá quen. Nhưng tất cả đã đủ thấy quyền năng vô hạn của văn chương đối với đời sống, đó là giáo dục con người ta nhận thức.

Một lần nữa ta khẳng định được rằng tác phẩm của Sê khốp giống như viên kim cương đa diện lóng lánh, nếu từ một điểm nhìn, ta thấy nó ánh lên màu này, nhưng chỉ chết đi một chút thôi đã thấy chuyển sang màu khác. Và hơn thế văn chương Sê khốp đã khơi lên những lòng trắc ẩn, giáo dục con người.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 3)

Văn học luôn là những thước phim đặc sắc phản ánh đời sống, và cũng là bức tranh tưởng tượng dựa trên sức sáng tạo của con người. Người tác giả viết nên những án văn sẽ trở thành một nhà nghệ thuật vĩ đại. Nhắc đến đó, trong văn học Nga người ta nghĩ ngay đến Sê-khốp, một thầy thuốc chữa bệnh cho con người dựa vào văn học. Đó là những căn bệnh tinh thần đáng sợ, được chữa lành và cứu rỗi. Một chuyện đùa nho nhỏ là một truyện ngắn có đề tài về tình yêu, được viết vào năm 1886.

Ngay trong những dòng đầu tiên, ta đã thấy được khung cảnh của nước Nga hùng vĩ và xinh đẹp. Một buổi sáng trong sáng nhưng lại giá lạnh, dưới bầu trời ấy là đất nước ngập tràn tuyết trắng. Bức tranh xinh đẹp đó cũng là khỏi đầu của một câu chuyện tình yêu xinh đẹp. Giọng văn hàm súc của ông đã tạo nên một cô gái Nga như bông tuyết trắng trên nền trời. Sự xinh đẹp ấy có thể khiến người đọc choáng váng. Những chi tiết từ mái tóc, lông tơ trên môi cũng được tác giả miêu tả kỹ nhắm thể hiện sự mong manh của người con gái. Sự việc bắt đầu từ khi anh hàng xóm đến rủ cô nàng đi trượt tuyết và được cô nàng đồng ý.

Trong quá trình ấy, có thể thấy được Nadia là một người nhút nhát, rụt rè. Cô lấy hết dũng khí nhận lời chàng trai, cũng vượt qua nỗi sợ để cùng nhân vật tôi trượt xuống bên dưới. Vào giây phút căng thẳng đó, chàng trai bên tai cô nói lời yêu. Đến khi xuống tới chân dốc, cô vừa kinh ngạc, vừa nghi ngờ về lời tỏ tình của chàng trai. Có thể thấy cô là một cô gái dịu dàng, không vồ vập hay cáu kỉnh. Tuy nhiên, những chi tiết “không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” như đang nói lên điều gì đó. Phải chăng thực ra cô gãi cũng đã đem lòng cảm mến nhân vật “tôi”? Như để khẳng định lại, cô đề nghị cùng chàng trai trượt tiếp lần nữa. Vẫn vào khoảnh khắc ấy, chàng trai lại nói tiếp câu đó. Giữa lúc Nadia đang chìm đắm, nhân vật “tôi” mới chỉ ra rằng đó chỉ là một trò đùa cợt.

Tuy rằng sợ hãi, nhưng Nadia như đắm chìm trong những lời tỏ tình giả dối lúc trượt tuyết ấy. Vậy nên nàng dường như không thể không chơi trượt tuyết, tuy vẫn còn khiếp đảm với quá trình trượt xuống. Tuy đó là một hành động mạo hiểm, nhưng Nadia biết, chỉ có những lúc ấy cô nàng mới nghe được lời tỏ tình tưởng chừng như chân thật ấy. Vậy là chỉ vì một câu nói, một trò đùa nhỏ của người khác đã khiến người con gái đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt. Những khi nàng leo lên bậc thang để trượt xuống, nhân vật “tôi” lúc này chỉ đứng dưới và thờ ơ nhìn. Khi trượt xuống, nhân vật tôi nhận ra rằng có lẽ tình cảm của mình đối với cô gái dũng cảm kia đã tiến lên một bước. Có lẽ nào, tình cảm nhân vật “tôi” trở thành tình yêu, cảm mến, là một phép thử cho tình cảm cả hai người. Chi tiết ấy chính là một chướng ngại vật trên con đường của cả hai, và dường như họ đã vượt được qua nó. Và cuối cùng, một phần nhân vật “tôi” tạo nên phép thử ấy bởi khi bắt đầu, tôi không mất mát gì sau trò chơi.

