TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Cánh đồng (HAY NHẤT 2024)
Phân tích bài thơ Cánh đồng Ngữ văn 10 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 10 hiệu quả hơn.
Phân tích bài thơ Cánh đồng
Đề bài: Viết bài văn phân tích bài thơ Cánh đồng (Ngân Hoa).
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Cánh Đồng
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
2. Thân bài:
a. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Nhan đề bài thơ: gợi ra những liên tưởng về cảnh đẹp của cánh đồng.
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm xúc trước hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
b. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã được sử dụng
* Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm
- Hình ảnh thơ trong sáng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên: 'đóa cúc', 'cánh đồng mùa xuân rộng lớn', 'chiếc bình gốm sẫm màu', 'chiếc là già nua', 'nụ hoa bé bỏng', 'làn sương ẩm ướt'.
- Điệp cấu trúc: 'Chạm vào em một..., một...,...'
=> Tác dụng: Miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình.
- Ngôn ngữ thơ: Sử dụng trường từ vựng gợi hình, gợi cảm: 'rộng lớn', 'tỏa sáng', 'sẫm màu', 'già nua', 'bé bỏng', 'run run', 'ẩm ướt', 'lảnh lót', 'trong veo', 'già nua', 'bé bỏng', 'nức nở', 'âm u', 'lặng câm', 'rực rỡ'.
- Câu thơ dài ngắn đan xen nhau, có những câu được tổ chức dài như một câu văn thể hiện dòng chảy miên man của cảm xúc.
- Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình 'em'.
=> Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân, thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả đối với cảnh vật mùa xuân.
* Khát khao giao cảm với thiên nhiên của nhân vật trữ tình:
- Hình ảnh thiên nhiên: 'cánh đồng rộng lớn', 'đất mềm tơi xốp', 'trái cây đang ngủ', 'hạt mầm vừa nứt, 'đóa hoa nấp dưới đất cày'.
=> Tác dụng: Diễn tả bức tranh thiên nhiên trong sáng, bao la, rộng lớn.
- Điệp cấu trúc:
+ 'Em gọi tên'=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ 'Chưa kịp' => Tác dụng: Diễn tả sức sống của thiên nhiên, đang được ấp ủ dưới lòng đất.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm: 'rộng lớn', 'tơi xốp'.
c. Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- So sánh với bài thơ 'Mùa xuân chín' của Hàn Mặc Tử để thấy được nét độc đáo, hấp dẫn .
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 1)
Bài thơ 'Cánh đồng' là bài thơ xuất sắc của nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngân Hoa. Tác phẩm đã đạt giải B trong cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn nghệ năm 1995. Nổi bật trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn, đầy nhựa sống từ đó thể hiện tình yêu và khát khao giao cảm với thiên nhiên mãnh liệt của thi sĩ Ngân Hoa. Bài thơ chứa đựng những nét hấp dẫn về mặt nội dung cũng như độc đáo về mặt nghệ thuật.
Nhan đề 'Cánh đồng' gợi cho người đọc những liên tưởng về vẻ đẹp nơi thôn quê dân dã với không gian rộng lớn, bao la. Qua quá trình đọc tác phẩm, ta có thể thấy được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình vận động theo trình tự từ cảm xúc trước hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân được thể hiện qua đóa cúc trên chiếc bình gốm. Câu thơ 'Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn' vừa lột tả được trạng thái mới hái của đóa cúc vừa gợi ra không gian cánh đồng bao la. Những đóa hoa lúc này được cắm vào chiếc bình gốm sẫm màu và tỏa sáng trên phông nền của chiếc bình hoa. Đây cũng là câu thơ mở đầu để khơi ra dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc 'Chạm vào em một..., một..., ...' kết hợp với trường từ vựng vừa gợi hình gợi cảm: 'rộng lớn', 'tỏa sáng', 'sẫm màu', 'già nua', 'bé bỏng', 'run run', 'ẩm ướt', 'lảnh lót', 'trong veo', 'già nua', 'bé bỏng', 'nức nở', 'âm u', 'lặng câm', 'rực rỡ' có tác dụng miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp ấy vừa có hình vừa có tiếng như đánh thức mọi giác quan. Những sự vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên như: 'đóa cúc', 'cánh đồng mùa xuân rộng lớn', 'chiếc bình gốm sẫm màu', 'chiếc lá già nua', 'nụ hoa bé bỏng', 'làn sương ẩm ướt' đều được tác giả đưa vào và mô tả vô cùng chi tiết cho thấy sức sống mãnh liệt, tràn đầy sức sống của mùa xuân. Dường như, nhân vật trữ tình cũng đang đắm chìm trong những cảm xúc miên man khi đứng trước vẻ đẹp ấy. Điều này không chỉ nhận biết được thông qua từ ngữ mà còn phát hiện được qua những câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Nhịp điệu thơ lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình 'em'. Tất cả đều nhằm miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân từ đó thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả.
Dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình tiếp tục được chảy trôi trong khổ thơ tiếp theo. Không gian không còn bó hẹp trên chiếc bình gốm sẫm màu mà đã trở về với cánh đồng rộng lớn. Động từ 'chạy về' diễn tả được sự chủ động của chủ thể trữ tình khi em muốn tìm về với 'cánh đồng mùa xuân rộng lớn'. Em tìm về với mùa xuân như tìm về với chốn bình yên, tìm về với nơi ở thân thương, quen thuộc của mình. Lúc này, em và đất như hòa vào làm một khi 'chân ngập trong đất mềm tơi xốp'. Câu thơ bảy chữ đem đến cho người đọc những cảm nhận về khát vọng giao hòa với thiên nhiên của chủ thể trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc tiếp tục được sử dụng trong hai câu thơ: 'Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc/ Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời'. 'Em gọi tên' như nhấn mạnh vào sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong khi đó, từ 'chưa kịp' lại diễn tả sức sống của thiên nhiên đang được ấp ủ dưới lòng đất. Biện pháp nhân hóa: 'những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt/ Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày' càng nhấn mạnh vào sự sống tiềm tàng đang được nuôi dưỡng để chờ ngày ra trái đơm bông. Trạng thái của sự vật cũng chính là quy luật phát triển của thiên nhiên theo bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông. Hình ảnh cánh đồng, đất cày được xuất hiện liên tục. Đất cày không là ngọn nguồn của cây trái mà còn là nơi trú ngụ bình yên trong tâm hồn của con người. Chính vì vậy, nhân vật 'em' luôn muốn 'chạy về', muốn định nghĩa và gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc, những trái cây chưa thành hình. Nó cho thấy khát khao sống hòa hợp mãnh liệt của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
Kết thúc tác phẩm là hai câu thơ: 'Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm/ Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa.' Tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu với hình ảnh đóa cúc trên chiếc bình gốm và khép lại cũng bằng hình ảnh chiếc bình gốm dưới lớp đất cày. Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, chiếc bình trở thành phông nền để làm nổi bật sắc vàng của hoa cúc thì ở câu thơ cuối này, chiếc bình gốm lại ẩn nấp dưới lớp đất cày. Câu thơ 'dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm' đem đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là chiếc bình gốm được chôn vùi dưới lớp đất cày. Cách hiểu thứ hai lại mang tính biểu tượng nhiều hơn: lớp đất cày chính là phương tiện để con người làm nên những chiếc bình gốm nên bình gốm 'chưa kịp thành hình để chờ đợi các loài hoa'. Càng đi sâu vào khám phá tác phẩm, ta càng nhận ra dụng ý sâu xa của tác giả về tầm quan trọng của đất đối với môi trường tự nhiên và con người. Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ tập trung vào khả năng nuôi dưỡng của đất đối với cây trái thì khổ thơ thứ ba tác giả lại đề cao vai trò của đất đối với đời sống sinh hoạt của con người. Bình gốm không đơn thuần chỉ để cắm hoa mà còn là nơi để bày trí và tôn vinh hương sắc của cái đẹp. Hơn hết, bình được làm từ đất cho nên đất sẽ là ngọn nguồn của sự sống và là ngọn nguồn của mọi vẻ đẹp trên thế gian. Nó cho thấy tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của thi nhân và bài học về sự gắn bó, nâng niu và hòa hợp với môi trường tự nhiên.
