TOP 20 mẫu Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (HAY NHẤT 2024)

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 97 lượt xem


Nội dung bài viết

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 1)

Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ. Nguyễn Tuân đã tạo ra nút thắt khi để Huấn Cao cho rằng viên quản ngục là một kẻ xấu, đại diện cho những kẻ cầm quyền độc ác mà không cho phép ông đặt chân đến buồm giam. Chỉ khi nghe thầy thơ lại kể rõ sự tình, nút thắt mới được mở, Huấn Cao hiểu được những sở nguyện cao đẹp của viên quản ngục. Từ đó, Nguyễn Tuân đã tạo nên một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – đó chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Qua tình huống truyện, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ tính cách từng nhân vật, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 2)

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên 'đại nghịch', cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo : Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ 'tấm lòng biệt nhôm liên tài' của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 3)

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

Nét nghệ thuật đầu tiên của truyện chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và kì ảo. Để tạo ra tính chân thật cho tác phẩm tác giả đã giới thiệu nhân vật và sự việc cụ thể, ngay cả thời gian và địa điểm cũng đưa ra một cách chính xác: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” “Năm giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm,….”. Những yếu tố hiện thực này sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo lòng tin nơi người đọc.

Nhưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố kì ảo. Theo bước chân của nhân vật chính Ngô Tử Văn người đọc được gặp hồn ma của tên Bách hộ họ Thôi để thấy được sự xảo trá của hắn, đe dọa hòng làm Ngô Tử Văn lung lay ý chí. Không chỉ vậy, người đọc còn được xuống cõi âm ti âm u, tăm tối, cây cầu dài hơn nghìn thước được bắc qua một con sông lớn mà “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Cả một thế giới ma quỷ mà ta thường chỉ biết đến qua tưởng tượng hiện ra trước mắt người đọc: “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác”; cung điện của Diêm Vương thăm thẳm với những bóng quỷ, hồn ma. Thế giới huyền ảo được miêu tả hết sức chi tiết, sinh động, làm ai nấy đọc cũng không khỏi rùng mình, sợ hãi. Hai yếu tố hiện thực và kì ảo đan cài với nhau trong đó yếu tố kì ảo là nghệ thuật giúp cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. Đồng thời cũng phản ánh đúng tinh thần chung của Nguyễn Dữ trong cuốn Truyền kì mạn lục là lấy cái “gì” để nói cái “thực”.

Kết cấu của truyện cũng là một nét đặc sắc không thể không nhắc đến. Truyện có kết cấu li kì, nhiều chi tiết vô cùng hấp dẫn. Kết cấu tác phẩm như một màn xung đột kịch, có mở đầu, có thắt nút, cao trào và có kết thúc. Lớp lang các phần gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ, đỉnh điểm là sự kiện khi Diêm Vương phán xét tội lỗi của Tử Văn khi chỉ nghe câu chuyện từ một phía, nhưng ngay sau đó, tình thế căng thẳng đã được giải quyết, Tử Văn trình bày sự việc và được Diêm Vương cử người đi điều tra. Tên Bách hộ họ Thôi gian dối đã bị vạch trần bộ mặt gian xảo, độc ác và bị trừng trị thích đáng. Còn về phần Tử Văn cũng nhận được phần thưởng xứng đáng cho tính cách bộc trực, thẳng thắn ghét tà gian của mình. Kết thúc theo lối có hậu là kết thúc phố biến trong truyện truyền thống.