Đông qua, xuân tới xóa đi những ngày lạnh giá mùa đông. Hai người lại gặp nhau trong khung cảnh mùa thu nên thơ tại nước Nga xinh đẹp. Trước ngày đi, hai người mới thực sự mở lòng ra với nhau, mới có câu “tôi yêu em” thực sự. Sau một trò đùa nhỏ, hai con người lại gần sát lại nhau đến thế! Sự rụt rè, ngại ngùng của người con gái và sự tinh tế, hướng nội của người con trai đã tạo nên cho chúng ta một tình huống truyện độc đáo. Tuy nhiên kết cục của câu truyện, nhân vật “tôi” lại không có được Nadia. Cô nàng đã đến với một người khác, tìm được hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ, đây chính là một kết thúc tốt cho cả hai người. Kết cục ấy cũng khiến cho người đọc có thêm một khoảng trống để suy nghĩ và có thể viết tiếp câu chuyện.

Đọc văn của Sê khốp, những nhân vật dưới ngòi bút của ông như đang sống. Họ như đang có thực, đang sống và nhận được hạnh phúc ở một nơi nào đó trên thế giới này. Câu chuyện trên cũng thế, tình yêu của hai người tuy đều thầm lặng nhưng lại làm cho người đọc sự rung động. Có lẽ ở một kết cục nào đó, hai người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 4)

Sê-khốp là nhà văn “đạo đức nhất trong số các nhà văn cổ điển Nga”. Với 24 năm lao động nghệ thuật cần mẫn, Sê-khốp đã để lại di sản văn học phong phú, độc đáo, lột tả sâu sắc cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nga. Sáng tác của ông đã vươn tới những giá trị nhân đạo cao cả và trở thành di sản quý báu của văn hóa nhân loại. Ông là bậc thầy của truyện ngắn, là người nâng thể loại truyện ngắn tới mức hoàn thiện, mở lối khơi đường với cách viết độc đáo, sáng tạo. “Một chuyện đùa nho nhỏ” là một trong số tác phẩm tiêu biểu của Sê-khốp.

Truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ được in lần đầu trong tạp chí Dế mèn của Nga số 10 ngày 12/3/1886. Năm 1899 Sê-khốp chỉnh lí bổ sung một số câu chữ thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp. Bản in trên tạp chí năm 1886 có một kết thúc hài hước: sau đoạn gửi lời theo gió lần cuối, chàng trai “đi ra từ phía sau bụi rậm, không để Na-đi-a kịp bỏ tay xuống và há miệng vì ngạc nhiên, chạy tới bên cô...” và sau đó cưới cô làm vợ. Sê-khốp, trong bản chỉnh lí năm 1899, đã thay đổi kết truyện và tăng cường ý thức trăn trở về cuộc sống cho truyện ngắn này.

Câu chuyện Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện trong truyện ngắn này là nhân vật tham gia hành động chính - nhân vật “tôi”.

Tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Na-đi-a không phải là tình yêu. Nó chỉ là một lời nói “đùa” xuất hiện trong lần trượt tuyết của nhân vật tôi và Na-đi-a. Cụ thể là nhân vật “tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút…..Sau lần đầu tiên khi nảy sinh ý định đùa với Na-đi- a những hành động, cử chỉ của nhân vật tôi cho thấy anh không còn đồng cảm với cô nữa là: Lần thứ hai, nhân vật “tôi” đã bắt đầu tính toán “đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất tôi lại nói”, và sau đó thể hiện “giọng nói thờ ơ lãnh đạm”…. Rồi trước khi nhắc lại câu nói trong lần trượ thứ ba, anh cẩn thận “lấy chiếc khăn tay che đi miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếngVà cũng bắt đầu từ lần thứ nhất nhân vật tôi dường như đã mất đi sự đồng cảm với nhân vật Na-đi-a và những quan sát của anh về Na-đi-a cũng không còn xác đáng nữa. khi mà anh nghĩ là “Ai, gió hay là tôi đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy cũng không biết được. Nhưng với nàng giờ đây ai nói có lẽ cũng như nhau cả thôi”. Anh đã nhầm vì Na-đi-a vẫn quyết tâm đi tìm sự thật.