Nếu như 'Mùa xuân chín' của Hàn Mặc Tử đem đến cho ta những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ và khung cảnh sinh hoạt của con người để từ đó bày tỏ nỗi khát khao giao cảm với đời, với người thì bài thì 'Cánh đồng' của Ngân Hoa lại đánh thức mọi giác quan cho ta cảm nhận về một cánh đồng mùa xuân tràn đầy nhựa sống. Điểm khiến cho tác phẩm trở nên thật sự khác biệt và độc đáo nằm ở thể thơ tự do với sự biến hóa khôn lường của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.
Có thể nói, bài thơ 'Cánh đồng' của Ngân hoa là bài thơ đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật, đem đến rất nhiều những giá trị và bài học cho người đọc về vẻ đẹp và tầm quan trọng của thiên nhiên.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 2)
'Cánh đồng' là một trong số những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Thị Ngân Hoa, tác phẩm trong chùm thơ đạt giải B (không có giải A) cuộc thi Thơ trên báo Văn nghệ năm 1995. Bài thơ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc về vẻ đẹp cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống và tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
Nhan đề bài thơ gợi cho người đọc hình dung về một miền quê yên bình, dân dã, có cánh đồng rộng lớn và không gian bao la. Trong quá trình đọc tác phẩm, ta có thể cảm nhận được sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng những hình ảnh thơ và sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.
Bài thơ đã khắc họa nên khung cảnh cánh đồng mùa xuân ngập tràn hương sắc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân qua hình ảnh 'Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn'. Nhân vật trữ tình đã cảm nhận vẻ đẹp của khóm cúc bằng con mắt mộng mơ của tuổi trẻ. Chỉ một đóa cúc thôi mà nhân vật trong bài đã hình dung ra cả một cánh đồng mùa xuân tươi tắn ngay trước mắt. Vẻ đẹp của cánh đồng mùa xuân không chỉ được gợi ra từ màu sắc mà còn được tái hiện bởi âm thanh 'Tỏa sáng trên chiếc bình gốm màu sẫm/ Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt/ Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ'. Các câu thơ nối tiếp nhau như dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình. Điều này được thể hiện qua độ dài, ngắn của các câu thơ và nhịp thơ biến đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm tùy thuộc vào tâm trạng nhân vật. Biện pháp điệp cấu trúc 'Chạm vào em...một...một,... một' kết hợp với các từ ngữ 'già nua', 'bé bỏng', 'run run', 'ẩm ướt', 'lảnh lót', 'trong veo', 'vang rền', 'trầm đục', 'nức nở', 'âm u', 'lặng câm', 'rực rỡ' đã nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên. Khung cảnh mùa xuân được nhà thơ khắc họa tràn đầy sức sống, mọi sự vật, hiện tượng đều mang trong mình những điểm riêng biệt.
Từ bông cúc cắm trên bình gốm, nhân vật trữ tình thả hồn mình tìm tới cánh đồng mênh mông. Động từ 'chạy về' thể hiện rõ khao khát của nhân vật 'em' khi nghĩ về cánh đồng rộng lớn. Đây như là một nơi yên bình mà nhân vật 'em' luôn hướng tới. Trở về với cánh đồng em có thể hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp 'Chân ngập trong đất mềm tơi xốp'. Biện pháp điệp cấu trúc lại tiếp tục được sử dụng trong hai câu thơ 'Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc/ Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời' nhấn mạnh sự chờ đợi của nhân vật trữ tình. 'Em' mong chờ những sự sống đang ấp ủ trong lòng đất. Biện pháp nhân hóa 'Những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt/ Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày' thể hiện sức sống tiềm tàng của sự vật trong mùa xuân. Trạng thái mầm cây đang ngủ thể hiện quy luật bốn mùa của tự nhiên. Mùa xuân đến vạn vật ấp ủ trong mình sự sống bất tận. Trong khổ thơ này, tác giả đã làm nổi bật sự trân quý thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
Kết thúc tác phẩm, nhà thơ lại nhắc tới hình ảnh 'chiếc bình gốm': 'Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm/ Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa'. Nếu như ở khổ thơ đầu, chiếc bình gốm làm nền cho những đóa cúc 'tỏa sáng' thì ở khổ thơ cuối, chiếc bình gốm lại 'chưa kịp' thành hình mà ẩn sâu dưới lớp đất cày chờ đón những loài hoa sắp nở. Câu thơ 'Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm' gợi lên nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc. Câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: cách thứ nhất là những chiếc bình gốm được lấp dưới 'đất cày'; cách hiểu thứ hai là 'lớp đất' chính là nguyên liệu để con người tạo ra chiếc bình gốm. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn cho thấy tình cảm yêu mến thiên nhiên của 'em'.