Tính cách các nhân vật cũng được chú trọng xây dựng, họ có tính cách vô cùng sinh động, mỗi nhân vật thường đại diện cho một kiểu người trong xã hội. Tử Văn mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ của một bậc quân tử: cương trực, thẳng thắn, không chấp nhận sự phi nghĩa hoành hành, dám làm dám chịu. Tính cách của Ngô Tử Văn tiêu biểu cho kiểu nhân vật chính nghĩa, hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, Nguyễn Dữ đã lựa chọn tình huống hết sức tiêu biểu: Tử Văn đốt đền tên Bách hộ họ Thôi vì hắn nhũng nhiễu trong nhân gian, làm cuộc sống người dân cực khổ. Hành động này đối với những người khác là vô cùng liều lĩnh bởi vậy ai cũng lắc đầu sợ hãi, riêng Tử Văn “vẫn vung tay không cần gì cả” điều đó cho thấy thái độ dứt khoát và quả cảm của Ngô Tử Văn. Hành động của Tử Văn không phải là một sự liều lĩnh, bột phát mà đã có sự chuẩn bị từ trước, trước khi đốt đền Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”, Tử Văn ý thức được hành động của mình là chính nghĩa nên chàng không hề sợ hãi. Khi gặp tên tướng giặc, bị hồn ma hắn thị uy, dọa nạt, Tử Văn “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên” không nao núng tinh thần. Đứng trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, Tử Văn vẫn vô cùng bản lĩnh, tự tin trình bày vấn đề “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Toàn bộ ngôn ngữ, hành động thống nhất với nhau chặt chẽ để minh chứng cho nhận định ban đầu của Nguyễn Dữ khi giới thiệu về nhân vật: “Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

Ngoài ra, để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm còn phải kể đến ngôn ngữ nhân vật. Mặc dù ngôn ngữ trong tác phẩm không được xây dựng quá nhiều nhưng nó cũng đã phần nào giúp khắc họa tính cách nhân vật. Ví dụ như nhân vật Ngô Tử Văn cương trực thẳng thắn thì ngôn ngữ sẽ: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Ngô Tử Văn nói ngay sau khi bị bọn quỷ Dạ Xoa đến bắt đi, không gian vô cùng lạnh lẽo, sợ hãi, nếu là người bình thường có lẽ đã không đủ can đảm để nói bất cứ điều gì. Riêng Tử Văn vẫn bình tĩnh kêu oan, lời nói đó cho thấy sự bình tĩnh và tinh thần quyết đấu tranh cho lẽ phải của Tử Văn.

Các yếu tố nghệ thuật trên đã được Nguyễn Dữ kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. Qua đây ta cũng có thể thấy được tài năng bậc thầy của Nguyễn Dữ trong nghệ thuật dựng truyện nói chung.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 4)

Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên. Có thể nói tác phẩm này là một truyện đặc sắc.

Trước hết tác phẩm đặc sắc ở mặt nội dung, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên đã xây dựng được những nhân vật đại diện cho những kiểu người có trong xã hội thực tế của con người.

Thứ nhất là nhân vật chính Ngô Tử Văn, chàng là một nho sĩ yêu cái thiện diệt cái ác. Chàng đại diện cho nhân loại, cho con người luôn khát khao đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái chính nghĩa cái công lý, sự thật ở đời. Vốn là người không chịu được những điều sai trái cho nên khi thấy thần miếu hoành hành nhũng nhiễu nhân dân cho nên chàng quyết định đốt đền mặc dù biết điều đó có thể khiến chàng mất mạng. Kể cả khi có hiện tượng chàng có thể chết bất cứ lúc nào, đối diện với tên giặc phương Bắc và trước những lời đe dọa của hắn chàng vẫn quả quyết không xây lại đền.

Và cho đến khi hồn chàng xuống âm phủ, đối diện với hình phạt vì tội được cho là rất nặng, chàng cũng không hề nhún bước. Chàng tìm ra sự thật và giúp cho người có công với đất nước lấy lại được đền, tên giặc phương bắc bị đày xuống ngục cửu u còn mình thì thành một phán sự ở đền Tản Viên. Hành trình Tử Văn bảo vệ lẽ đúng là hành trình con người bảo vệ công lí, chính nghĩa. Không những thế Tử Văn còn đại diện cho kiểu người anh hùng, hi sinh vì lẽ lớn trong cuộc đời. Đời ai cũng phải chết cốt là để lại được tiếng về sau.

Thứ hai nhân vật họ Lôi và những tên quan ăn hối lộ đại diện cho những thế lực xấu và những tên quan tham trong xã hội. Chúng không những ăn cướp mà chúng còn la làng đã thế lại đồng lõa khiến cho thế lực của chúng quá to lớn. Chính vì thế mà người có công cho đất nước như ông lão nọ mà không thể nào đấu lại chúng được. Ông chỉ có một mình mà chúng thì lại quá đông, ông chỉ còn biết ngồi trông chờ thời cơ đến. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, cái ác thường rất lớn, để sống thiện sống đẹp thì khó còn để sống ác thì lại rất nhanh, nó bắt đầu bằng những thói xấu và nó trở thành kẻ chế ngự con người. Vì thế đấu tranh lại nó rất gian nan và đòi hỏi con người phải kiên trì, phải dũng cảm.

