TOP 20 mẫu Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (HAY NHẤT 2024)

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 88 lượt xem


Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ trời.

Dàn ý Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời

1. Mở đoạn

Giới thiệu chi tiết kì ảo.

Trong truyện Thần Trụ trời, có một chi tiết kì ảo được mở đầu bằng việc Thần Trụ trời đứng đầu đội trời và đào đất để xây cột to chống trời, sau đó phá cột và ném đất đá đi khắp nơi.

2. Thân đoạn

Chi tiết kì ảo:

Trong chi tiết kì ảo này, Thần Trụ trời dùng đầu đội trời rồi đào đất để tạo ra một cột to chống trời. Sau đó, Ngài phá cột đó và ném đất đá đi khắp nơi.

Ý nghĩa chi tiết kì ảo:

Chi tiết này giải thích cho việc phân chia trời đất và sự hình thành các bề mặt địa hình. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến di tích Cột Chống trời ở Hải Dương, mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa đặc biệt.

3. Kết đoạn

Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.

Chi tiết kì ảo này trong truyện Thần Trụ trời đề cập đến sự tạo ra và phá hủy, đồng thời có ý nghĩa về quyền năng của Thần Trụ trời. Ngoài ra, nó còn giúp định nghĩa và giải thích ý nghĩa của di tích Cột Chống trời ở Hải Dương trong văn hóa và lịch sử.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 1)

Truyện 'Thần Trụ Trời' nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 2)

Trong thần thoại Trung Hoa, có một vị thần được xem là vĩ đại nhất, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế có tên là “Nữ Oa”. Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng bà là vị thần sáng thế và là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng. Còn trong thần thoại Việt Nam thì khác, vị thần sáng thế nổi tiếng nhất chính là “Thần trụ trời”

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 3)

Truyện 'Thần Trụ Trời' nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vung đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 4)

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xảy ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 5)

Như chúng ta đã biết, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện thần thoại là những chi tiết không có thật. Nó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ nhưng lại là những dấu ấn cho toàn bộ câu chuyện. Và nhân dân ta đã sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường. Trong đó thì chi tiết Nữ Oa vá trời để cứu nhân gian khỏi lầm than là một chi tiết khiến em nhớ mãi. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm hại vị thần Thủy, Hỏa gây sự đánh nhau khiến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa không quản ngày đêm, khó khăn, vất vả, một mình vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Tương truyền, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 6)

Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 7)

Truyện “Thần trụ trời” thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, kể về nguồn gốc của thế giới. Thần trụ trời có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần thú vị và độc đáo bởi truyện được xây dựng nên từ những chi tiết kì ảo. Và chi tiết kì ảo nhất không thể không nhắc đến là chi tiết Thần Trụ Trời đã dùng đầu đội trời và tay đào đất, đắp thành cột to cao để chống trời, từ đó đất trời mới phân đôi. Khi trời cao và cứng, thần phá tan cột đó đi ném đất đá khắp nơi tạo thành núi và đảo, biển thì được hình thành do chỗ đất lõm thần lấy để đắp cột.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 8)

Như chúng ta đã biết, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện thần thoại là những chi tiết không có thật. Nó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ nhưng lại là những dấu ấn cho toàn bộ câu chuyện. Và nhân dân ta đã sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kỳ, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm hại vị thần Thủy, Hỏa gây sự đánh nhau khiến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa không quản ngày đêm, khó khăn, vất vả, một mình vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp của nhân vật Nữ Oa, khiến bà đẹp đẽ một cách kì ảo trong mắt nhân dân, đồng thời thể hiện sự tôn sùng của dân gian với vị thần này. Ngoài ra, chi tiết này cũng lý giải vì sao trên trời có mây ngũ sắc.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 9)

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kỳ, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Trong đó thì chi tiết Nữ Oa vá trời để cứu nhân gian khỏi lầm than là một chi tiết khiến em nhớ mãi. Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gãy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 10)

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta vốn phong phú, đồ sộ và mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó, truyện 'Thần Trụ Trời' nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, đồng thời đưa ra lời giải thích hợp lý về sự hình thành của trời đất, vạn vật. Đặc biệt gây ấn tượng trong truyện là các chi tiết kì ảo, tạo sự liên tưởng lý thú. Nổi bật trong đó là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vùng đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, gây ấn tượng với các độc giả, đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 11)