Bài thơ đã gợi ra không gian cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống với những hình ảnh quen thuộc: đóa cúc, đất cày, trái cây,... Cánh đồng được nổi bật lên không chỉ qua hình ảnh mà còn qua âm thanh 'lảnh lót trong veo', 'một vang rền trầm đục', 'một nức nở âm u', 'một lặng câm rực rỡ'. Bằng khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, cánh đồng mùa xuân được tái hiện một cách chân thực, sống động qua ngòi bút của tác giả. Tác phẩm có cách triển khai độc đáo, các câu thơ, khổ thơ có độ dài ngắn khác nhau như dòng chảy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sự biến hóa nhịp điệu linh hoạt khiến bài thơ như một trang tự sự. Qua tác phẩm, nhà thơ gửi gắm tình cảm yêu mến thiên nhiên thiết tha.
Nếu bài thơ 'Mùa xuân chín' của nhà thơ Hàn Mặc Tử đem đến cho người đọc những cảm nhận xuyến xao về bức tranh thiên nhiên mùa xuân yên bình, khung cảnh sinh hoạt gần gũi từ đó thể hiện khát khao giao cảm với đời thì bài thơ 'Cánh đồng' của Nguyễn Thị Ngân Hoa lại mang đến cho chúng ta những cảm xúc khó quên về mùa xuân tươi đẹp trên cánh đồng. Điều khác biệt có thể nói tới chính là sự khác biệt trong việc xây dựng hình ảnh thơ và việc tổ chức mạch thơ (các câu thơ dài, ngắn khác nhau theo dòng cảm xúc của nhân vật).
Bài thơ 'Cánh đồng' của Nguyễn Thị Ngân Hoa là một bài thơ đặc sắc cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm đem lại cho người đọc những ấn tượng khó quên về khung cảnh cánh đồng mùa xuân yên bình, nơi tràn đầy kỉ niệm và khát khao của nhân vật 'em'. Qua đó, nhà thơ cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 3)
Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay ánh mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước những đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu cũng là đạo đức của văn chương. Chính vì vậy mà Ngân Hoa đã khẳng định qua bài thơ “Cánh đồng”. Ngân Hoa là nhà văn nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Các tác phẩm văn học đã được xuất bản thơ “cánh đồng”, truyện ngắn “quà mua thu”. Bài thơ “cánh đồng” là bài thơ xuất sắc của nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu Ngân Hoa. Tác phẩm đã đạt giải B trong cuộc thi Thơ trên tuần báo văn nghệ năm 1995. Tác phẩm là bức tranh về thiên nhiên mùa xuân căng tràn đầy nhựa sống, thể dành tình yêu, khát vọng giao cảm với thiên nhiên.
“Những đoá cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn
Tỏa sáng trên chiếc bình gốm sẫm màu.
Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt.
Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ.
Em chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân
Chân ngập trong đất mềm tơi xốp
Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc
Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời
Khi những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt
Đang ngủ trong đoá hoa nấp dưới đất cày.
Dưới lớp đất cây có những chiếc bình gốm
Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”.