Chính khi đi một mình giữa đám đông nhân vật “tôi” mới thấy mình thật tầm thường. Đứng giữa đám đông anh ta không đủ dũng cảm đối diện với tình cảm của mình biến nó thành chuyện đùa, để hạnh phúc vốn rất gần lại vuột mất. Do không ý thức được hết sự hệ trọng của lời yêu thương biến tình yêu của Na-đi-a cũng là của mình thành “một chuyện đùa” nhân vật tôi đã bỏ lỡ cơ hội đón nhân hạnh phúc của mình. Có thể nói nhân vật tôi vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm một chuyên đùa nho nhỏ do mình sắp đặt. Và cũng chính nhân vật “tôi” là người mất mát sau tất cả mọi chuyện. Khi kể về tình trạng cuộc sống của nhân vật Na-đi-a nhân vật tôi có một chút bồi hồi và ăn năn vì không hiểu sao mình lại làm ra điều đó. Và cũng có thể “tôi” đang vô cùng hối tiếc vì mình đã đánh mất một tình yêu trong sáng…

Na-đi-a là một cô gái vô cùng nhát gan cô không đủ tự tin để ngồi lên chiếc xe trượt tuyết. Vì với cô “nếu liều mạng lao xuống cái vực sâu kia thì không biết ra sao! Nàng sẽ chất mất sẽ phát điên mất”… Khi cô đồng ý lên xe cùng nhân vật “tôi” thì “gương mặt nàng tái nhợt”“Gió” ở đây chính là tiếng lòng, khát vọng được yêu thương tiềm ẩn có lẽ đã vang lên trong lòng cô gái từ lâu. Trong khát vọng hạnh phúc, cô gái dường như vẫn nghe thấy những lời yêu thương ấy, song cô vẫn muốn đó không phải chỉ là “gió nói” mà phải là lời “anh ấy nói” như một sự thực khách quan để khẳng định hạnh phúc hiện hữu chứ không phải là ảo giác. Câu nói “Na-đi-a, Anh yêu em” có tác dụng rất lớn đối tâm trạng của cô nàng. Ban đầu, khi nghe tiếng nói đó cô đã vô cùng ngạc nhiên, khiến cô “băn khoăn cực điểm” vì không biết ai nói điều đó là anh hay tiếng gió? “Đó là câu hỏi của lòng tự trọng của danh dự của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên cuộc đời”. Với cô không chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nghe lời tỏ tình mà còn băn khoăn liệu lời yêu thương đó có tồn tại khách quan không hay chỉ là tiếng lòng của chính cô. Na-đi-a vô cùng băn khoăn “Không gió không thể nói được điều ấy! Mà mình không muốn tin rằng gió đã nói điều đó”. Bản thân cô khát vọng tình yêu thương, hạnh phúc cô khát khao lời nói đó là của anh.Và để kiểm chứng điều đó cô đã dũng cảm tự mình trải nghiệm thử leo lên trượt tuyết một mình. “Nàng bước ra khỏi xe trượt tuyết một mình một cách mệt nhọc gần như kiệt sức”. Có thể nói Na-đi- a vẫn không thoát khỏi sự sợ hãi thế nhưng cô vẫn nuôi hi vọng khát khao tìm sự thật. Khát khao tình yêu sự hạnh phúc của cô gái đã giúp cô vượt qua hết nỗi sợ hãi của bản thân.

Hình ảnh đối lập giữa Na-đi-a một mình đi giữa đám đông để trượt tuyết 1 mình với hình ảnh nhân vật “tôi” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Nếu nhân vật Na-đi-a dũng cảm tìm tình yêu thì nhân vật “tôi” lại trở nên vô cùng nhút nhát rụt rè khi không dám đối diện với tình cảm của mình. Để rồi chính bản thân anh đã làm vuột mất hạnh phúc tưởng chừng đã trong gang tấc của mình.

Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn xuất phát từ tình yêu thương, lòng đồng cảm, thấu hiểu giữa người với người. Trong cuộc sống, chúng ta phải thấu hiểu, yêu thương mọi người và sẵn sàng bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất.

