TOP 20 mẫu Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (HAY NHẤT 2024)

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 85 lượt xem


Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Dàn ý phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện chuẩn nhất

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.

2. Thân bài:

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.

+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.

+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.

3. Kết bài:

Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ...

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 1)

Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập “Vang bóng một thời” chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống.

“Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sau in thành sách đổi thành “Chữ người tử tù”. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tinh thần của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Ngay từ nhan đề đã chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.

Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ, chúng diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. Với tình huống truyện đầy độc đáo, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh cảm hóa của cái đẹp.

Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.

Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.

Ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ra tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ.

Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm lúm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sùng kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đắc sắc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 2)

Truyện 'Thần Trụ trời' thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

'Thần Trụ trời' kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ 'một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo' và thời gian chưa được xác định rõ ràng 'Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người'. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ 'Chân thần dài không thể tả xiết'. Mỗi bước chân của thần 'có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác'. Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện 'Thần Trụ trời' cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện 'Thần Trụ trời' được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước 'khổng lồ' với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

'Thần Trụ trời' với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 3)

Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương, ông là 'danh sĩ thời Lê Sơ'. 'Truyền kì mạn lục' do ông sáng tác đã đem lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Truyện được viết bằng chữ Hán gồm hai mươi truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ đã ghi chép tản mạn những câu chuyện lạ trong dân gian thời Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ với sự gia công, sáng tạo. Nổi bật trong tập truyện này, ta có thể kể đến 'Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên'. Tác phẩm thể hiện rõ sự ngợi ca và khát vọng công lí của nhân dân trong đời sống, đồng thời lên án xã hội phong kiến đương thời với những kẻ tham lam, tàn bạo.

Câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn với chiến thắng oanh liệt trước cái xấu, cái ác. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, Lạng Giang, chàng nổi tiếng trong vùng với 'tính cách cương trực, khảng khái'. Ở nơi chàng sinh sống có một ngôi đền rất thiêng. Vậy mà vào cuối đời nhà Hồ, khi 'quân Ngô sang lấn cướp', 'viên Bách hộ họ Thôi tử trận gần đó đã chiếm lấy ngôi đền và làm yêu làm quái trong dân gian'. Ngô Tử Văn rất tức giận vì điều này, vì thế, chàng đã quyết định đốt đền. Sau khi về nhà, chàng lên cơn sốt, trong cơn mê man chàng thấy hồn ma tên bại tướng phương Bắc. Mặc cho tên tướng giặc đe dọa, uy hiếp rằng nếu không trả lại ngôi đền Tử Văn sẽ gặp phải tai vạ, chàng vẫn ung dung, bình thản. Thổ Công hiện lên kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại cho Tử Văn và những tội ác tên hung thần gây ra. Vì vậy, trước mặt Diêm Vương, chàng đã dũng cảm tố cáo hồn ma viên Bách hộ. Cuối cùng, Tử Văn được Diêm Vương cho sống lại. Sau này, để đáp lại lời đề bạt của Thổ công, chàng đã nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.

Nguyễn Dữ đã thành công xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn với tính cách thẳng thắn, dũng cảm. Không thể làm ngơ trước sự quấy phá của tên hung thần, Tử Văn đã 'tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền'. Hành động đốt đền của chàng có chủ đích, cẩn trọng và không phải là hành động bộc phát. Chàng tin rằng hành động của bản thân xuất phát từ những mục đích tốt đẹp, chàng muốn trừ khử tên tướng giặc để người dân có cuộc sống yên bình. Điều này cho thấy Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, Tử Văn tin hành động chính nghĩa của mình sẽ được ông trời ủng hộ. Trước lời đe dọa của tên bại tướng phương Bắc, chàng vẫn tỏ ra điềm tĩnh, tự nhiên 'Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ 'ngồi ngất ngưởng tự nhiên'. Chàng đã vạch trần tội ác của tên hung thần và trả lại ngôi đền cho Thổ Công 'Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng', 'Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn'. Từ nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả muốn đề cao sự nhân nghĩa, dũng cảm của con người. Những đức tính này giúp con người có thể sống vì cộng đồng, vì hạnh phúc nhân dân. Việc Ngô Tử Văn nhận chức Phán sự đền Tản Viên còn thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội.

Trái ngược với Tử Văn, viên Bách hộ họ Thôi đại diện cho sự gian xảo. Một tên tướng bại trận lưu vong nơi đất khách mà cướp ngôi đền của Thổ thần để tác oai, tác quái, gây bao phiền nhiễu cho dân lành, hắn còn xảo trá tới mức đút lót, dọa nạt những tên quỷ Dạ Xoa.

Tác phẩm còn lên án, tố cáo chế độ phong kiến đương thời với những tên tham quan, chà đạp lên đời sống của người dân. Điều này được thể hiện rõ nhất qua không gian kì ảo ở thế giới âm ti. Nhân vật kì ảo Diêm Vương được khắc họa là một người chính trực, phán xử đúng tội. Khi biết được lũ quỷ sai thông đồng với hồn ma tên hung thần, người đã 'sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ người ấy vào ngục Cửu U'. Câu nói của Diêm Vương thể hiện sự răn đe những tên tham quan 'Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được!'

Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn, sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo dày đặc cũng làm nên sức hút cho tác phẩm. Yếu tố kì áo có thể kể đến như: nhân vật kì ảo (hồn ma tên tướng giặc, quỷ Dạ Xoa, Diêm Vương, Thổ công), chi tiết kì ảo: Tử Văn chết đi sống lại; chàng nhận chức Phán sự đền Tản Viên. Yếu tố thực trong tác phẩm: địa danh có thật (vùng đất Lạng Giang), thời gian lịch sử (cuối đời nhà Hồ). Ngoài ra, lối kể chuyện lôi cuốn và việc sử dụng ngôi kể thứ ba cũng góp phần giúp người đọc hình dung ra một cách khái quát sự kiện được nhắc tới. Lời bình cuối truyện đã góp phần thể hiện quan niệm của tác giả về kẻ sĩ.

Truyện ngầm phản ánh xã hội phong kiến đương thời nhiều bao nhiêu bất công với người dân nghèo khổ. Qua cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác của Ngô Tử Văn, tác giả đã khẳng định niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện khát vọng sống công bằng của nhân dân. Truyện đem lại cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống về sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái khi đấu tranh trước cái xấu, cái ác.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 4)

Nguyễn Tuân là nhà văn 'Suốt đời đi tìm cái đẹp'. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định rằng: 'Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là 'thiên lương' trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục'. Trước cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông 'thoát li khỏi hiện thực, tìm về một thời vang bóng' với những thú vui hết sức tao nhã: thưởng trà, uống rượu,... một trong số đó là thú chơi chữ. Thú vui này được tái hiện trong 'Chữ người tử tù' in trong tập 'Vang bóng một thời'.

Tác phẩm ban đầu có tên là 'Dòng chữ cuối cùng' và được in trên 'tạp chí Tao Đàn', khi xuất bản thành sách, Nguyễn Tuân mới đổi tên truyện ngắn thành 'Chữ người tử tù'. Chủ đề tác phẩm được Nguyễn Tuân đề cập là 'Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác'.

'Chữ người tử tù' kể về nhân vật Huấn Cao với những phẩm chất cao đẹp và tài năng đặc biệt. Ông Huấn có tài viết chữ rất đẹp. Vì chống lại triều đình, Huấn Cao bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn, tại đây, ông đã có cuộc gặp gỡ éo le với viên quản ngục. Khi viên quản ngục biệt đãi với Huấn Cao, ông tỏ ra khinh thường. Nhưng sau khi thấy được tấm lòng 'biệt nhỡn liên tài' của viên quản ngục, ông quyết định cho chữ. Vào buổi tối trước khi Huấn Cao bị xử tử, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xuất hiện. Người tử tù mang trên mình đầy xiềng xích đang viết ra những nét phóng khoáng trên nền lụa trắng còn viên quản ngục lại khúm núm, run rẩy chờ đợi. Sau khi viết xong, Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm một nơi yên bình sống để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp. Cảm động trước lời nói của Huấn Cao, viên quản ngục đã cúi đầu lạy tạ người tử tù với sự biết ơn, trân trọng.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được Nguyễn Tuân sử dụng một cách tài tình. Truyện ngắn đã khắc họa nhân vật Huấn Cao nổi bật lên với ý chí anh hùng, bất khuất, tài hoa, uyên bác, lương thiện. Ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản đối triều đình, khi bị bắt, ông vẫn giữ tư thế hiên ngang. Trong phần trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại đầu truyện, ta cũng có thể nhận thấy được tài năng của ông Huấn 'Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?'. Tài năng của ông được nhiều người biết đến và ca tụng. Chữ của ông chỉ trao cho những 'tấm lòng trong thiên hạ', ông không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ 'Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ'. Không chỉ có tài năng, Huấn Cao còn mang trong mình tấm lòng lương thiện, sau khi nhận thấy tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ 'Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ'. Qua nhân vật Huấn Cao, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân 'cái đẹp đi liền với cái tâm'.

Viên quản ngục cũng được khắc họa một cách ấn tượng trong tác phẩm. Ông là người ngay thẳng, yêu cái đẹp nhưng phải sống ở nơi đầy gian dối, tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh đó, viên quản ngục vẫn cố giữ sự trong sạch cho tâm hồn, ông mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, hành động của viên quản ngục đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ông 'Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.'.

Với tình huống truyện độc đáo, cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục đã để lại dấu ấn khó phai cho người đọc. Thủ pháp đối lập cũng là một điểm nhấn. Ta có thể nhận thấy sự đối lập về địa vị xã hội và bản tính của hai nhân vật: một người là tử tù với tài năng và khí phách hiên ngang, một người là viên quản ngục đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Tác phẩm còn làm nổi bật sự đối lập giữa cái đẹp với cái dơ bẩn, giữa ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ. Không gian cho chữ là một phòng giam tối tăm, đối lập với 'tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ'. Sự đối lập, đảo ngược vị thế của người tử tù và viên quản ngục: Người tù thì hiên ngang phóng những nét bút thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, còn viên quản ngục lại khúm núm chờ đợi 'Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng'. Bằng ngôn ngữ tinh tế, nhịp điệu câu văn chậm, truyện ngắn gợi lên cho người đọc không gian cổ xưa của một thời vang bóng. Ngôi kể thứ ba được sử dụng giúp người đọc có hình dung khái quát về hoàn cảnh, tính cách mỗi nhân vật.