Truyện không chỉ đặc sắc về nội dung mà nó còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Yếu tố kì ảo là nét đặc sắc nghệ thuật trong thiên truyện này. Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến đấu lại với hồn ma của tên giặc kia hay chết đi hai ngày rồi mà vẫn còn có thể sống lại. Tác giả sử dụng nghệ thuật kì ảo để làm tăng thêm sự huyền ảo, truyền thuyết cho câu chuyện. Đồng thời thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh con người Việt xưa.

Như vậy có thể khẳng định rằng tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Nguyễn Dữ đã kế thừa nét nghệ thuật kì ảo của truyền thuyết dân gian để làm nên tác phẩm của mình. Nó góp phần làm tăng hiệu quả truyền đạt nội dung đến người đọc.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 5)

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả đáng chú ý của nền văn học trung đại Việt Nam, tuy số lượng sáng tác không nhiều, thế nhưng ông lại là người đã đưa làn gió mới vào văn học dân tộc, mở đường cho thể loại truyện truyền kỳ du nhập vào nền văn học phong phú của nước ta với tập Truyền kỳ mạn lục viết bằng chữ Hán, ra đời khoảng thế kỷ thứ XVI. thiện tích đức, đấu tranh mạnh mẽ chống lại cái ác cái xấu xa, bất công trong xã hội. Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên là một trong số 20 truyện ngắn trích rút từ Truyền kỳ mạn lục, đây là truyện tiêu biểu và xuất sắc nhất thể hiện rõ ý đồ cũng như tư tưởng của tác giả. Làm nên thành công của truyện không chỉ nhờ vào phần nội dung có giá trị nhân văn sâu sắc mà còn nhờ vào những đặc sắc nghệ thuật được Nguyễn Dữ sử dụng một cách tinh tế và linh hoạt trong tác phẩm, nhấn mạnh và khắc sâu thêm ý nghĩa giáo dục, phê phán và khuyên răn của truyện.