Truyện ngắn sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật “tôi” kể lại và bộc lộ rõ nét những tính cách của bản thân. Đồng thời, nhà văn cũng xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, nổi bật. Các chi tiết trong tác phẩm đầy gợi mở, lôi cuốn thu hút người đọc, ngôn ngữ giản dị, gần gũi, tạo sức sống lâu bền cho tác phẩm.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 5)

Ngay từ khi còn là một sinh viên học ngành Y, An-tôn Sê-khốp bắt đầu sáng tác truyện ngắn và kịch. Với cách viết đặc biệt 'truyện không có chuyện', mở đầu thường dẫn thẳng vào khung cảnh câu chuyện, kết thúc thường mang đến cảm giác hụt hẫng 'như chưa có chuyện gì xảy ra cả', truyện ngắn của Sê-khốp đã để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả trên toàn thế giới. Trong đó, 'Một chuyện đùa nho nhỏ' được coi là tác phẩm tiêu biểu. Thông qua hồi ức của nhân vật 'tôi', tác giả khéo léo bày tỏ suy nghĩ về sự chân thành của lời yêu thương.

Câu chuyện xoay quanh những lần trượt tuyết giữa 'tôi' và cô gái có tên là Na-đi-a. Ở lần đầu tiên, trước khi chiếc xe dừng lại ở chân đồi, 'tôi' đã kịp thì thào nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Chính bởi câu nói ấy mà Na-đi-a loay hoay đi tìm sự thật. Cô bỏ qua nỗi sợ, tiếp tục rủ 'tôi' cùng trượt tuyết. Vào lúc này, 'tôi' không còn sự đồng cảm với Na-đi-a nữa. Anh ta canh chừng thời điểm gió gào rít to nhất rồi mới thì thầm nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Sau tất cả, Na-đi-a vẫn không thể tìm ra nguồn gốc của lời yêu thương. Kết thúc truyện, nhà văn phác họa nên khung cảnh chia li khi 'tôi' phải đi Pê-téc-bua cùng nỗi niềm trăn trở, suy tư mãi về sau. Có thể thấy, từ hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé ở quá khứ gắn liền với nhân vật 'tôi', Sê-khốp khéo léo đề cập đến sự chân thành trong cuộc sống, trong tình yêu. Đây cũng chính là chủ đề của tác phẩm.

Trước hết, nhân vật 'tôi' không được miêu tả cụ thể về tên tuổi, ngoại hình hay tính cách. Mở đầu câu chuyện, nhà văn trực tiếp dẫn người đọc tới khung cảnh thường xuất hiện trở đi trở lại trong tác phẩm - một ngọn đồi cao. Tại nơi đây, 'tôi' đã van nài Na-đi-a trượt tuyết cùng mình. Anh vừa đưa ra lời cam đoan 'Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu', vừa cố nài nỉ, đả kích tinh thần cô gái 'Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!'. Sau khi thuyết phục được Na-đi-a, 'tôi' đỡ cô vào xe rồi vòng tay qua giữ lấy cơ thể đối phương. Một hành động tưởng chừng như rất ga lăng. Ở lần trượt tuyết thứ nhất, khi chiếc xe lao vun vút trong gió mạnh, 'tôi' đã thì thào nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Lời yêu thương được cất lên bằng tiếng nói nhỏ nhẹ, tựa như gió thoảng qua tai. Bởi vậy, sau khi hết sợ hãi, Na-đi-a vô cùng hoài nghi và băn khoăn 'Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không?'. Song, đối diện với cái nhìn dò xét từ Na-đi-a, 'tôi' lại tỏ ra bình thản, đứng bên cạnh và nhìn chăm chú vào chiếc găng tay. Dường như 'tôi' đang trốn tránh lời yêu thương, trốn tránh Na-đi-a. Hay phải chăng, anh ta không đủ dũng khí để đối diện với tình cảm của mình? Không ai biết rõ nhưng chắc chắn một điều, sau lần trượt tuyết này, 'tôi' đã nảy ra ý định trêu đùa Na-đi-a. Đứng trước cặp mắt buồn râu nôn nóng bồn chồn, nhân vật 'tôi' không hề cảm thấy thương xót mà chỉ thầm nghĩ 'Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!'.

