TOP 20 mẫu Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (HAY NHẤT 2024)

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 79 lượt xem


Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

Dàn Ý Trình Bày Suy Nghĩ Về Nỗi Niềm Của Nhân Vật Xúy Vân

1. Mở đoạn: Nêu khái quát cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật Xúy Vân.

2. Thân đoạn:
Nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân:
+ Nỗi đau đớn, tủi hổ, cảm thấy dang dở, lỡ làng.
+ Tâm trạng đắng cay, bực tức vì không ai thấu hiểu, cảm thông.
+ Khát khao về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
+ Thương xót cho thân phận.

3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với nhân vật.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 1)

Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành , còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:

“Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa”

Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 2)

Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực sự đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham dùi mài kinh sử khiến Xúy Vân rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh, thỏa mãn hết sự thiếu thốn bấy lâu nay. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi đã tìm được tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Dù gì đi nữa, cũng phải thấy sự mạnh mẽ tiềm tàng trong Xúy Vân khi dám đi tìm tình yêu vào cái thời nữ phải theo khuôn phép, chuẩn mực. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 3)

Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 4)

Mỗi lần đọc văn bản 'Xúy Vân giả dại', em lại thấy đồng cảm, xót thương cho nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân. Những lời kể lể, than vãn của nàng được cất lên từ một tâm hồn đau khổ, bất hạnh. Sống lâu trong cảnh chờ chồng, nàng rơi vào mối tình ngang trái với Trần Phương. Sự dang dở, lỡ làng được khắc họa thông qua tiếng gọi đò trên sông 'Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,/ Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò'. Đoạn nói vỉa đã cho em thấy nỗi tủi hờn, bẽ bàng của nhân vật. Nàng luôn giữ cho mình ngọn lửa tình yêu và niềm mong ước về một cuộc sống vợ chồng đơn sơ, giản dị 'Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.'. Càng hi vọng thì nàng càng rơi vào tuyệt vọng, để rồi cất lên tiếng nói đầy xót thương cho phận mình: 'Con cá rô nằm vũng chân trâu,/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!'. Nói tóm lại, nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân thể hiện qua lớp chèo 'Xúy Vân giả dại' cũng là tiếng lòng thầm kín của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 5)

Xuyên suốt màn chèo Xúy Vân giả dại, ta nhận ra biết bao vẻ đẹp của nhân ái và khát vọng tình yêu đã rực cháy như ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt trong trái tim người thiếu phụ. Khát vọng tình yêu tự nhiên nên vẻ đẹp với ánh sáng lung linh của thời đại càng đi sâu và hòa quyện tâm hồn vào con người của Xúy Vân, thông cảm cho nàng hơn bao giờ hết. Vở chèo đã góp chung một tiếng nói phản kháng các cuộc hôn nhân giả dối, gượng ép, ủng hộ tình yêu thiên tính. Nhịp sóng lòng về tình yêu của Xúy Vân tựa những nốt nhạc trầm bổng du dương, tạo nên trong tao đàn văn học dân gian một giai điệu không dứt và mãi xao xuyến, rung động tâm hồn con người qua bao thời đại.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 6)

Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử. Một thiếu phụ đang ở tuổi rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Khi cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng mình. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi từ bỏ tất cả để đến với tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 7)

Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang có tâm hồn trong sáng, và lúc nào cũng mang trong mình khát vọng của tình yêu, của hạnh phúc. Nhưng cuối cùng nàng lại chết một cách đáng thương, chỉ vì tin lời của một kẻ phụ tình mà nàng đã bất chấp mọi rào cản, thậm chí bỏ chồng để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.Trích đoạn này thể hiện sự lên án của xã hội đối với hành động 'bỏ chồng theo trai' của Xúy Vân nhưng cũng thể hiện sự đồng cảm với tình yêu tự do, trong sáng ấy của nàng.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 8)

Màn chèo Xúy Vân giả dại đem đến cho người đọc một suy nghĩ về vẻ đẹp của người con gái và khát vọng tình yêu đã rực cháy như ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt trong trái tim người thiếu phụ. Khát vọng tình yêu tự nhiên ấy nên vẻ đẹp với ánh sáng lung linh của thời đại càng đi sâu và hòa quyện tâm hồn vào con người của Xúy Vân, thông cảm cho nàng hơn bao giờ hết. Vở chèo đã góp chung một tiếng nói phản kháng các cuộc hôn nhân giả dối, gượng ép, ủng hộ tình yêu thiên tính. Nhịp sóng lòng về tình yêu của Xúy Vân tựa những nốt nhạc trầm bổng du dương, tạo nên trong tao đàn văn học dân gian một giai điệu không dứt và mãi xao xuyến, rung động tâm hồn con người qua bao thời đại.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 9)