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, chưa có bất kể thứ gì hay con người, con vật. Thần trụ trời có thân hình vô cùng khổng lồ, chân dài “không kể xiết”. Nhưng rồi ta lại thấy được vị thần với sắc vóc và sức mạnh khổng lồ đó làm công việc thật bình dị, nhưng cũng thật phi thường đó là “Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.” Việc làm này của thần bình dị vì nó như việc làm của những người lao động thực thụ là “đào đất, khuân đá”, đắp cột và thần “một mình hì hục đào, đắp”, nhưng nó lại phi thường bởi Thần Trụ Trời không phải đào đất, khuân đá để xây một ngôi nhà hay trồng một cái cây, mà thần đang đắp cột để “chống trời”. Đây là công việc mà không một con người bình thường nào có thể làm được, ngoài vị “Thần Trụ Trời” khổng lồ. Cây cột mà “Thần Trụ Trời” đắp “đẩy vòm trời lên tận mây xanh” và rồi từ đó trời đất mới được phân đôi. Sau khi trời khô cứng, cây cột được thần phá tan đi, ném đất đá khắp nơi tạo thành núi đồi và đảo, còn những chỗ lõm do thần lấy đất đắp cột đã trở thành biển. Để có thể tạo thành núi đồi, đảo và biển mênh mông như vậy chứng tỏ cây cột trụ trời đó phải to lớn khủng khiếp, chỉ có trong trí tưởng tượng. Chính nhờ những chi tiết kì ảo như vậy mà người Việt xưa đã lý giải được cho việc hình thành đất trời, đồi núi và biển đảo. Truyện Thần Trụ Trời còn mang đậm tính dân tộc bởi truyện còn đề cập đến vết tích hiện nay còn có cột trụ trời nằm “ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.” Chi tiết này để khẳng định Truyện Thần Trụ Trời là của dân tộc Việt Nam tạo ra, trên chính lãnh thổ của mình.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 12)

Truyện Thần Trụ Trời với chi tiết kì ảo kể lại việc Thần Trụ Trời sáng thế đã mang chúng ta đến với thế giới thần thoại đầy ngạc nhiên và lí thú. Chi tiết kì ảo này khiến cho truyện “Thần Trụ Trời” trở nên đặc sắc hơn, cũng như thể hiện tính sáng tạo và trí tượng tượng phong phú của người Việt Cổ khi xưa. Chính những câu truyện thần thoại với các yếu tố kì ảo như truyện “Thần Trụ Trời” đã góp phần tạo nên nền văn học dân gian Việt Nam thuở sơ khai.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 13)

Trong thần thoại Trung Hoa, có một vị thần được xem là vĩ đại nhất, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế có tên là “Nữ Oa”. Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng bà là vị thần sáng thế và là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng. Còn trong thần thoại Việt Nam thì khác, vị thần sáng thế nổi tiếng nhất chính là “Thần trụ trời”. Truyện “Thần trụ trời” thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, kể về nguồn gốc của thế giới. Thần trụ trời có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần thú vị và độc đáo bởi truyện được xây dựng nên từ những chi tiết kì ảo. Và chi tiết kì ảo nhất không thể không nhắc đến là chi tiết Thần Trụ Trời đã dùng đầu đội trời và tay đào đất, đắp thành cột to cao để chống trời, từ đó đất trời mới phân đôi. Khi trời cao và cứng, thần phá tan cột đó đi ném đất đá khắp nơi tạo thành núi và đảo, biển thì được hình thành do chỗ đất lõm thần lấy để đắp cột.

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, chưa có bất kể thứ gì hay con người, con vật. Thần trụ trời có thân hình vô cùng khổng lồ, chân dài “không kể xiết”. Nhưng rồi ta lại thấy được vị thần với sắc vóc và sức mạnh khổng lồ đó làm công việc thật bình dị, nhưng cũng thật phi thường đó là “Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.” Việc làm này của thần bình dị vì nó như việc làm của những người lao động thực thụ là “đào đất, khuân đá”, đắp cột và thần “một mình hì hục đào, đắp”, nhưng nó lại phi thường bởi Thần Trụ Trời không phải đào đất, khuân đá để xây một ngôi nhà hay trồng một cái cây, mà thần đang đắp cột để “chống trời”. Đây là công việc mà không một con người bình thường nào có thể làm được, ngoài vị “Thần Trụ Trời” khổng lồ. Cây cột mà “Thần Trụ Trời” đắp “đẩy vòm trời lên tận mây xanh” và rồi từ đó trời đất mới được phân đôi. Sau khi trời khô cứng, cây cột được thần phá tan đi, ném đất đá khắp nơi tạo thành núi đồi và đảo, còn những chỗ lõm do thần lấy đất đắp cột đã trở thành biển. Để có thể tạo thành núi đồi, đảo và biển mênh mông như vậy chứng tỏ cây cột trụ trời đó phải to lớn khủng khiếp, chỉ có trong trí tưởng tượng. Chính nhờ những chi tiết kì ảo như vậy mà người Việt xưa đã lý giải được cho việc hình thành đất trời, đồi núi và biển đảo. Truyện Thần Trụ Trời còn mang đậm tính dân tộc bởi truyện còn đề cập đến vết tích hiện nay còn có cột trụ trời nằm “ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.” Chi tiết này để khẳng định Truyện Thần Trụ Trời là của dân tộc Việt Nam tạo ra, trên chính lãnh thổ của mình. 

Truyện Thần Trụ Trời với chi tiết kì ảo kể lại việc Thần Trụ Trời sáng thế đã mang chúng ta đến với thế giới thần thoại đầy ngạc nhiên và lí thú. Chi tiết kì ảo này khiến cho truyện “Thần Trụ Trời” trở nên đặc sắc hơn, cũng như thể hiện tính sáng tạo và trí tượng tượng phong phú của người Việt Cổ khi xưa. Chính những câu truyện thần thoại với các yếu tố kì ảo như truyện “Thần Trụ Trời” đã góp phần tạo nên nền văn học dân gian Việt Nam thuở sơ khai.

Phân tích một chi tiết kì ảo trong Thần Trụ trời (mẫu 14)

đang cập nhật

1 88 lượt xem