Nhan đề bài thơ gợi cho người đọc hình dung về một miền quê yên bình dân dã có những cánh đồng rộng lớn bao la. Ta có thể cảm nhận được sự biến hóa có nhiều hiệu cũng như cách sử dụng các tổ chức mạch thơ rất phong phú. Bài thơ đã khắc họa lên một khung cảnh đồng quê giản dị một mặt ngập tràn sắc xuân. Đến với khổ thơ đầu ta như đắm chìm vào mùa xuân rực rỡ. Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ”. Tác giả đã miêu tả về đẹp của mùa xuân qua hình ảnh “những đóa cúc vừa hái về trên cánh đồng mùa xuân rộng lớn” Nhân vật trữ tình đã cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng con mắt thơ mộng của tuổi trẻ. Chỉ một đóa cúc nhỏ thôi mà nhân vật đã hình dung ra cả một cánh đồng mùa xuân tươi tắn trước mắt. Một đóa hoa cúc cắm trong chiếc bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cánh đồng hoa trải dài trước mắt, một cánh đồng thơ mộng tươi đẹp. Không chỉ có những màu sắc mà còn có cả những âm thanh chân thực khiến đây không chỉ là trong tưởng tượng nữa mà như đang đắm chìm vào thực tế. Những bông hoa cúc ấy đã mang đến những rung động trong tâm tư tình cảm của tác giả đó chính là “Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt/ Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ”.
Các câu thơ nối tiếp nhau như dòng chảy cảm xúc suy tưởng của nhân vật trữ tình. Được thể hiện qua độ ngắt của câu nhịp thơ, biến đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm tùy thuộc vào tâm trạng. Ngân Hoa còn sử dụng phép điệp cấu trúc “Chạm vào em…một…một,…một”, kết hợp bộc lộ những rung cảm của trái tim mình trước vẻ đẹp ấy Ngân Hoa đã sử dụng một loạt tính từ mang tính biểu cảm cao như “già nữa”, “bé bỏng”, run run”, “ẩm ướt”, “lảnh lót”, “trong veo”, “vang rền”, “trầm đục”, “nức nở”, “âm u”, “lặng câm”, “rực rỡ” để nhấn mạnh sự tươi trẻ đẹp tuyệt của thiên nhiên. Mọi vật hiện lên đều căng tràn sự sống, nét đẹp riêng của mùa xuân. Trong khổ thơ đầu có sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ. Sự biến hóa nhiều điều ấy khiến cho bài thơ như một trang sách tự sự. Từ những bông cúc cắm trên bình cốm nhân vật trữ tình đã thả hồn mình vào cánh đồng mênh mông rộng lớn qua khổ thơ thứ hai:
“Em chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân
………………………………..
Đang ngủ trong đoá hoa nấp dưới đất cày”.
Mùa xuân là mùa của cây cối sinh sôi này nở là mùa của khởi nguồn cho những sự tốt đẹp tươi tốt. Động từ “chạy về” cho thấy rõ khao khát của nhân vật em khi nghĩ đến cánh đồng tươi đẹp của mùa xuân. Cánh đồng gắn liền với quê hương với tuổi thơ của mỗi con người ai cũng muốn trở về nơi đây nơi có những người thân yêu có sự bình yên của cây cối…Tác giả đã cảm nhận đất mềm tơi xốp Đây là nơi ươm mầm những loài hoa loài cây. Dù chúng ở trong trạng thái chưa kịp mọc, chưa kịp ra đời cảm nhận rõ sự sống còn e ấp chuẩn bị chào đời ấy. Chỉ bằng sự e ấp, chuẩn bị chào đời ấy thôi đã chạm đến những rung động của nhà thơ một người tinh tế trước thiên nhiên, lắng nghe nhịp thở của cuộc sống. Tác giả tiếp tục sử dụng phép điệp cấu trúc trong hai câu thơ “em gọi tên loài hoa chưa kịp mọc” “em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời” Cho thấy sự mong chờ ấp ủ của sự sống. Ngoài ra hai câu thơ trên còn được sử dụng biện pháp nhân hóa cho thấy sức sống mãnh liệt tiềm tàng của thiên nhiên vươn lên tỏa hương sắc đẹp cho cuộc sống. Minh Hoa khiến cho chúng ta hình dung tới nhà thơ Xuân Diệu Một nhà thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống luôn luôn muốn cống hiến cho cuộc sống này qua bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt, là lòng ham sống mãnh liệt. Ý thức ráo riết về đời sống, là những khao khát của một người, của một cái tôi mạnh dạn bước ra để bày tỏ chứ không phải núp dưới bóng của cái ta nữa. Thời gian qua đi sẽ không bao giờ trở lại chính vì thế mà Xuân Diệu đã sống vội vàng để hưởng thụ hết những cảnh đẹp và những giá trị của cuộc sống này. Hai câu thơ cuối là tình yêu mãnh liệt của nhà thơ đó là sự mong chờ đón đợi cái đẹp của cuộc đời:
