TOP 20 mẫu Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (HAY NHẤT 2024)

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 81 lượt xem


Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố 'phá cách' trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.

Dàn ý Đoạn văn phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới

1. Mở đoạn: giới thiệu yếu tố 'phá cách' trong tác phẩm.

2. Thân đoạn: chỉ ra ý nghĩa của yếu tố đó trong việc thể hiện:
- Nội dung, chủ đề tác phẩm.
- Tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi.

3. Kết đoạn: khẳng định lại giá trị của yếu tố 'phá cách' đó.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 1)

Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy tư, sâu lắng; lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm dấu ấn sáng tạo của văn học Việt Nam.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 2)

Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi là một điển hình cho sự cách tân nghệ thuật thời trung đại. Thể thơ Nôm Đường luật ở đây đã có sự khác biệt so với thể Đường luật thông thường. Cụ thể, sự khác biệt, 'phá cách' đó nằm ở hai câu thơ: câu đầu và câu cuối của bài thơ. Nếu trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, số tiếng trong mỗi câu đều phải là bảy tiếng thì ở hai câu thơ đầu và cuối của Bảo kính cảnh giới (bài 43) lại chỉ có sáu tiếng. Chính những bài thơ Nôm Đường luật này của Nguyễn Trãi đã đánh dấu bước khởi đầu đẹp đẽ của nền thơ tiếng Việt thời trung đại.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 3)

Khác với những nhà thơ trung đại gắn bó với những thể thơ truyền thống, dân tộc quen thuộc thì trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới của mình tác giả Nguyễn Trãi đã thể hiện sự phá cách đầy sáng tạo khi ông đã Việt hóa thơ Đường Luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ thành bài thơ đầu cuối tương ứng với sáu âm sắc. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm cho câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống thở dài. Với thể thơ đặc biệt này giúp cho bài thơ thêm phần sáng tạo, dễ nhớ, dễ thuộc và cũng phần nào thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Trãi. Chính vì sự phá cách này cùng sự thành công của tác phẩm đã góp phần đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 4)

Trong tác phẩm 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43), Nguyễn Trãi đã có nhiều sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Nổi bật nhất phải kể đến là sự 'phá cách' thể thơ. Thi sĩ không đi theo khuôn mẫu sẵn có của thể thất ngôn bát cú Đường luật mà khéo léo thay đổi. Cụ thể, câu thơ đầu và câu thơ cuối chỉ có 6 tiếng. Tuy hình thức ngắn gọn nhưng cả hai dòng thơ đều bộc lộ rõ nét nỗi niềm, suy tư của nhân vật trữ tình. Đó là lời lí giải về hoàn cảnh nhàn rỗi, ung dung tìm tới thiên nhiên. Hay còn là mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình cho dân chúng khắp mọi nơi. Từ đây, ta càng thêm kính phục, ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi. Ông đã góp công lớn trong việc làm nên một 'lối thơ Việt Nam' (Đặng Thai Mai).

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 5)

Có thể nói, những từ ngữ mộc mạc, dân dã, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng trong 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43) chính là một yếu tố 'phá cách' tiêu biểu. Trước hết, Nguyễn Trãi miêu tả sự vận động của thiên nhiên, cảnh vật thông qua các động từ mạnh như 'đùn đùn', 'phun'. Nhờ đó, cảnh vật hiện lên chân thực với hình ảnh tươi mới, rực rỡ và tràn đầy sức sống 'Hòe lục đùn đùn tán rợp trương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ'. Tiếp đến, hệ thống từ láy tượng thanh 'dắng dỏi', 'lao xao' cũng được vận dụng khéo léo, nhằm gợi tả âm thanh sống động, rộn ràng của cuộc sống. Bằng ngôn ngữ giản dị, đậm đà tính dân tộc, Nguyễn Trãi đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về bức tranh ngày hè tươi đẹp, sôi động. Qua 'Bảo kính cảnh giới', ta càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của Ức Trai.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 6)

Trong 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43), bức tranh ngày hè hiện lên thật tươi đẹp, sôi động. Bức tranh ấy được tạo nên bởi các hình ảnh hết sức giản dị, thân thuộc. Đây chính là một trong những yếu tố 'phá cách' của bài thơ. Gợi tả cảnh sắc thiên nhiên, Nguyễn Trãi không đi theo lối mòn trong thơ cổ bằng cách sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ như 'tùng, cúc, trúc, mai' mà khéo léo dùng chất liệu từ đời sống thường ngày. Đó là cây hòe 'đùn đùn' vươn mình, tỏa ra lớp lá xanh thẫm, bao phủ cả một không gian rộng lớn. Hay còn là cây lựu 'phun thức đỏ', sen hồng trong ao 'tịn mùi hương'. Tất cả hình ảnh ấy đã góp phần mở ra khung cảnh tươi tắn, rực rỡ của ngày hè. Nguyễn Trãi quả là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Đồng thời, là người mang đến nhiều thay đổi cho diện mạo thơ ca trung đại Việt Nam.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 7)

'Bảo kính cảnh giới' (bài 43) là một tác phẩm tiêu biểu cho những cách tân của Nguyễn Trãi trong sáng tác thơ ca. Ở bài thơ này, thi sĩ sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Các động từ mạnh như 'đùn đùn', 'phun' đã gợi tả rõ nét sức sống mãnh liệt của cảnh vật. Bên cạnh đó, từ láy tượng thanh như 'dắng dỏi', 'lao xao' cũng góp phần gợi ra âm thanh sống động, vui tươi. Như vậy, bằng ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc, Nguyễn Trãi đã giúp độc giả có hình dung cụ thể về bức tranh ngày hè hài hòa màu sắc, âm thanh và hình ảnh. Qua đây, ta càng thêm trân trọng, nâng niu những đóng góp quý giá mà Nguyễn Trãi đem đến cho thơ ca, nghệ thuật.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 8)

Thiên nhiên ngày hè trong thi phẩm 'Bảo kính cảnh giới' (bài 43) hiện lên thật tươi đẹp, rực rỡ. Để làm nổi bật cảnh sắc đẹp đẽ ấy, Nguyễn Trãi đã khéo léo sử dụng các hình ảnh quen thuộc của đời sống dung dị thường ngày. Đây được coi là yếu tố 'phá cách' về hình thức nghệ thuật. Bằng quan sát tinh tường, tâm hồn nhạy cảm, thi sĩ phát hiện, khám phá ra sức sống căng tràn ở mỗi cảnh vật 'Hòe lục đùn đùn tán rợp trương./ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ./ Hồng liên trì đã tịn mùi hương'. Thiên nhiên không chỉ được miêu tả thông qua những hình ảnh tươi tắn mà còn được khắc họa qua sự vận động nhẹ nhàng, âm thầm của vạn vật. Như vậy, bức tranh ngày hè tưởng như tĩnh mà lại động. Nguyễn Trãi quả là một nhà thơ tài hoa khi vẽ nên một khung cảnh tuyệt đẹp từ các chất liệu dân dã, giản dị.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 9)

Điều đặc biệt trong bài thơ của Nguyễn Trãi đó là câu đầu và câu kết sử dụng lục ngôn. Đó không chỉ là ý thơ dồn nén cảm xúc mà còn là một nét phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dụng chữ Nôm, đan xen câu lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, khiến bài thơ đậm đà tính dân tộc.

Nếu câu thơ đầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân hướng về tạo vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bật một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng về phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới (mẫu 10)

đang cập nhật

1 81 lượt xem