Xuyên suốt tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin về sự tỏa sáng của cái đẹp ngay cả trong không gian tồn tại của cái xấu, cái ác. Qua 'Chữ người tử tù', nhà văn muốn khẳng định sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống, nó có thể cứu rỗi linh hồn và giúp người với người gần gũi, hiểu nhau hơn. Truyện ngắn đã đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 5)

Nguyễn Tuân là nhà văn 'Suốt đời đi tìm cái đẹp'. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định rằng: 'Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là 'thiên lương' trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục'. Trước cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông 'thoát li khỏi hiện thực, tìm về một thời vang bóng' với những thú vui hết sức tao nhã: thưởng trà, uống rượu,... một trong số đó là thú chơi chữ. Thú vui này được tái hiện trong 'Chữ người tử tù' in trong tập 'Vang bóng một thời'.

Tác phẩm ban đầu có tên là 'Dòng chữ cuối cùng' và được in trên 'tạp chí Tao Đàn', khi xuất bản thành sách, Nguyễn Tuân mới đổi tên truyện ngắn thành 'Chữ người tử tù'. Chủ đề tác phẩm được Nguyễn Tuân đề cập là 'Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác'.

'Chữ người tử tù' kể về nhân vật Huấn Cao với những phẩm chất cao đẹp và tài năng đặc biệt. Ông Huấn có tài viết chữ rất đẹp. Vì chống lại triều đình, Huấn Cao bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn, tại đây, ông đã có cuộc gặp gỡ éo le với viên quản ngục. Khi viên quản ngục biệt đãi với Huấn Cao, ông tỏ ra khinh thường. Nhưng sau khi thấy được tấm lòng 'biệt nhỡn liên tài' của viên quản ngục, ông quyết định cho chữ. Vào buổi tối trước khi Huấn Cao bị xử tử, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xuất hiện. Người tử tù mang trên mình đầy xiềng xích đang viết ra những nét phóng khoáng trên nền lụa trắng còn viên quản ngục lại khúm núm, run rẩy chờ đợi. Sau khi viết xong, Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm một nơi yên bình sống để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp. Cảm động trước lời nói của Huấn Cao, viên quản ngục đã cúi đầu lạy tạ người tử tù với sự biết ơn, trân trọng.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được Nguyễn Tuân sử dụng một cách tài tình. Truyện ngắn đã khắc họa nhân vật Huấn Cao nổi bật lên với ý chí anh hùng, bất khuất, tài hoa, uyên bác, lương thiện. Ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản đối triều đình, khi bị bắt, ông vẫn giữ tư thế hiên ngang. Trong phần trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại đầu truyện, ta cũng có thể nhận thấy được tài năng của ông Huấn 'Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?'. Tài năng của ông được nhiều người biết đến và ca tụng. Chữ của ông chỉ trao cho những 'tấm lòng trong thiên hạ', ông không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ 'Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ'. Không chỉ có tài năng, Huấn Cao còn mang trong mình tấm lòng lương thiện, sau khi nhận thấy tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ 'Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ'. Qua nhân vật Huấn Cao, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân 'cái đẹp đi liền với cái tâm'.

Viên quản ngục cũng được khắc họa một cách ấn tượng trong tác phẩm. Ông là người ngay thẳng, yêu cái đẹp nhưng phải sống ở nơi đầy gian dối, tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh đó, viên quản ngục vẫn cố giữ sự trong sạch cho tâm hồn, ông mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, hành động của viên quản ngục đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ông 'Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.'.

Với tình huống truyện độc đáo, cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục đã để lại dấu ấn khó phai cho người đọc. Thủ pháp đối lập cũng là một điểm nhấn. Ta có thể nhận thấy sự đối lập về địa vị xã hội và bản tính của hai nhân vật: một người là tử tù với tài năng và khí phách hiên ngang, một người là viên quản ngục đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Tác phẩm còn làm nổi bật sự đối lập giữa cái đẹp với cái dơ bẩn, giữa ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ. Không gian cho chữ là một phòng giam tối tăm, đối lập với 'tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ'. Sự đối lập, đảo ngược vị thế của người tử tù và viên quản ngục: Người tù thì hiên ngang phóng những nét bút thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, còn viên quản ngục lại khúm núm chờ đợi 'Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng'. Bằng ngôn ngữ tinh tế, nhịp điệu câu văn chậm, truyện ngắn gợi lên cho người đọc không gian cổ xưa của một thời vang bóng. Ngôi kể thứ ba được sử dụng giúp người đọc có hình dung khái quát về hoàn cảnh, tính cách mỗi nhân vật.

Xuyên suốt tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin về sự tỏa sáng của cái đẹp ngay cả trong không gian tồn tại của cái xấu, cái ác. Qua 'Chữ người tử tù', nhà văn muốn khẳng định sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống, nó có thể cứu rỗi linh hồn và giúp người với người gần gũi, hiểu nhau hơn. Truyện ngắn đã đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 6)

Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.

Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt 'Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.

Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn

Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 7)

Với cách lí giải nguồn gốc muôn loài một cách thú vị, 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'. Đặc biệt, truyện còn được coi là tác phẩm độc đáo về chủ đề và đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.