“Dưới lớp đất cây có những chiếc bình gốm
Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”
Khổ thơ phá cách chỉ có hai dòng tạo nên nét riêng biệt của Ngân Hoa. Kết thúc bài thơ một lần nữa “chiếc bình cốm” được xuất hiện. Nếu như ở khổ thơ đầu chiếc bình cốm làm nền cho những đóa cúc tỏa sáng, thì khổ thơ cuối chiếc bình ấy lại chưa kịp thành hình mà ẩn sâu dưới lớp đất cày chờ đón những loài hoa sắp nở.Bài thơ sử dụng các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ luôn biến đổi đó cũng chính là nhịp cảm xúc của thi sĩ. Các câu thơ không theo bất cứ quy luật nào, từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả. Hình ảnh thơ độc đáo: một lãnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u…Bài thơ còn là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.
Bài thơ cánh đồng thể hiện những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên chân thành và mãnh liệt. Đây có thể coi là bài thơ xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật, đưa đến cho độc giả những ấn tượng khó quên về cánh đồng quê hương, thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 4)
Người đọc trước hết bị cuốn vào sự kỳ diệu của ánh sáng buổi sớm và mặt trời chiều, đặt ra câu hỏi liệu chúng có thể làm thay đổi cảm xúc của mình như thế nào. Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của hoa và cánh đồng mùa xuân, người viết tận dụng cơ hội để thể hiện sự tương tác giữa con người và tự nhiên, nêu lên tầm quan trọng của việc tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống. Người ta đi sâu vào bản chất của văn học, nhấn mạnh rằng đẹp là một chức năng cơ bản và là một phần quan trọng của đạo đức văn chương.
Nguyễn Thị Ngân Hoa, là một nhà văn, nhà thơ, và nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Cô đã tạo ra những tác phẩm đặc sắc, trong đó có bài thơ 'Cánh đồng' đoạt giải B trong cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn nghệ năm 1995. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh tuyệt vời về mùa xuân, nơi tình yêu và khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện một cách chân thực.
Bằng cách mô tả chi tiết về cánh đồng mùa xuân, bài thơ tạo ra một bức tranh yên bình và tràn đầy sức sống. Từ hình ảnh 'Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn' đến âm thanh 'Tỏa sáng trên chiếc bình gốm màu sẫm/ Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt', bức tranh của mùa xuân được tô điểm bởi cảm nhận tinh tế về màu sắc và âm thanh.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ không chỉ đơn thuần nhìn thấy vẻ đẹp của cúc, mà còn cảm nhận được sự sống động của cả môi trường xung quanh. Mỗi chi tiết nhỏ như lá cúc, hơi thở run run, hay âm thanh của bình gốm đều được tác giả chăm sóc kỹ lưỡng, tạo ra một bức tranh đẹp và sống động.
Sự biến hóa trong nhịp điệu và cách sử dụng các phương tiện nghệ thuật như điệp cấu trúc 'Chạm vào em... một... một,... một' thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc diễn đạt cảm xúc. Các từ ngữ như 'già nua', 'bé bỏng', 'run run', 'ẩm ướt', 'lảnh lót', 'trong veo', 'vang rền', 'trầm đục', 'nức nở', 'âm u', 'lặng câm', 'rực rỡ' không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn mang đến cho độc giả một trải nghiệm tinh tế, hòa mình trong cảm xúc của nhân vật.
