TOP 10 mẫu Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú (HAY NHẤT 2024)

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.

1 66 lượt xem


Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú

Đề bài: Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú, trong đó có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú (mẫu 1)

Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường là những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là những giải pháp đưa đề ra nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là mối nguy hại đe dọa đến sự sống của mọi loài trên Trái đất này và một trong những nguyên nhân tác động đến môi trường là sự gia tăng của rác thải nhựa. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đề xuất rất nhiều các giải pháp nhằm giảm tải rác thải nhựa nhưng trên hết để làm được điều đó thì cần phải có sự nỗ lực của toàn cầu.

Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp... đặc điểm của loại rác thải này là thời gian phân hủy cực kì lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Tính từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai. Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương với khối lượng lần lượt là 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải nhựa ở ngoài đại dương. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số cực kì đáng báo động. Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển.

Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu từ 100 - 1000 năm và trong quá trình phân huỷ đó chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ. Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… mà khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh… Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất rác thải nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng, oxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng 'ô nhiễm trắng' và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản. Có đến hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở.

Việc xử lý triệt để rác thải nhựa có lẽ là bài toán không lời giải. Cách tốt nhất để giải quyết rác thải nhựa đó là mọi người cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải nhựa, tuyệt đối không thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường. Nhiều quốc gia cũng đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như sử dụng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở các thành phố lớn. Cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay bằng ý thức của các cá nhân tổ chức và cộng đồng. Tuy tình trạng xả rác thải nhựa vẫn còn tiếp diễn tại rất nhiều nơi và cũng khiến nhiều người bức xúc, chúng ta không thể phủ nhận rằng, công tác tuyên truyền, các hoạt động vì môi trường, các tổ chức tình nguyện…vẫn ngày một cố gắng và hoạt động năng nổ hơn. Để giải quyết triệt để vấn đề về rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú (mẫu 2)

Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp với bài thơ “Trái đất” đã gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về con người và sự sống trên hành tinh thân yêu:

“Trải đất! Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân

Để giành giật, họ lao vào, đá, đá.

Trải Đất với tôi – chẳng là dưa là bóng

Với tôi, người - khuôn mặt thân thương

Nước mắt người tôi lau - xin đừng khóc nữa

Rửa sạch máu cho người đây, tôi hát, dịu dàng”

Bài thơ đã gợi lên trong bạn đọc những suy nghĩ về cách hành xử của con người với trái đất và những ảnh hưởng tiêu cực mà trái đất đang phải chịu đựng.

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn nạn đáng lo ngại trong cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phát triển, con người với thiên nhiên dần trở nên xa cách. Không còn lối sống hòa hợp với tự nhiên mà con người sẽ lợi dụng tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Nhu cầu của con người càng lớn thì mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng. Vì vậy, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Một trong những ảnh hưởng đầu tiên đó là chất lượng không khí. Không khí là nguồn cung cấp hơi thở, duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên, việc hít thở không khí đang trở nên khó khăn với loài người vì lượng khí thải xả ra bầu trời hằng ngày. Đó là khói bụi từ các ô tô, xe máy, khí hóa chất từ các nhà máy, khí đốt từ người dân,… Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về phổi, thậm chí gây ra ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. WHO cũng ước tính, năm 2016, Việt Nam có hơn 60.000 người chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính do ô nhiễm không khí gây ra. Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội trong năm 2019 có những thời điểm ngang bằng với chỉ số Bắc Kinh-vùng có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới.

Môi trường đất cũng bị ô nhiễm gây hại đến cả đời sống của con người, các loài động vật, thực vật. Ô nhiễm xuất phát từ hóa chất từ các nhà máy thải xuống lòng đất, rác thải con người chôn, ... khiến cây cối không thể phát triển, động vật phải di chuyển nơi sinh sống. Nghiêm trọng nhất đó là hiện tượng xói mòn đất, sạt nở rừng, gây nguy hiểm cho người dân. Năm2020 , Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức độ gay gắt và khốc liệt. Tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Ngoài ra, môi trường nước trở nên ô nhiễm, bốc mùi, đổi màu. Xuất phát từ chất thải sinh hoạt từ các gia đình, chất thải hóa học, rác thải,…gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Năm 2016 đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Nguồn nước ô nhiễm, đổi màu, bốc mùi ở sông Tô Lịch cũng là một trong những hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Do thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, hàng nghìn ha rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại miền Trung cũng là một trong những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra với loài người.