Tiếp đến, ở lần trượt tuyết thứ hai, 'tôi' vẫn đỡ Na-đi-a lên xe. Thấy mặt cô nàng tái nhợt, toàn thân run rẩy nhưng anh không đưa tay ra giữ như lần đầu. Rút kinh nghiệm trước đó, 'tôi' trông đợi 'lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào ghê gớm nhất' rồi mới khẽ khàng thốt lên 'Na-đi-a, anh yêu em'. Việc làm này tiếp tục diễn ra ở lần trượt tuyết thứ ba và những lần tiếp theo. Để tránh cái nhìn đăm đăm từ Na-đi-a, 'tôi' còn làm hành động dùng khăn tay che miệng, đằng hắng lên mấy tiếng. Thay vì quan tâm tới sự sợ hãi của người bạn đồng hành, 'tôi' chỉ chú tâm đến tiếng gió thổi và quãng đường trượt tuyết. Có vẻ như, anh ta coi việc đùa cợt là thứ gì đó vui sướng. Như vậy, khi biến lời yêu thương thành 'một chuyện đùa', 'tôi' đã dần mất đi khả năng đồng cảm với Na-đi-a. Đồng thời, tự đẩy mình ra xa cô gái. 'Tôi' nghĩ Na-đi-a sẽ từ bỏ việc truy tìm sự thật đằng sau câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Nhưng không, Na-đi-a vẫn quyết tâm đi tìm sự thật còn 'tôi' trở thành một người nhỏ bé trong đám đông.

Sau cùng, hành động đứng bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở ở cuối truyện đã cho ta thấy được tình cảnh éo le của 'tôi'. Anh không trực tiếp thổ lộ mà tiếp tục chờ làn gió xuân thổi qua rồi thì thào nói câu quen thuộc. Vào thời khắc xuân sang, cuối cùng, 'tôi' cũng tìm lại được sự giao cảm với khát khao hạnh phúc của Na-đi-a. Tiếc thay, anh không đủ dũng cảm để bày tỏ 'tiếng lòng' của mình. Để rồi, sau này, khi 'chuyện ấy đã qua lâu rồi', tôi vẫn trăn trở không hiểu tại sao bản thân lại nói những lời đó và đùa cợt như thế. Đồng thời, nuối tiếc về mọi chuyện. Có thể nói, 'tôi' đã không ý thức được tầm quan trọng, sự chân thành của lời yêu thương. Chính 'tôi' là người biến tình yêu của mình, của Na-đi-a thành 'một chuyện đùa nho nhỏ'. Kết cục, 'tôi' phải nhận lấy mất mát sau tất cả mọi chuyện. 'Tôi' vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân do chính câu chuyện mà bản thân sắp đặt và tạo nên.

Bên cạnh nhân vật 'tôi', nhà văn Sê-khốp còn hướng ngòi bút tới cô gái Na-đi-a. Trong tiếng Nga, tên của cô có nghĩa là niềm hi vọng. Cái tên đã góp phần thể hiện một phần con người Na-đi-a. Lần đầu nghe thấy câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em', cô vô cùng băn khoăn 'Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không?'. Cô nhìn 'tôi' bằng ánh mắt chăm chăm, cảm xúc dường như có chút rối loạn. Để truy tìm nguồn gốc của lời yêu thương, Na-đi-a đã vượt lên nỗi sợ, rủ 'tôi' cùng lao dốc. Cứ sau mỗi lần trượt tuyết, cô lại im lặng, nghĩ về điều bản thân nghe thấy. Gương mặt lúc nào cũng toát lên sự hoài nghi không biết ai đã nói câu 'Na-đi-a, anh yêu em'. Trong thâm tâm Na-đi-a hiện lên vô vàn câu hỏi 'Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được' và những phủ nhận 'Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà mình cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy'. Na-đi-a tỏ ra băn khoăn cực điểm về lời yêu thương. Cô hoài nghi nó có tồn tại hay không hay chỉ đơn thuần là tiếng lòng của chính cô mà thôi. Cô hi vọng câu nói kia là do 'anh ấy nói' chứ không phải 'gió nói', để từ đó khẳng định điều bản thân nghe thấy là sự thực. Ở lần trượt tuyết một mình, dù mặt mũi tái nhợt, cả người run rẩy nhưng Na-đi-a vẫn ngồi lên chiếc xe. Cô gạt bỏ nỗi sợ tận sâu bên trong để quyết tâm truy tìm sự thực 'thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không'. Và vào chính thời khắc này, Na-đi-a đã biến 'tôi' trở thành một kẻ tầm thường giữa đám đông. Có thể thấy, niềm khát khao hạnh phúc luôn dâng trào trong con người Na-đi-a.