'Cuộc tu bổ lại các giống vật' xoay quanh việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình hoàn thành công việc, một phần do thiếu các nguyên liệu, một phần do sự nóng vội, các con vật được hình thành nhưng chưa đầy đủ bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ, bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã lí giải một cách thú vị về đặc điểm, tập quán của một số loài vật thân thuộc với cuộc sống con người như vịt, chó, chim.

Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào buổi sơ khai, khi ấy thế gian còn chưa xuất hiện loài người 'trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật'. Trong khoảng không gian vũ trụ rộng lớn mà buồn tẻ đó, Ngọc Hoàng mong muốn 'có một thế giới ngay trong một sớm một chiều' nên đã nặn ra vạn vật. Tuy nhiên, vì không có đủ nguyên liệu và vội vàng muốn thế giới đông vui hơn, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi cùng các nguyên liệu để tiến hành công cuộc tu bổ. Quyết định này được truyền xuống trần gian đã làm vạn vật mừng rỡ và hạnh phúc 'Tin ấy ban bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết'. Với những cố gắng và sự tận tình, ba vị Thiên thần sau ba ngày ở hạ giới gần như hoàn thành công việc được giao phó, 'cố lo làm tròn nhiệm vụ'. Mọi giống vật sau khi được tu bổ đều mãn nguyện và vui vẻ bởi cuối cùng cơ thể cũng hoàn thiện 'khi ra về đều lấy làm thỏa mãn'. Tuy nhiên, trong thời gian bù đắp, ba loài vật là vịt, chó và chim vì đến muộn nên ba vị Thiên thần đã tận dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện những cái chân còn thiếu của chúng. Các vị Thiên thần 'bẻ tạm chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó', 'bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân'. Nhờ tấm lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Song, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ khi cơ thể được hoàn thiện, mà lại hết sức lo lắng 'Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được'. Qua những chi tiết như vậy, ta thấy được các quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm, tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc tính trên bộ phận mỗi loài và mong muốn nhận được lời giải đáp chính xác. Cứ như thế, bằng trí tưởng tượng phong phú, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện dí dỏm gắn liền với chiếc chân sau của chó, chiếc chân còn thiếu của vịt 'Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên cho nó khô ráo' và đôi chân mềm yếu của các loài chim cùng thói quen chới với ba lần trước khi đậu 'Bao giờ muốn dùng nó thì đặt nhóm chân xuống đất xem có vững không đã rồi hãy bay đậu'. Với những lý giải thú vị, chủ đề của truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' không còn khắc họa hình ảnh đào non, lấp biển, phân chia trời đất mà trở nên gần gũi, quen thuộc khi xoay quanh các sự vật, hiện tượng gắn liền với chính đời sống hàng ngày của con người.

Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nội dung chính của truyện chỉ đơn giản xoay quanh các lý giải thú vị về đặc điểm, tập quán của vịt, chim, chó,... Và để cho truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn, các tác giả dân gian đã sử dụng sáng tạo yếu tố kì ảo, hư cấu. Đặc biệt là trong việc khắc họa vật các vị thần Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần với sức mạnh phi thường 'Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra các vật', 'ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa đầy đủ'. Yếu tố kì ảo cũng được vận dụng linh hoạt, thể hiện qua công cuộc tu bổ, bù đắp những thiếu sót bộ phận cơ thể của mỗi loài vật. Ngoài ra, một trong những đặc sắc về nghệ thuật phải kể đến là cách xây dựng nhân vật. Trước hết, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng - vị thần quen thuộc trong truyện thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội khi tạo ra con người và thế giới muôn loài. Tiếp đến, Ngọc Hoàng cũng là vị thần có nét gần gũi với con người khi nóng vội 'muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều'.

Qua những phân tích, đánh giá trên đây, chúng ta thấy được truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn cùng các sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện đã làm phong phú hơn nữa chủ đề lớn của thể loại thần thoại - quá trình tạo lập thế giới, muôn loài.

Truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và các sáng tạo của dân gian xưa.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 8)

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện 'Cây khế'. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Truyện 'Cây khế' phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỷ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ 'rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để ' khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động 'nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang' đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí... còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than ' ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu...' rồi hành động 'chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về' cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 9)

Thần Trụ Trời' là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là 'vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,...' cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.

Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.

Truyện thần thoại 'Thần Trụ Trời' vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,...vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 10)

Nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện ngắn Chữ người tủ từ là tình huống truyện. Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Đòng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiên lương; quản ngục đúng quản ngục của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cạn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn. Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đẹp của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc. Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 11)