Nét đặc sắc nghệ thuật đầu tiên và cũng là tiêu biểu nhất bao trùm toàn bộ tác phẩm ấy là nghệ thuật kể chuyện với kết cấu truyện giàu kịch tích, nhiều chi tiết lôi cuốn, cách dẫn dắt chuyện khéo léo, hợp lý, cách kể tả sinh động và hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã mở đầu câu chuyện bằng cảnh Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn vái rồi 'châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi lo sợ thay cho Tử Văn...'. Cách mở đầu đã gây cho độc giả nhiều sự tò mò, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như vì sao Tử Văn đốt đền, vì sao mọi người lại lo sợ,... khiến độc giả có hứng thú tiếp tục tìm hiểu sâu vào câu chuyện. Tiếp đến tác giả bắt đầu tạo ra các nút thắt cho câu chuyện, từ nhỏ đến lớn, rồi dẫn đến những cao trào mạnh mẽ, khiến độc giả hồi hộp trông ngóng cách Nguyễn Dữ gỡ nút thắt. Khởi nguồn từ việc chàng Ngô Tử Văn sau khi đốt đến thì bỗng 'thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi cả người nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét', sau đó trong cơn mê sảng thì gặp một kẻ đội mũ trụ, mặc áo giáp, lúc đầu thì giả vờ khuyên giả Tử Văn dựng lại đền, sau thấy chàng dửng dưng thì nổi giận buông lời đe dọa sẽ cho Tử Văn gánh hậu quả khôn lường. Dĩ nhiên rằng với một kẻ đê tiện như tên tướng giặc họ Thôi thì hắn sẽ trả thù Tử Văn bằng mọi cách, sau đó để mở dần đường giải quyết câu chuyện Nguyễn Dữ đã kể chuyện về vị Thổ thần đến mách nước cho Tử Văn biết về chuyện tên yêu quái đã kiện chằng ở Minh ti, để cho chàng chuẩn bị. Đồng thời lúc này đây, Thổ Thần cũng giãi bày nguyên cớ sự việc để cho Tử Văn có đường ăn nói kêu oan dưới Minh ti. Quả nhiên sau đó đến nửa đêm bệnh của Tử Văn trở nặng rồi bị bắt xuống dưới Minh ti, đường đi liên tục hiện ra những quang cảnh hãi hùng, sống động, mở ra trong mắt người đọc những liên tưởng đặc sắc, thú vị về sự rùng rợn cõi âm bằng các chi tiết nhỏ như '...gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác...'. Tuy nhiên Ngô Tử Văn là người chính trực, gan dạ chàng không vì thế mà nản lòng, đến nơi trước điện Diêm Vương chàng bình tĩnh, khẳng khái trả lời và đối đáp một cách mạch lạc với cả Diêm Vương và tên tướng giặc họ Thôi 'lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào'. Tại đây nút thắt truyện dần được nới lỏng, Diêm Vương là vị quan thông minh và chính trực thấy Tử Văn ngay thẳng, lời lẽ cương trực nên nỗi lòng nghĩ về sự 'thật thà' của hồn ma tên tướng giặc. Từ đó dẫn đến việc Diêm Vương sai người tra xét rõ ngọn ngành, cho gọi Thổ Thần thật tới, cuối cùng câu chuyện được mở nút, mọi sự sáng tỏ, kẻ nào đáng tội phải chịu phạt, Tử Văn được tha bổng, cho sống lại, cuối cùng nhận sự đền đáp là chức Phán sự đền Tản Viên, trở thành bậc tiên giả được người đời kính trọng, phúng viếng. Mở đầu truyện và xuyên suốt truyện là những nút thắt liên tục, căng thẳng và hồi hộp, kết truyện hợp lý, viên mãn khiến độc giả hài lòng và rút ra được nhiều bài học hay đó là nghệ thuật kể truyện đặc sắc mà Nguyễn Dữ đã vận dụng rất thành công.

Chi tiết nghệ thuật thứ hai không kém phần quan trọng ấy là những chi tiết hoang đường kì ảo được đan xen trong truyện bao gồm sự thông linh giữa ba cõi trần-tiên-ma, gây hứng thú sâu sắc cho người đọc. Các chi tiết hoang đường như cảnh rùng rợn ở cõi âm, sự xuất hiện của các nhân vật dưới điện Diêm Vương tăng thêm phần kịch tính, mở ra một không gian truyện mới lạ, hấp dẫn. Việc xây dựng các nhân vật kỳ ảo như hồn ma tên tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương, Thổ công là ý tưởng của tác giả về sự liên kết chặt chẽ giữa các thế giới thực và ảo, mỗi nhân vật là đại diện cho một thế lực trong xã hội, không chỉ đúng với cõi trần gian và giữa ba cõi tiên, âm, dương cũng đều đúng. Khi mà tên tướng giặc họ Thôi là đại diện cho cái ác, dối trá, lúc sống thì làm quân xâm lược, khi chết lại làm yêu quái, tham lam, đút lót hối lộ, phá hoại sự yên bình của cả ba giới. Thổ thần là tiên, đại diện cho bên thiện, nhưng bị cái ác chèn ép, phải cần có sự hỗ trợ của Tử Văn để lấy lại công bằng cho mình. Còn Diêm Vương là đại diện cho người phán xử, quyền lực, có năng lực phân xét đúng sai, trả lại công bằng cho cho người lương thiện, và trừng phạt kẻ ác. Sự xuất hiện của các nhân vật có mang yếu tố hoang đường kì ảo không chỉ đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm mà còn có ý nghĩa giáo dục con người rằng dù sống hay chết thì thế giới vẫn luôn có trật tự, thiện luôn thắng ác, con người dù ở cõi nào cũng phải hành xử đúng mực, chết không phải là đã kết thúc. Từ đó ta thấy được rằng tư tưởng răn đe và giáo dục mà Nguyễn Dữ muốn truyền tải cũng trở nên sâu sắc, ấn tượng hơn.