Thông qua hai nhân vật 'tôi' và Na-đi-a, tác giả khéo léo gửi gắm thông điệp về sự chân thành của tình yêu thương. Việc biến câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em' thành 'câu chuyện đùa' đã khiến 'tôi' bỏ lỡ cơ hội đón nhận hạnh phúc và nhận về sự tiếc nuối, day dứt. Câu nói đùa cợt ấy cũng góp phần thúc đẩy Na-đi-a đi tìm nguồn cơn sự thật. Như vậy, hai nhân vật chính dường như đứng ở thế đối lập nhau: một người đùa giỡn với tình yêu còn một người khát khao, trân trọng tình yêu.

Bằng ngôn từ giản dị, lời văn trong sáng cùng lối kể chuyện độc đáo - lời người kể xen lẫn với độc thoại nội tâm, Sê-khốp đã mang đến một câu chuyện thật hay và hấp dẫn. Từ đây, nhà văn mong muốn chúng ta sẽ biết sống, yêu thương một cách chân tình, thành tâm hơn. Đừng để mọi chuyện trở thành niềm tiếc nuối, day dứt khắc sâu trong tâm trí.

Đọc nhan đề 'Một chuyện đùa nho nhỏ', ta tưởng như đây sẽ là một câu chuyện nhẹ nhàng song hoàn toàn ngược lại. Hành động của nhân vật 'tôi' đã nhắc nhở độc giả phải suy ngẫm, trăn trở nhiều hơn về cuộc sống, về những thứ bình dị quanh mình. Mong rằng, qua truyện ngắn này, mỗi người sẽ có cách ứng xử đúng mực và phù hợp.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 6)

An-tôn Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp, niềm Nam nước Nga. Năm 1884, tốt nghiệp Y khoa, Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va, Sê-khốp vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa. Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Trên văn đàn nước Nga thế kỉ XIX, Sê-khốp giữ vị trí riêng, một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. Trăm năm đi qua, người đọc vẫn thích thú với nhiều truyện ngắn đặc sắc của Sê-khốp: “Anh béo và anh gầy”, “Con kì nhông”, “Phòng số 6”, “Người trong bao”, “Chuyện đời vặt vãnh”...

Kì tài của người viết là với những cốt truyện rất giản dị, truyện ngắn Sê-khốp đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Với tài năng sáng tạo, “Sê-khốp đã đưa truyện ngắn lên vị trí xứng đáng, tạo điều kiện cho thể loại này phát triển”. Bởi thế, không quá khi khẳng định: “Trước Sê-khốp, chưa hề có Sê-khốp; sau Sê-khốp, có vô vàn Sê-khốp” (Diễn đạt của Quách Mạt Nhược khi nói về Lỗ Tấn).

Sức mạnh của lời yêu

Truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” của Sê-khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga, số 10, ngày 12/3/1886. Năm 1889, Sê-khốp chỉnh lí, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp. Sức hấp dẫn của truyện, có lẽ từ hồi ức về một chuyện rất đời thường, cơ hội lẽ ra thành một bước ngoặt hệ trọng của cuộc đời, thế nhưng dưới áp lực tâm lí lại biến thành một chuyện đùa, đọng lại những niềm trăn trở, nuối tiếc. Câu chuyện về kỉ niệm riêng của người viết lại có sự đồng cảm với không ít người trong cõi nhân sinh, cuộc đời nếu có thể giá như thì đã khác, chẳng bao giờ phải nuối tiếc, ngậm ngùi về những chuyện đã qua.

Truyện mở đầu với không gian, thời gian tình yêu: Ngọn đồi cao tuyết trắng, buổi trưa mùa Đông trong sáng, trời giá lạnh, rét cóng. Ta với ta giữa mênh mông trời đất, cái lạnh của ngoại cảnh dễ làm người với người xích lại gần nhau. Bấy giờ, chàng trai, nhân vật tôi rủ Na-đi-a, cô bạn gái cùng trượt tuyết xuống dưới chân đồi.

Lúc đầu, Na-đi-a sợ hết hồn, với nàng “liều mạng lao xuống cái vực sâu” là một thử thách cực đại, “nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất”. Kể cả, sau khi ưng thuận ngồi vào xe trượt, Na-đi-a vẫn run rẩy, gương mặt tái nhợt. Và rồi, kết thúc trò chơi mạo hiểm lần thứ nhất, cô gái kiên quyết “các vàng cũng không trượt lần nữa, thiếu chút nữa là chết mất”.

Thiên tài truyện ngắn An-tôn Sê-khốp.