Bài thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của cánh đồng mùa xuân, mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc về sự sống và sự chờ đợi. Nhân vật 'em' không chỉ chạy về cánh đồng mà còn 'gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc' và 'gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời', thể hiện lòng mong đợi và hi vọng trong tâm hồn.
Chiếc bình gốm, từ đầu đến cuối bài thơ, là một hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc. Nếu ở đầu bài thơ, chiếc bình gốm là nền cho đóa cúc tỏa sáng, thì ở cuối bài thơ, chiếc bình gốm lại 'chưa kịp thành hình', nhưng vẫn đang chờ đợi những loài hoa sắp nở. Điều này làm nổi bật sự trân trọng và mong đợi về sự sống mới, sự bắt đầu mới trong cuộc sống.
Bằng cách mô tả và sắp xếp mạch thơ một cách khéo léo, Ngân Hoa đã tạo ra một bức tranh tinh tế về cảm xúc và tình yêu thiên nhiên. Bài thơ 'Cánh đồng' của Nguyễn Thị Ngân Hoa không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một thông điệp về sự sống, sự đẹp, và lòng chờ đợi không ngừng.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 5)
Bài thơ 'Cánh đồng' của Nguyễn Thị Ngân Hoa là một tuyệt phẩm văn chương. Được vinh danh với giải B tại cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn Nghệ năm 1995, tác phẩm chìm đắm trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân, tràn ngập nhựa sống. Tình yêu và khát khao giao cảm với thiên nhiên mãnh liệt hiện rõ trong từng câu thơ của thi sĩ Ngân Hoa. Bài thơ không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi sự độc đáo và tinh tế về mặt nghệ thuật.
Nhan đề 'Cánh đồng' mở ra không gian liên tưởng về vẻ đẹp dân dã, rộng lớn của thôn quê. Qua từng đoạn văn, người đọc sẽ cảm nhận được mạch cảm xúc trữ tình của nhân vật, từ cảm xúc trước hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
Khổ thơ đầu tiên đưa chúng ta đến với vẻ đẹp, sắc thái của mùa xuân qua đóa cúc trên chiếc bình gốm. Câu thơ 'Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn' không chỉ mô tả trạng thái mới của đóa cúc sau khi được hái mà còn mở ra không gian cánh đồng bao la. Những đóa hoa lúc này được cắm vào chiếc bình gốm sẫm màu, tỏa sáng trên nền đen của chiếc bình hoa. Câu thơ này là bước khởi đầu hoàn hảo, đánh thức dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc 'Chạm vào em một..., một..., ...' kết hợp với từ ngữ phong phú như 'rộng lớn', 'tỏa sáng', 'sẫm màu', 'già nua', 'bé bỏng', 'run run', 'ẩm ướt', 'lảnh lót', 'trong veo', 'già nua', 'bé bỏng', 'nức nở', 'âm u', 'lặng câm', 'rực rỡ' giúp miêu tả đặc điểm của thiên nhiên ấn tượng. Vẻ đẹp của mùa xuân được mô tả chi tiết qua những sự vật như 'đóa cúc', 'cánh đồng mùa xuân rộng lớn', 'chiếc bình gốm sẫm màu', 'chiếc lá già nua', 'nụ hoa bé bỏng', 'làn sương ẩm ướt'. Tác giả khéo léo đưa chúng vào tác phẩm, tạo nên bức tranh đẹp, tràn đầy sức sống của mùa xuân. Nhân vật trữ tình dường như đắm chìm trong cảm xúc khi đứng trước vẻ đẹp ấy. Cảm xúc này không chỉ thể hiện qua từ ngữ mà còn thông qua những câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Nhịp điệu thơ lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình 'em'. Tất cả những yếu tố này hướng dẫn miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân và là biểu hiện của khả năng quan sát tinh tế của tác giả.
Phân tích bài thơ Cánh đồng (mẫu 6)
đang cập nhật