Văn học từ bao đời nay, là bản trường ca hát về những mảnh đất xa xôi ngoài chân trời, nơi mà những vẻ đẹp và lí tưởng con người luôn hướng đến. Con người sáng tác ra văn chương để vẽ về những vẻ đẹp của đời sống, nơi con người thực sự thăng hoa và được tôn vinh trong chính bức tranh nghệ thuật mà họ tạo nên . Nghệ thuật luôn là tấm gương chân thật nhất luôn hướng đời mình đến con người, họ là trung tâm của những sức mạnh trên thế giới này, họ có thể làm ra những điều phi thường, họ là những người có lí tưởng cao đẹp. Bởi vì vậy hình tượng con người trong vũ trụ luôn đi đôi với nghệ thuật sáng tạo, đặc biệt là những tác phẩm văn chương chân chính, thứ đã nuôi dưỡng và tạo ra những vẻ đẹp ấy. Không phải từ đời sống mà có thể tạo ra những giá trị hay, mà phải trải qua một quá trình gạn lọc, chưng cất từ trên những trang giấy để từ đó mới xuất hiện những điểm sáng của nghệ thuật được. Lí tưởng sống của con người luôn được đề cao, bởi nó mang tầm vóc của những điều phi thường, là yếu tố cơ bản để kiến tạo nên những điều kì diệu. Phải có lí tưởng, phải có khao khát, ước vọng mới có thể làm nên những việc lớn, chính vì vậy đây là yếu tố được khai thác nhiều trong sáng tạo nghệ thuật. Những lí tưởng bước ra từ bức màn của nghệ thuật luôn là những gì đẹp nhất, không chỉ hình thành từ một cá nhân trong cộng đồng mà nó còn là của tập thể chung. Sử thi Đăm Săn của người dân tộc Ê đê đã thực sự thành công khi tái hiện hình ảnh người anh hùng trong xã hội với những lí tưởng cao đẹp khi ước mơ bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ.

Sử thi là một thể loại văn học vô cùng thú vị, bởi nó mang nhiều yếu tố hoang đường kì ảo nhưng không đánh mất đi những giá trị vốn có, vì bên cạnh những yếu tố ấy những chất liệu để tạo nên một sử thi hay là nhân vật có thật, câu chuyện có thật. Những yếu tố kì ảo chỉ được thêm vào để làm nền và làm nổi bật sự phi thường của người anh hùng. Nhân vật trong sử thi là những người phi phàm đại diện cho lí tưởng cao đẹp của cả một cộng đồng, là người đi tiên phong để mở ra một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp cho mọi người. Một người anh hùng chắc chắn phải lập ra được những chiến công lẫy lừng, vang danh, đó không chỉ là sự hào nhoáng mà còn là những ý nghĩa sâu xa và thế giới nghệ thuật muốn đề cập đến. Đến với Sử thi Đăm Săn, đặc biệt là đoạn trích đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, người anh hùng ấy hiện lên với đầy đủ những vẻ sáng của cuộc đời, đó là khát khao của con người về tình yêu và hạnh phúc, về sự chinh phục thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn. Chàng Đăm Săn là một hình mẫu cho những điều cao đẹp của một cộng đồng.

Người dân tộc Ê đê thuộc chế độ mẫu hệ, bởi vì vậy, chỉ có người vợ mới được bắt chồng chứ không có những người chồng được bắt vợ, hành động của Đăm Săn và kết quả của hành động ấy đã thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc văn hoá truyền thống của người Ê đê, chính vì vậy tính lịch sử và văn hóa trong tác phẩm sử thi này rất cao và tỉ mỉ. Đăm Săn muốn chinh phục nữ thần mặt trời về làm vợ xuất phát từ mong muốn cho cuộc sống của cộng đồng trở nên ấm no hơn, bởi có được sức mạnh của nữ thần.

Vượt qua bao nhiêu là khó khăn cách trở, sự can ngăn của vợ, … Chàng Đăm Săn vẫn mang trong mình khát khao được gặp nữ thần mặt trời và bày tỏ mong muốn của mình. “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh, có tranh xé tay, gai mây đâm chân, không màng ăn uống”, chàng cứ thế trên con chiến mã của mình vẫn tiếp tục lao như bay về phía nơi ở của nữ thần mặt trời với đầy khí thế hừng hực. Chàng phi ngựa như bay qua vùng đất Sáp Đen, chàng cưỡi trên con chiến mã ấy vượt qua không biết bao nhiêu cánh rừng, bao nhiêu ngọn núi, người và người cứ thế lao vun vút như tên. Chẳng biết mấy ngày đem, Đăm Săn đã nhìn thấy cái chuồng nuôi trâu, cái bãi thả diều ở trời, khí thế hừng hực, lao đi trong không trung. Ta có thể thấy niềm tin trong người anh hùng ấy, anh tin tưởng vào sức mạnh và tài năng của mình, có thể giúp chàng lấy được nữ thần làm vợ, đó không phải là sự viển vông mà ngược lại càng làm cho Đăm Săn ra dáng một người anh hùng với sức mạnh phi thường thực thụ. Đó là lòng dũng cảm, sự quyết tâm và khát vọng của một người anh hùng mang trong mình những lí tưởng lớn lao và vững chãi. Trải qua những chặng đường gian nan, cuối cùng chàng đã đến được nơi ấy, trước mắt chàng là những cảnh vật mà trước giờ chưa bao giờ nhìn thấy ở buôn làng của mình. “Cầu thang trông như cái cầu vồng” , “cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng”, cái chày thì lấp lánh khiến Đăm Săn không khỏi ngạc nhiên, mình đã là một tù trưởng giàu có nhất ở buôn làng rồi, không thứ gì là không có, vậy mà ở đây nhiều điều mới lạ quá khiến chàng không rời mắt. Đăm Săn xuống ngựa rồi từ từ bước vào nha, khí thế người anh hùng dũng mãnh như toả ra thứ hào quang hào nhoáng lắm, ai ai cũng biết đến sự hiện diện của chàng. “Chàng vươn bước lên cầu thang thì trong nhà người ta đã nghe”, “Chàng vươn người trên sàn hiên thì trong nhà người ta đã nghe”, … sự vĩ đại trong từng hành động của Đăm Săn cũng khiến người ta biết đến. Chàng đi vào nhà rồi ngồi ở giữa gian như một vị thần, sự hiên ngang ấy khiến gia tớ trong nhà ai cũng nhìn, thế là đã đến tai của nữ thần mặt trời. Chàng Đăm Săn mặc một chiếc áo lụa thật đẹp, ở ngoài khoác một chiếc áo chiến trông oai hùng biết bao, “Lông chân như chải, lông đùi như chuốt”, “Tiếng nghe như trống gõ mõ”,… Các tù trường không một ai có một khí thế giống như vậy, cứ ngỡ là thần tiên ở trên trời.