Nhân vật Xúy Vân là nhân chứng cho thời đại xã hội đầy bất công với người phụ nữ. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử. Một thiếu phụ đang ở tuổi rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Khi cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng mình. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi từ bỏ tất cả để đến với tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 10)

Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân được thể hiện trong đoạn trích 'Xúy Vân giả dại' đã để lại cho em những ấn tượng, suy ngẫm sâu sắc. Sống trong xã hội phong kiến xưa, Xúy Vân không thể tự định đoạt hạnh phúc. Suốt thời gian dài vùi mình trong cảnh lẻ loi, chờ chồng, Xúy Vân đã xiêu lòng trước lời tán tỉnh của Trần Phương. Những lời bộc bạch 'Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm' đã thể hiện khát vọng hạnh phúc đơn sơ, bình dị. Xúy Vân cũng mơ ước về một cuộc sống hôn nhân giản đơn, cũng mong muốn trở thành vợ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, sự đau khổ tột cùng khiến nàng không đủ tỉnh táo mà nửa tỉnh nửa điên. Tình cảnh của Xúy Vân khiến người đọc chua xót biết bao!

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 11)

Đọc văn bản 'Xúy Vân giả dại', em không khỏi thương cảm cho số phận bất hạnh của nhân vật Xúy Vân. Nàng phải sống trong cảnh cô đơn, chờ chồng. Chính khoảng thời gian xa cách ấy, nàng đã bị xao động bởi lời nói ngon ngọt của Trần Phương. Những mâu thuẫn, giằng xé trong tâm can của nhân vật khiến bản thân người đọc, người xem cũng vô cùng day dứt. Câu nói 'Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên' được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh nỗi ấm ức vì sự sắp đặt của mẹ cha. Hành động giả dại và lời tự thú của Xúy Vân cho thấy nỗi chán chường, tuyệt vọng của người phụ nữ không thể định đoạt hạnh phúc riêng. Dẫu vậy, nàng vẫn luôn hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp với hình ảnh chồng cày cấy, vợ mang cơm. Đây quả là khát vọng nhỏ bé nhưng lại quá đỗi xa vời đối với Xúy Vân! Trong cảm nhận của em, nhân vật này vừa đáng thương vừa đáng trách.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 12)

Qua văn bản 'Xúy Vân giả dại' trích chèo 'Kim Nham', em cảm thấy thương xót cho thân phận của nhân vật Xúy Vân. Nàng phải sống trong cảnh 'chăn đơn gối chiếc', chờ ngày chồng về. Chính vì vậy, không tránh khỏi cảm giác cô đơn, xót xa. Trong điệu hát con gà rừng, Xúy Vân thể hiện sự bực tức, uất ức vì không nhận được sự thấu hiểu, cảm thông của mọi người. Ngoài ra, khát khao về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, sum vầy vẫn luôn rực cháy trong tâm trí của Xúy Vân. Nàng mong ước về cảnh chồng đi gặt, vợ mang cơm. Tuy nhiên, càng hi vọng thì nàng càng rơi vào tuyệt vọng tới nỗi đánh mất lí trí. Bi kịch của Xúy Vân cũng chính là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 13)

Mỗi lần đọc lớp chèo 'Xúy vân giả dại', em lại thấy xót xa cho số phận hẩm hiu và khát vọng hạnh phúc bình dị của nhân vật Xúy Vân. Trong đoạn trích, nàng trực tiếp thổ lộ nỗi niềm tâm trạng của mình. Đó là nỗi buồn tủi, tự cảm thấy bản thân dở dang, lỡ làng 'Tôi kêu đò, đò nọ không thưa/ Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.'. Hay đó còn là sự ân hận, xấu hổ vì đã 'Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương'. Chịu cảnh lẻ loi một mình, nàng không khỏi rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng 'Con gà rừng ăn lẫn với công,/ Đắng cay chẳng có chịu được, ức!'. Chưa bao giờ, nàng thôi hi vọng, mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc 'Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.'. Có thể nói, nỗi niềm của Xúy Vân cũng là nỗi niềm sâu kín của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân (mẫu 14)

đang cập nhật

1 79 lượt xem