Tàn phá môi trường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vậy nếu chúng ta có ý thức bảo vệ, cuộc sống sẽ ra sao? Trước hết, nó sẽ đem lại một nguồn không khí trong lành, tăng cường sức khỏe cho con người và nâng cao thẩm mĩ đô thị. Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức tự giác thì môi trường sống xung quanh trở nên xanh, sạch đẹp khi không có rác thải. Con người sẽ có được nguồn nước sạch, trong lành để sinh hoạt, nuôi trồng, phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, chúng ta sẽ tạo nên hình ảnh một đất nước xanh sạch đẹp, được bạn bè quốc tế biết đến tham quan và du lịch.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng: Trái Đất đang “chảy máu” bởi chính những hành động thiếu ý thức của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta? Trước hết, hãy biết trân trọng môi trường sống xung quanh mình, tự cung cấp cho bản thân những hiểu biết nhằm bảo vệ môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông dùng một lần, chúng ta hãy sử dụng túi vải có thể tái chế. Hãy vưt rác đúng quy định và học cách phân loại rác phù hợp. Hãy tham gia những hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường, vừa nâng cao kĩ năng sống cho bản thân vừa cống hiến có ích cho xã hội. Với tôi, là một người trẻ, tôi mong muốn có thể đóng góp trí tuệ và năng lực của bản thân đem đến những việc làm có ý nghĩa với cộng đồng.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú (mẫu 3)

Mạng xã hội hiện nay vô cùng phổ biến, vô tình kéo theo tình trạng bạo lực mạng ngày càng tăng cao. Bạo lực mạng là tình trạng gửi cho người khác những tin nhắn quấy rối hoặc gây tổn thương thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… Điều đáng nói, nhiều khi nạn nhân không biết người gửi tin nhắn hay bình luận “xấu” về mình là ai. Bạo lực mạng là hành vi xúc phạm danh dự, tổn hại đến nhân phẩm, xúc phạm thân thể của người khác. Đây là hành vi vô đạo đức, ảnh hưởng tới uy tín, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho người bị hại. 

So với bắt nạt trực diện, vấn đề bạo lực mạng cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến. Tại Việt Nam những mạng xã hội phổ biến như facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Trên MXH, con người cư xử với nhau theo nhiều cách, có người trang nhã, lịch sự nhưng cũng có người thô lỗ. Dù không quen biết nhưng chỉ qua một hình ảnh, một bài viết, họ vẫn sẵn sàng chửi bới, ném đá nhau, dẫn tới xô xát thật ngoài đời. Người bạo lực mạng thường xuyên lăng nhục mọi người qua mạng xã hội, lôi kéo mọi người chửi rủa người khác. Lan truyền thông tin chưa được chứng thực hoặc những video xúc phạm danh dự người khác. Bạo lực mạng có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt; nhiều bản trẻ muốn “chứng minh” bản thân mình, muốn được mọi người công nhận quan điểm của mình. Ngoài ra, đó còn là ảnh hưởng từ môi trường sống, hiểu biết kém, chưa được giáo dục tử tế, “hùa” theo số đông… Hành vi này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, sức khỏe, thậm chí là tính mạng người khác. Để cuộc sống tốt đẹp hơn, cần xóa bỏ bạo lực mạng. Mỗi người nên học cách tôn trọng và bảo vệ quyền tồn tại của người khác. Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng và có văn hóa.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú (mẫu 4)​​​​​​​

đang cập nhật

1 66 lượt xem