Cuối cùng đặc sắc của truyện còn nằm ở việc xây dựng tuyến nhân vật thiện - ác tương phản đối lập nhau rõ ràng. Nhân vật Ngô Tử Văn tuy chỉ là người phàm nhưng dũng cảm có tấm lòng hành thiện trượng nghĩa, bình tĩnh trước mọi biến cố xảy đến, khi cần thưa chuyện thì nói năng mạch lạc, chứng cứ rõ ràng, không hề chịu lép vế trước tên giặc họ Thôi. Trái lại hồn ma tên tướng giặc thì có phép thuật, mạnh hơn Tử Văn, thế nhưng lại làm việc ác, giả nhân giả nghĩa, nói dối trắng trợn, cuối cùng đành chịu đuối lý trước sự vạch trần mạnh mẽ, thẳng thắn của Ngô Tử Văn. Đọc truyện ta có thể thấy tính chất thiện-ác của nhân vật được bộc lộ một cách rõ ràng qua lời nói, hành động, cùng với nội tâm (Ngô Tử Văn), điều đó giúp độc giả có một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về các nhân vật.

Thêm một chi tiết nữa về nghệ thuật kể chuyện, mà nói đúng ta là các vận dụng câu chữ, Nguyễn Dữ không kể chuyện bằng một lối duy nhất mà thay vào đó ông phát triển câu chuyện cả trên ba phương diện ấy là lời kể khách quan của người dẫn chuyện, tính chủ quan trong lời thoại của các nhân vật và cuối cùng là phần lời bình đưa ra các nhận xét đánh giá chung, để giúp người đọc hiểu hơn về tư tưởng, cốt truyện và nhân vật. Đó là một cách kể chuyện hay, tự nhiên, linh hoạt và hấp dẫn mà không phải tác phẩm nào cũng có được.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kỳ hay và đặc sắc, làm nên giá trị nhân văn, ý nghĩa giáo dục của câu chuyện không chỉ bởi nội dung tranh đấu giữa cái thiện và cái ác, mà còn nằm ở cả nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, tô đậm, điển hình hóa từng nhân vật, phác họa rõ bối cảnh, làm nổi bật chủ đề và tư tưởng của tác giả, tác phẩm. Câu chuyện đã chứng minh được tính chất liên quan mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, một tác phẩm hay không chỉ cần nội dung tốt mà còn cần cả sự linh hoạt, khéo léo của nghệ thuật, giống như một món ăn tuyệt vời, không chỉ cần ngon mà còn cần đẹp mắt.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 6)

Trong truyện 'Chữ người tử tù' của tác giả Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ được đánh giá là chi tiết tiêu biểu, đặc sắc. Cảnh cho chữ diễn ra trước đêm Huấn Cao bị giải về kinh chịu án trong không gian buồng tối chật hẹp, ẩm ướt đầy mạng nhện, nền đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Người cho chữ 'cổ đeo gông, chân vướng xiềng' nhưng vẫn mải miết dậm tô nét chữ trên tấm lụa bạch toát lên vẻ ung dung, tự do tự tại. Trong khi đó, viên quản ngục là người xin chữ lại cúi đầu đón nhận như đặc ân từ người tử tù. Phong thái của người nghệ sĩ đối lập hoàn toàn với cảnh đề lao khiến cảnh cho chữ trở thành 'cảnh tượng xưa nay chưa từng có'. Chi tiết này đã góp phần thể hiện tấm lòng thiên lương, trong sáng của viên quản ngục và tâm hồn say mê cái đẹp của cả viên quản ngục lẫn Huấn Cao. Đồng thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định sức sống mãnh liệt của chân - thiện - mĩ: cái đẹp sẽ luôn vượt lên trên cái nhơ bẩn, xấu xa để tỏa sáng.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 7)

Trong truyện Chuyện chức Phán Sự đền Tản Viên trích từ tập truyện 'Truyền kì mạn lục' của Nguyễn Dữ, hành động châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn là chi tiết tiêu biểu. Nguyên nhân dẫn đến hành động chăm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn bắt nguồn từ việc 'bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian'. Thông qua chi tiết này, ta có thể thấy được sự bản lĩnh, khảng khái, cương trực, sẵn sàng trừ gian diệt bạo của Ngô Tử Văn. Từ đó bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả trước vẻ đẹp ngay thẳng, dũng cảm của Tử Văn. Đồng thời, tác giả đã khẳng định sức mạnh của chính nghĩa và niềm tin của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 8)