Cái tài của người kể chuyện là đặt nhân vật vào hai ngưỡng đối lập: Cự tuyệt và đam mê. Người đọc cứ ngỡ, với Na-đi-a lần đầu trượt tuyết, cũng sẽ là lần cuối. Thế nhưng, lời yêu thương chân thành bộc phát của nhân vật tôi đã làm đổi thay tất cả. Lời yêu đó nhen lên trong lòng Na-đi-a khát vọng hạnh phúc. Cô nàng ngồi lên xe trượt gương mặt tái nhợt, hơi thở ngắt quãng vì sợ hãi “thích”, không phải để thử cảm giác “chiếc xe lao vun vút như một viên đạn”, mà để được lắng nghe giai điệu yêu thương: “Na-đi-a, anh yêu em!”.

Vậy đấy, lời yêu quả thật kì diệu, có khả năng xoay chuyển, biến không thành có, giúp người ta vượt qua sợ hãi, nhen lửa khát khao. Đó là khát vọng tình yêu ấp ủ, bồi hồi và nếu có thể sẽ bùng lên rực cháy trong ước ao hạnh phúc. Nhưng, với Na-đi-a, dẫu khao khát vẫn là sự đợi chờ, có thương cũng chẳng thể nói ra, đó là tế nhị của phái nữ. Đọc truyện, có lẽ người ta sẽ nghĩ mãi đến ánh nhìn “với vẻ dò xét” của Na-đi-a vào mắt nhân vật tôi sau lần đầu nghe lời dịu ngọt. Giá như, trong khoảnh khắc “nàng khoác tay tôi và chúng tôi cùng nhau dạo chơi hồi lâu bên đồi tuyết”, chàng trai xác nhận lời yêu thì mọi sự sẽ khác.

Chỉ tiếc, anh chàng không đủ dũng khí thú nhận tình yêu đích thực với lòng mình, biến nó thành một chuyện đùa, để hạnh phúc vốn rất gần vuột ra ngoài tầm tay với. Hệ quả, Na-đi-a say sưa với khát vọng yêu thương, quyết tâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật. Song, bí ẩn vẫn là điều bí ẩn. Gió không thể nói những lời ấy, lời yêu thương của nhân vật “tôi” thật sau thành đùa. Tâm hồn Na-đi-a đau khổ, dằn lòng, khát vọng chưa kịp bừng lên đã vụt tắt, lời yêu bay theo làn gió xa xôi. Dõi theo những lần trượt tuyết, người đọc mến yêu Na-đi-a, người con gái dũng cảm, chân thành; vượt qua nỗi sợ để kiếm tìm hạnh phúc.

Phần kết truyện, lời kể của nhân vật tôi về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a vẫn khiến người đọc có chút hoài nghi. “Bây giờ Na-đi-a đã có chồng, gia đình gả nàng cho một viên thư kí hội đồng giám hộ quý tộc hay nàng tự nguyện lấy - cũng thế cả thôi”. Hạnh phúc với Na-đi-a có khi nào trọn vẹn?

Đọc “Một chuyện đùa nho nhỏ”, tôi nghĩ đến sức mạnh của lời yêu. Sẽ là tuyệt, nếu sức mạnh đó đi cùng trách nhiệm. Trách nhiệm với lời nói, không gì hơn bằng hành động. Chỉ tiếc trong truyện, tình cảm của nhân vật tôi tuy thật nhưng chưa đủ lớn, hòa vào đám đông xa lạ, chàng trai không dám thú nhận tình cảm thật của mình vậy nên lời yêu thành một trò đùa nho nhỏ. Tất nhiên, kết cục không đến mức tổn thương ghê gớm, chuyện qua lâu rồi, Na-đi-a giờ đã có chồng con, cuộc sống riêng.

Chuyện đùa nho nhỏ ngày xưa trở thành kỉ niệm đẹp, chút kỉ niệm trượt tuyết với vị ngọt lời yêu trở thành kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong đời của Na-đi-a. Suy cho cùng, trong cuộc đời có chuyện đùa, không sao; nhiều chuyện đùa, đọng lại một sự băn khoăn, day dứt thậm chí mang đến sự tổn thương cho người khác. Bởi thế, giữa muôn kiếp nhân sinh, người ta bớt đùa, nên thật. Lời nói gió bay, song bia miệng vẫn còn. Lời yêu chân thành sẽ là chìa khóa để hạnh phúc sinh sôi.