Những người tôi tớ của nữ thần cứ hết người này đến người kia, những ánh mắt cứ chăm chăm vào Đăm Săn, càng làm cho chàng trở nên đẹp và dũng mãnh hơn, càng tô điểm thêm cho cốt cách của chàng. Nữ thần Mặt trời cũng không kém, nàng thay không biết bao nhiêu bộ váy để tiếp đón Đăm Săn, cuối cùng nàng cũng đã chọn được chiếc váy ưng ý, “Nàng mặc một váy ánh như sét, loáng như chớp”. úc này trông nữ thần như một vị tiên giáng trần, “Mái tóc vén bên tai trông thật là đẹp”, “Đi trông như diều bay liệng, như nước lững lờ trôi”, Chàng Đăm Săn khi thấy vẻ đẹp kiều diễm ấy lại càng mê mẩn hơn nữa, trước mặt chàng là một vị nữ thần vô cùng xinh đẹp và tài giỏi, “Thân hình như cái nụ tai, với một cái cổ như con công”. Những điều đó càng khiến cho Đăm Săn muốn chinh phục hơn nữa. Tiếng của nàng lanh lảnh khẻ hỏi Đăm Săn : “Hỡi con người trần thế, ngươi muốn gì”. Đăm Săn trả lời lại : “Tôi muốn có người nấu cơm canh tôi ăn, dệt khố áo tôi mặc”, chàng tỏ ý muốn lấy nữ thần mặt trời làm vợ mình, “muốn đưa nàng xuống trần làm juê, làm êm tai , làm chị em với Hơ Nhị, Hơ Bhị”, đứng trước sự xinh đẹp của nữ thần chàng không kiềm lòng nổi mà nói ra ước muốn trong suy nghĩ của mình, chàng dũng cảm bày tỏ và tin rằng nữ thần sẽ chấp nhận lời cầu hôn của mình. Những nữ thần lại kiếm cớ để từ chối lời cầu hôn ấy, “nếu ta đi thì lợn dưới gà trên, cọp tê giác,… sẽ chết hết”, “Chết cả người Khơ me, người Lào”, “Chết cả người Ê đê Ê ga”, “Cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô” . Nữ thần một mực phủ nhận lời đề nghị của Đăm Săn, nàng từ chối một cách quyết liệt, “Thôi ngươi hãy đi lấy gùi nước về đi, Ta sắp ra đi đây”. Nhưng Đăm Săn vẫn vô cùng trung thành với cảm xúc của chính mình, chàng đã dùng cây chà gạc chẻ núi, phát rừng, giết bao nhiêu thú dữ, vượt ngàn khó khăn gian truân mới đến được đây, nói đi là đi được sao, chàng vẫn muốn nhận được sự chấp nhận của Nữ thần, “Tôi thương nàng da diết, lòng dạ tôi không nguôi, vì vậy tôi đã đến đây với nàng, muốn cùng nàng nên nghĩa vợ chồng, có lấy được nàng tôi mới về”. Sự quyết tâm và kiên định của Đăm Săn cho thấy chàng là một người hết sức mạnh mẽ và quyết đoán đối với suy nghĩ của mình, muốn làm gì thì chàng nhất định sẽ làm cho bằng được, đó cũng là một trong những yếu tố để kiến tạo nên một người anh hùng của cộng đồng.

Vậy là cuộc cầu hôn của Đăm Săn đã thất bại, Đăm Săn đã quyết định ra về mặc lời can ngăn của Nữ thần. Đăm Săn không cần sống hay chết, chàng cũng không cần ai cùng về, chàng một mình một ngựa phi như bay ra khỏi vùng đất của Mặt trời. Đất sáp đen đã dần nhão ra, chàng và chiến mã vẫn cứ phi, càng chậm dần chậm dần rồi biến mất trong khu rừng ấy. Người anh hùng ấy đã hy sinh vì những lí tưởng của chính mình. Chàng đã chết trong khát vọng với sự hiên ngang bất khuất, đó là dáng vẻ của một người anh hùng thực thụ. Cái chết đầy tính bi tráng của Đăm Săn nhuốm đầy màu sắc của bi kịch lịch sử và thời đại, đó là mâu thuẫn gay gắt giữa sự có hạn của những điều xung quanh, trái ngược với những khát vọng và lí tưởng vô hạn của người anh hùng sử thi. Hình ảnh người anh hùng ấy vẫn mãi mãi sống trong lòng người Ê đê, tồn tại mãi mãi trong những nét văn hoá lâu đời.

