TOP 11 bài Tóm tắt Cầu hiền chiếu (HAY NHẤT 2024) - Kết nối tri thức
Tóm tắt Cầu hiền chiếu Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Cầu hiền chiếu để học tốt môn Ngữ văn 11.
Nội dung bài viết
Tóm tắt Chiếu cầu hiền - Kết nối tri thức
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 1)
“Chiếu cầu hiền” được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789. Đầu tiên, tác giả đã nêu ra quan điểm hiền tài giống như sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ, các sĩ phu Bắc Hà hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Hoặc là ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng” hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Thậm chí có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó vua Quang Trung đưa ra tư tưởng dân chủ tiến bộ, chính sách cầu hiền đúng đắn.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 2)
Năm 1788, sau khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo nghĩa quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh, lên ngôi hoàng đế và lấy hiệu là Quang Trung. Ngô Thì Nhậm được Quang Trung giao cho viết “Chiếu cầu hiền” để kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra giúp nước cứu đời. Hiền tài cũng giống như ngôi sao sáng trên trời cao. Người hiền sẽ là sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, có người thì mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Có người ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó, vua Quang Trung đưa ra đường lối cầu hiền đúng đắn, kêu gọi người tài ra giúp nước cứu đời.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 3)
“Chiếu cầu hiền” được viết khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các trí thức triều đại Lê -Trịnh ra công tác với triều đại Tây Sơn. Đầu tiên, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử - hiền tài là sứ giả của thiên tử. Nhưng thực tế bấy giờ lại ngược lại, họ hoặc là trốn tránh không ra giúp nước hoặc là làm việc không đúng năng lực của mình. Điều đó chẳng khác nào làm trái với ý trời - có tài mà không được đời dùng. Từ đó là những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ. Con đường cầu hiền theo vua Quang Trung là tiến cử với ba cách: tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự tiến cử.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 4)
Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 5)
Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi, quét sạch quân Thanh. Triều Lê sụp đổ, trước sự kiện ấy, một số bề tôi của triều Lê đã bỏ trốn hoặc đi ở ẩn. Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết “Chiếu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Ngô Thì Nhậm lấy ý từ câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ để thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà. Ông ví người hiền: Như sao sáng trên trời. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần (ngôi vua). Tức là tác giả nhấn mạnh: giữa thiên tử và người hiền tài có mối quan hệ khăng khít, người hiền là do thiên sử sử dụng, nếu không làm như vậy là trái với đạo trời.
Tác giả có nói lên thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ. Các sĩ phu mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “Trốn tránh việc đời. Có một số sĩ phu ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Còn một số sĩ phu thì đi tự tử “ra biển vào sông”. Trong khi đó nhu cầu của đất nước đang rất cần người hiền bởi bối cảnh đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn.
Từ đó, vua Quang Trung đề ra tư tưởng dân chủ tiến bộ đường lối cầu hiền đúng đắn. Cuối cùng tác giả kêu gọi người có tài đức cố gắng hãy cùng triều đình phục vụ sự nghiệp đất nước và hưởng phúc lâu dài.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 6)
Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 7)
“Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Trước hết, tác giả đã nêu ra mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài. Sau đó là ứng xử của hiền tài trước thực trạng đất nước còn nhiều khó khăn. Cuối cùng là đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 8)
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cha ông là Ngô Thì Sĩ, từng làm quan trong phủ chúa Trịnh. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm kiếm nhân tài. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại. Ở loại tác phẩm này, người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ để thuyết phục người nghe. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều rất sắc sảo, hợp đạo lí.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 9)
Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn, sinh ra tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Gia đình ông có truyền thống thơ văn, và cha ông là Ngô Thì Sĩ đã từng làm quan trong phủ chúa Trịnh. Ngô Thì Nhậm có xuất thân trong một môi trường gia đình yêu thích thơ văn. Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ và từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau này, ông chấp tay giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và đặt niên hiệu là Quang Trung. Trong bối cảnh này, vua Quang Trung chú trọng tìm kiếm nhân tài để đồng lòng xây dựng nước. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Đây là một tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho thể loại văn bản nghị luận trung đại, trong đó người viết sử dụng các lý lẽ thuyết phục người đọc. Trong tác phẩm này, Ngô Thì Nhậm đưa ra những lập luận sắc sảo và hợp đạo lý để kêu gọi người hiền tài tham gia xây dựng đất nước. Với những lập luận sắc sảo và động viên mãnh liệt, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm đã thể hiện tầm quan trọng của việc tham gia xây dựng đất nước và động viên trí thức Bắc Hà tham gia vào công cuộc này.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 10)
Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là một tác phẩm nghị luận quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, được viết nhằm thúc đẩy lòng yêu nước và động viên người hiền tài tham gia vào việc xây dựng đất nước dưới triều đại Tây Sơn, đặc biệt sau khi vua Nguyễn Huệ (Quang Trung) lên ngôi hoàng đế. Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử Tác giả tôn vinh tầm quan trọng của việc thiên tử (vua) cần những người hiền tài để hỗ trợ xây dựng đất nước. Sự đoàn kết và hợp tác giữa các tầng lớp trong xã hội được nhấn mạnh để thể hiện tầm quan trọng của sự gắn kết và cùng nhau hướng tới mục tiêu quốc gia. Phần 2: Thực tại và nhu cầu của thời đại Tác giả diễn đạt tình hình khó khăn của đất nước sau nhiều chiến tranh và sự phân chia. Người viết nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng tri thức, kiến thức và tài năng để đổi mới và phục hồi đất nước. Bằng việc thể hiện tình hình hiện thực, tác giả định hình tầm quan trọng của việc tham gia tích cực và đóng góp cho xã hội. Phần 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung Tác giả đề cập đến vua Quang Trung – người đã lên ngôi hoàng đế và đặt niên hiệu Quang Trung. Vị vua này được tôn vinh với tư cách là một người hiền lành, tốt bụng, có lòng yêu nước. Tác giả đề xuất rằng sự tham gia của người hiền tài là một cách để đáp lại lòng yêu mến của vua, cũng như đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Tóm lại, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là một tác phẩm nghị luận đầy thuyết phục và lôi cuốn, thể hiện tầm quan trọng của việc tham gia xây dựng đất nước và kêu gọi sự đóng góp của những người hiền tài trong cuộc cách mạng xây dựng nước Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn.
Tóm tắt Cầu hiền chiếu (mẫu 11)
Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Với nội dung nói về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử Tác giả tôn vinh tầm quan trọng của việc thiên tử (vua) cần những người hiền tài để hỗ trợ xây dựng đất nước. Sự đoàn kết và hợp tác giữa các tầng lớp trong xã hội được nhấn mạnh để thể hiện tầm quan trọng của sự gắn kết và cùng nhau hướng tới mục tiêu quốc gia. Sau đó, nói về thực tại và nhu cầu của thời đại Tác giả diễn đạt tình hình khó khăn của đất nước sau nhiều chiến tranh và sự phân chia. Người viết nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng tri thức, kiến thức và tài năng để đổi mới và phục hồi đất nước. Bằng việc thể hiện tình hình hiện thực, tác giả định hình tầm quan trọng của việc tham gia tích cực và đóng góp cho xã hội. Tiếp đó, nội dung đưa ra đường lối cầu hiền của vua Quang Trung Tác giả đề cập đến vua Quang Trung – người đã lên ngôi hoàng đế và đặt niên hiệu Quang Trung. Vị vua này được tôn vinh với tư cách là một người hiền lành, tốt bụng, có lòng yêu nước.