Nghệ thuật truyện ngắn

Sức hấp dẫn của truyện kể được tạo nên bởi nhiều yếu tố: Nhân vật, sự kiện, tình huống, chiều sâu ý nghĩa... Có điều, tất cả sẽ hiển hiện từ điểm nhìn và lời người kể chuyện. Đọc “Một chuyện đùa nho nhỏ”, người ta dễ dàng nhận thấy, câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đồng thời là nhân vật “tôi”, một trong hai nhân vật chính của câu chuyện. Ở đây, nhân vật “tôi” kể lại kỉ niệm riêng tư thời trẻ của mình.

Bởi thế, câu chuyện được kể mang tính chân thực, khách quan, thế giới tâm hồn của nhân vật cũng được bộc lộ rõ nét. Nhân vật “tôi” cảm mến Na-đi-a, cảm xúc này thúc đẩy lời tỏ tình xuất hiện, thế nhưng phần e dè, phần vì tình cảm chưa đủ lớn, phần chưa ý thức được hết sự hệ trọng của lời yêu thương, chàng trai trẻ biến tình yêu của Na-đi-a và của bản thân thành “một chuyện đùa” và rồi bỏ lỡ cơ hội đón nhận hạnh phúc. Sự chuyển đổi điểm nhìn “lúc đó, bây giờ” của người kể kéo câu chuyện từ quá khứ về hiện tại. Chuyện xưa đã qua, nay còn đọng lại những tiếc nuối, băn khoăn, thật hóa đùa, kết lại nhân vật “tôi” vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của “một chuyện đùa nho nhỏ” do mình sắp đặt.

Truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” mang vẻ đẹp riêng của văn phong Sê-khốp “hàm súc, cô đọng”, với bốn trang sách, 2.034 chữ, người kể chuyện dẫn người đọc khám phá vẻ đẹp trưa mùa Đông nước Nga với đồi tuyết trắng, đặc biệt là kỉ niệm tình yêu của một chàng trai và cô gái. Ở đó, trái tim yêu cảm mến nhau, nhưng rồi sự ngăn cách của “hàng rào cao có đinh nhọn”, và cả muôn vàn lí do dẫn đến tất cả dừng lại “một chuyện đùa nho nhỏ” trong kỉ niệm một thời.

Đây là kiểu “truyện không có chuyện”, rất phổ biến trong nhiều truyện ngắn của Sê-khốp. Cốt truyện đơn giản, có thể tóm lược bằng vài ba sự kiện: Mấy lần trượt tuyết của nhân vật “tôi” và Na-đi-a trong quá khứ, khoảnh khắc chia tay bên hàng rào và những suy tư trăn trở nhiều năm sau của người kể chuyện khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Song, cái hay của tác phẩm cũng chính ở sự đơn giản đó của cốt truyện.

Men theo hồi ức của người kể, thế giới nội tâm nhân vật hiện lên sống động. Na-đi-a trong sáng, say đắm lời yêu, đau khổ, dằn lòng, hi vọng rồi thất vọng. Nhân vật “tôi” cảm mến, xúc động nói lời yêu, sau “lãnh đạm” biến tất cả thành “chuyện đùa nho nhỏ”... Câu chuyện hồi ức, mang màu sắc cá nhân lại có sự đồng điệu với không ít bạn đọc, ai đó cứ ngỡ, chuyện Sê-khốp cứ như chuyện của mình. Thú vị biết bao!

“Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người.” (Geogre Sand). Có điều, với mỗi người nghệ sĩ, thứ ánh sáng đó sẽ ở những mức độ khác nhau. Thích thú với câu chuyện về Na-đi-a, người đọc nhận thấy đó là ánh sáng của yêu thương đằm thắm. Giá trị của yêu thương sẽ nâng đỡ con người, vượt qua sợ hãi để được đắm say, khát khao, hi vọng. Song, yêu thương cũng dễ tổn thương, nếu đó là bông đùa và dối trá. Hơn tất cả, sự chân thành sẽ mang đến hạnh phúc vững bền. Vậy nên, hãy chỉ nên là “Một chuyện đùa nho nhỏ” để cuộc sống thêm vị ngọt ngào, chuyện đùa mà to to nhiều khi khốn khổ, đừng nên.

Nghị luận phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ (mẫu 7)

đang cập nhật

1 82 lượt xem