Bất cứ ai đọc truyện 'Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên' trích trong tập truyện 'Truyền kì mạn lục' của Nguyễn Dữ đều không khỏi ấn tượng với chi tiết kì ảo cuối truyện: người ở thành Đông Quan thấy trong sương mù có xe ngựa của quan Phán Sự. Chi tiết này vừa tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm vừa thể hiện được tư tưởng, chủ đề của văn bản. Thông qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ ca ngợi trước những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin tưởng của nhân dân vào những vị quan tốt như Ngô Tử Văn. Người luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Đồng thời, khẳng định những người chính trực, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để giúp đỡ người khác sẽ để lại tiếng thơm muôn đời, là tấm gương sáng cho hậu thế học tập, noi theo.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 9)

Chi tiết đặc sắc và tiêu biểu nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy. Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái đẹp gắn liền với cái thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 10)

Chi tiết về cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm đã tô đậm phẩm chất anh dũng, không sợ hãi, khuất phục trước cái ác. Bị quỷ sứ dẫn xuống âm ti và bị tên mũ trụ hung thần phương Bắc vu khống bịa đặt, Tử Văn đáp trả quyết liệt. Chàng sẵn sàng phản bác lại Diêm Vương đầy quyền lực với thái độ cứng cỏi, bất khuất. Ngô Tử Văn tuy tính tình nóng nảy nhưng là người cương trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa. Chi tiết Ngô Tử Văn đấu tranh dưới cõi âm là chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện sự ngợi ca của tác giả trước vẻ đẹp của người anh hùng Tử Văn cho thấy niềm tin bất diệt của nhân dân trước sức mạnh của chính nghĩa và những người hi sinh vì cộng đồng như Ngô Tử Văn.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 11)

Tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trích trong tập “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, hành động châm lửa đốt đền của nhân vật Ngô Tử Văn là chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm nhất. Hành động này xuất phát từ bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian gây nhiều tai họa. Ý nghĩa của chi tiết này đó là thể hiện tính cách, phẩm chất của Ngô Tử Văn đó là một đấng trượng phu không sợ nguy hiểm, một vị quan thanh liêm cứu người giúp đời. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Ngô Tử Văn, thể hiện niềm tin của nhân dân vào chính nghĩa và những con người sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của cộng đồng. Đồng thời, phê phán tố cáo những thế lực xấu xa trong xã hội

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 12)

Chi tiết tiêu biểu nhất trong truyện ngắn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Đó là chức quan chuyên trông coi việc kiện tụng, xử án ở chốn công đường, giúp cho quá trình thực thi công lí được đảm bảo. Ngô Tử Văn được nhận chức quan này bởi chàng đã không sợ cường quyền ma qúy, dũng cảm đứng lên bảo vệ công lí, chính nghĩa, chống lại cái ác, đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành. Như vậy chức phán quan đó chính là phần thưởng xứng đáng dành cho người luôn biết đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng và sự trong sạch của xã hội. Đó cũng là mơ ước, là mong mỏi của nhân dân: người nắm giữ công lí, thực hiện công lí phải là những người có dũng khí luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho lẽ phải dù cho phải đối mặt với thế lực nào. Cũng từ đó kết quả mà Tử Văn nhận được do hành động thẳng thắn dũng cảm của chàng sẽ có tác dụng khích lệ, cổ vũ rất lớn cho sự đấu tranh của con người với cái ác cái xấu. Tử Văn trở thành một tấm gương sáng về sự cương trực đặc biệt là lòng dũng cảm vì một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho mọi người. Hình ảnh uy phong lẫm liệt của chàng ở cuối tác phẩm chính là biểu tượng cho sức mạnh của công lí, là sự lên ngôi bất tử của chính nghĩa trong cuộc sống con người.

Phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hoặc Chữ người tử tù (mẫu 13)

đang cập nhật

1 97 lượt xem