Truyện Sử thi về chàng Đăm Săn đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê đê. Trật tự mẫu quyền của dân tộc được thể hiện vô cùng sâu sắc qua những chi tiết của truyện, Đăm Săn không thể nào cầu hôn được nữ thần mặt trời chính là vì lí do ấy, những bản sắc văn hoá được in sâu vào trong tác phẩm nghệ thuật. Người anh hùng ấy khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, muốn chinh phục được nữ thần mặt trời để giúp đỡ cho người dân ở buôn làng, nhờ vào quyền năng của nàng có thể đem lại cho mọi người một cuộc sống tốt hơn nhưng tiếc thay chàng đã thất bại. Nhưng đó không phải là một sự thất bại hoàn toàn, tiếng thơm muôn đời của chàng Đăm Săn vì muốn đem lại hạnh phúc cho muôn dân mà hy sinh cuộc đời mình mãi mãi in sâu vào trong tâm trí của cộng đồng dân tộc, từ hình ảnh ấy là những bài học vô cùng quý giá về lí tưởng trong cuộc sống. Sống một cuộc đời giống như Đăm Săn không bao giờ lãng phí, đó là một cuộc đời mà nhiều người mơ ước, được vùng vẫy trong lí tưởng cao đẹp, được là người anh hùng của mọi người, mãi mãi về sau.

Truyện Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời không chỉ có những ý nghĩa hay về nội dung mà những đặc sắc về nghệ thuật cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết để tạo nên một câu chuyện ý nghĩa như vậy. Nhân vật Đăm Săn được lí tưởng hoá, thần thánh hoá với những yếu tố kì ảo và sức mạnh phi thường đã thể hiện được những lí tưởng cao đẹp của một bậc anh hùng tượng trưng cho xã hội. Ngôn ngữ đối thoại của Đăm Săn và Nữ thần vô cùng chặt chẽ, linh hoạt, thể hiện được đầy đủ tính cách qua từng lời nói của nhân vật, chính vì vậy sử thi Đăm Săn trở nên vô cùng gần gũi với bạn đọc. Các yếu tố phiêu lưu, trải nghiệm trong chuyện cũng đã góp phần làm nên thành công, không chỉ là những bài học khô khan nhạt nhẽo, những điều nhân văn được thể hiện một cách kém hấp dẫn, câu chuyện lôi cuốn người đọc bằng những yếu tố hết sức màu sắc Sử thi, hết sức nghệ thuật và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc người Ê đê.

Sử thi Đăm Săn đã mở ra trong cảm xúc của người đọc những điều tuyệt vời về cuộc đời của một người anh hùng dân tộc, một người anh hùng của thời đại. Lí tưởng trong người chàng là những thứ cao đẹp và đầy tính nhân văn, nó không chỉ góp phần thể hiện một đời sống phong phú dân tộc mà còn mang ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ vô cùng sâu sắc. Không đơn thuần là một người anh hùng bước ra từ những trang sử thi với những yếu tố kì ảo mà còn là một tượng đài kì vĩ về những điều tuyệt vời trong đời sống, người anh hùng văn hoá tạo dựng những nét đẹp phi thường cho cộng đồng, dân tộc.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 12)

Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình Nho giáo, quê ông ở làng Mọc nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại, cả đời ông say mê đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để từ đó thổi hồn vào trong các tác phẩm của mình những làn gió mới, những vẻ đẹp nhân văn cao đẹp. Các tác phẩm chính của ông gồm có : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960),… Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 tên tạp chí Tao Đàn, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, lỗi lạc với ý chí hiên ngang, bất khuất, cho dù là chí lớn không thành nhưng ông cũng không bao giờ gục ngã, vẫn giữ cho mình tâm hồn thanh cao trước cảnh ngục tù tối tăm, u uất.

Thành công của một tác phẩm truyện ngắn là đến từ tình huống truyện đặc sắc, đó chính là chiếc chìa khóa thúc đẩy cốt truyện dâng lên cao trào như cách mà Nguyễn Minh Châu từng nói đó là: “Tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Chữ người tử tù cũng là một câu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào nghịch cảnh trớ trêu, cuộc hội ngộ giữa hai thế lực đối lập. Một bên đại diện cho con người tài hoa khí phách, một bên là quyền lực tăm tối của xã hội phong kiến. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính, lôi cuốn người đọc, cuối cùng vẻ đẹp thiên lương tao nhã đã thắng thế trước sự xã hội tàn bạo, xấu xa.

Chữ người tử tù xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện, họ là trung tâm đại diện cho cái đẹp thanh cao trong tâm hồn, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù thực tại xã hội có dở bẩn ra sao cũng không thể nào làm vướng bẩn nhân cách thiên lương của họ. Trước tiên là hình tượng Huấn Cao – một vị anh hùng sa cơ, thất thế ông là người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho chính mình. Ấy thế mà trong con mắt của chế độ phong kiến ông lại bị gọi là kẻ “phản nghịch”, kẻ cầm đầu nguy hiểm cần phải tiêu diệt. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân sáng tạo hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát – một người tài hoa, nghệ sĩ, tinh thần quả cảm và đặc biệt là có tài viết chữ đạt đến độ tuyệt mỹ. Huấn Cao là cách gọi kính trọng, là một người mang họ Cao giữ chức huấn đạo – chức quan trông coi việc học ở một huyện.

Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với lối miêu tả gián tiếp là hoàn toàn có dụng ý khéo léo, chu toàn ông muốn để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách tự nhiên mà không đường đột, từ đó cho người đọc thấy được hình tượng nhân vật phi thường tiếng thơm đã truyền đi khắp nhân gian, khi nhắc đến tên tuổi cả viên quản ngục hay thầy thơ lại đều đã từng nghe qua. Cái tài hoa, nghệ sĩ của ông Huấn cao còn được bộc lộ rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, chỉ với hy vọng có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, vuông lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chẳng có gì có thể làm cho viên quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.

Huấn Cao còn là vị anh hùng với khí phách hiên ngang ngút trời, dù lâm vào cảnh tù đày đối diện với án tử nhưng ông chẳng một chút sợ hãi vẫn giữ cho mình nhân cách thanh cao, không nhún nhường trước cường quyền táo bạo. Trước lời giễu cợt của bọn lính cai ngục, Huấn Cao im lặng “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng” một hành động dứt khoát như là lời cảnh báo chắc nịch của người tử tù với bọn nha sai hách dịch, cậy quyền. Trong ngục tù tăm tối ông thản nhiên, ung dung “nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thật là hiếm có người tù nào sắp chết mà vẫn giữ thái độ điềm nhiên, bình thản được như Huấn Cao. Chẳng sợ cường quyền, khinh bạc chế độ xã hội tàn bạo dù biết trước sẽ phải đối đầu với một trận “lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” thế nhưng người anh hùng cũng chẳng thể dối lòng “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây” Câu nói thẳng thừng như gáo nước lạnh tạt thẳng vào bộ mặt phong kiến.

Nguyễn Tuân còn miêu tả người anh hùng kiên cường mang tấm lòng thiên lương cao cả. Huấn Cao từ thuở sinh thời không bao giờ ham phù hoa, danh lợi mà bán chữ. Đời ông cũng chỉ viết có “hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho những người bạn tri kỷ. Ông quan niệm cái đẹp thanh cao phải được trao cho đúng người mới phát huy được hết giá trị của nó. Huấn Cao đã bị cảm động trước sự đối đãi chân tình “biệt nhỡn liên tài” của chủ tớ Viên quản ngục. Tấm lòng nhân hậu không muốn phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”.

Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ bẩn, dung tục. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau tỏa sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã. Viên quản ngục dường như chọn nhầm nghề, ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Như cách mà tác giả nói “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà vẫn giữ cho tâm hồn mình không vị vùi lấp trong bùn lầy, ông còn còn biết trân trọng cái đẹp, biết nể trọng người tài, là người dũng cảm bất chấp hiểm nguy.

Vào một đêm hoang vắng, tại trại giam tỉnh Sơn đã xảy ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong buồng giam tăm tối, chật hẹp, mùi ẩm mốc bốc lên, xung quanh là đầy nhưng mạng nhện giăng, mùi hôi thối của phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa, ngọn lửa đỏ rực của ngọn đuốc đang cháy hừng hực. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, vị thế nhân vật dường như đổi dời người nắm quyền thế bỗng dưng khép nép, kính cẩn trước một tử tù. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của mình.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 13)

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, câu chuyện Thần Gió được coi là một tác phẩm thần thoại độc đáo, phản ánh tầm quan trọng của sự kết nối giữa con người và tự nhiên. Tác phẩm này không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện tinh thần tôn trọng, biết ơn và thấu hiểu đối với những yếu tố vô hình trong cuộc sống hàng ngày.

Trong câu chuyện, Thần Gió được mô tả có hình dáng không đầu và có bảo bối là một chiếc quạt mầu nhiệm. Hình tượng kỳ quặc của Thần Gió thể hiện tính khó lường, khó đoán của tự nhiên. Thần Gió có khả năng điều khiển gió, từ việc tạo ra những cơn gió nhẹ cho đến những cơn bão dữ dội. Khả năng này thể hiện sự quyền năng và ảnh hưởng của tự nhiên đối với cuộc sống con người. Việc Thần Gió làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng phản ánh vai trò của tự nhiên đối với việc sản xuất, thời tiết và sinh kế của người dân. Những hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, sét không chỉ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp mà còn là một phần không thể thiếu của tự nhiên.

Một phần quan trọng của câu chuyện là sự hiểu lầm của con thần Gió khiến người dân gặp khó khăn và bất hạnh. Sự nghịch ngợm của con thần đã làm rơi bát gạo quý báu vào ao bùn, gây ra mất mùa và thiếu thốn cho một người nông dân. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ mưa bão khiến cho người dân mất mùa đói kém. Nó chỉ là một “hiểu lầm” vô tình do sự nghịch ngợm của thần Gió, nhưng hậu quả nó để lại vô cùng to lớn cho những sinh linh dưới mặt đất.

Thần Gió trong văn hóa dân gian Việt Nam là một tác phẩm thần thoại tương đối phong phú, tương tác giữa con người và tự nhiên được thể hiện qua hình tượng Thần Gió và việc ẩn dụ với những thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, không một ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những cơn gió tinh nghịch ấy.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (mẫu 14)

đang cập nhật

1 85 lượt xem