TOP 11 bài Tóm tắt Vợ nhặt (HAY NHẤT 2024) - Kết nối tri thức

Tóm tắt Vợ nhặt Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Vợ nhặt để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 341 lượt xem


Tóm tắt Vợ nhặt - Kết nối tri thức

loading...

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 1)       

Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, không khí ảm đạm vì nghèo đói, Tràng - một người nông dân nghèo, luống tuổi, xấu xí, thô kệch, lại dở hơi - dẫn một người phụ nữ về nhà làm vợ. Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng 'chiêu đãi' mà người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhà. Người ta vẫn thấy thị là người con gái trơ trẽn khi ăn một chặp 4 bát bánh đúc, vậy mà trên đường theo Tràng về nhà, thị lại trở nên bẽn lẽn lạ thường. Về đến nhà Tràng, nhìn thấy gia cảnh nghèo túng, thị đã không giấu được nỗi thất vọng trong ánh mắt. Khi mẹ Tràng (bà cụ Tứ) trở về, nhìn thấy người đàn bạ lạ trong nhà, được con trai giới thiệu rằng đó là con dâu mình. Phản ứng đầu tiên của bà không phải vui mừng, mà là ngạc nhiên và lo lắng. Thế rồi, bà cũng đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 2)

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ, người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 3)

Năm 1945 ở nước ta, nạn đòi hoành hành nghiêm trọng khiến người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch và ế vợ. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra cô gái ấy, bởi cô tiều tuỵ và hốc hác đi nhiều lắm. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau mấy câu nói nửa đùa, nửa thật mà cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm 'đón nàng dâu mới', họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo và cháo cám. Nhưng trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ đã dành cho nàng dâu mới một tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 4)

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trích trong tập Con chó xấu xí. Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi nạn đói hoành hành của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Tràng được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi bà là bà cụ Tứ lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của bà cưới vợ mà bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt. Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ kể toàn những chuyện vui, bà hi vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, “nồi chè khoán” do chính tay bà nấu tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phới cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hi vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 5)

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, trong buổi chiều ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh - người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách. Chỉ qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Bà mẹ già của Tràng ban đầu còn ngạc nhiên, rồi lo lắng. Đến sau cùng cũng đành đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui của một người đã có gia đình. Anh cảm thấy mình trở thành người có trách nhiệm lắm. Sáng hôm sau, dù bữa cơm đầu tiên của thị khi về nhà chồng không phải mâm cao cỗ đầy mà người mẹ nghèo chỉ đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt là một nồi cháo cám. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.

loading...

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 6)

Trong một buổi chiều tà xơ xác với cái đói, Tràng dắt người vợ nhặt về. Bọn trẻ con thấy thế lớn tiếng trêu 'chông vợ hài'. Thị e thẹn đi theo sau Tràng, từ một người đàn bà kém duyên, đanh đá, nay Thị đã biết e thẹn, ngại ngùng khi đi theo Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà chỉ sau hai lần gặp gỡ, hoàn cảnh của truyện thật éo le cho thấy cái đói đã khiến số phận con người trở nên rẻ rúm hơn bao giờ hết. Khi theo Tràng về nhà, Thị gặp bà cụ Tứ và cùng mẹ dọn dẹp, quét tước sân vườn. Chính nhờ tình yêu thương con người trong lúc khó khăn của hai mẹ con Tràng đã cưu mạng Thị, khiến cho thị vừa được yêu thương, vừa có một mái ấm hạnh phúc.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 7)

Anh Tràng là người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống cùng với người mẹ già xóm ngụ cư. Tràng sống bằng nghề kéo xe bò thuê, trong một lần kéo xe bò thóc lên tỉnh, Tràng gặp Thị- người đàn bà giúp Tràng đẩy xe thóc. Trong lần gặp gỡ thứ hai, sau những lời trách móc của Thị, bữa ăn vội vàng và những lời nói đùa vu vơ của anh Tràng, Thị đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà, sáng sớm hôm sau Thị cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, bữa cơm ngày đói nghẹn đắng với chè khoán (cháo cám) nhưng không khí hài hòa, ấm áp. Trong bữa cơm, Thị kể về Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trong đầu anh Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ và hình ảnh đám người đói đi trên đê khộp.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 8)

Người chết như ngả dạ, người sống dật dờ như những bóng ma trong cái nạn đói khủng khiếp năm 1945. Anh cu Tràng - nhân vật chính của truyện hiện lên với hình ảnh 'xấu xí thô kệch', lại ế vợ và là người dân trong xóm ngụ cư. Tràng gặp thị - một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ - mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.


Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 9)

Truyện xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng đầy hài hước nhưng cũng cay đắng và nghẹn ngào. Chỉ với dăm bát bánh đúc và mấy câu hò bông đùa mà một thanh niên nghèo khó đã được một người phụ nữ xa lạ theo không về nhà. Cuộc sống của anh Tràng cũng như Thị cùng nhau bước sang một trang mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, đến miếng ăn cái mặc hay sự chuẩn bị cho một đám cưới đều không được vẹn toàn, nhưng ta vẫn thấy sáng lên trong tác phẩm một tình người ấm áp.

loading...

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 10)

Tràng nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nạn đói xuất hiện, anh sống cùng mẹ già và phải kiếm ăn qua ngày. Tuy xấu xí, thô kệch nhưng hiền lành tốt bụng, trong một lần kéo xe Tràng giúp đỡ cô gái và cô gái này tình nguyện theo Tràng về nhà làm vợ. Sự việc Tràng có vợ khiến cả xóm xôn xao, người mẹ vui mừng nhưng cũng đầy lo âu. Còn Tràng lúc đầu đắn đo nhưng sau đó cũng mặc kệ, lúc này khao khát hạnh phúc trong anh còn lớn hơn nỗi sợ về đói khát. Bữa ăn đầu tiên của gia đình đó là nồi cháo cám đắng ngắt, bà kể chuyện vui cho hai vợ chồng và mong rằng con mình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Đối với Tràng anh cảm thấy sự mới mẻ, khác lạ và ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình. Tiếng trống dồn dập liên tục đã cắt ngang bữa ăn, người dân đi phá kho thóc cứu đói cho nhân dân và xa xa đó là lá cờ của cách mạng bay phấp phới.

Tóm tắt Vợ nhặt (mẫu 11)

'Vợ nhặt' là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là 'Xóm ngụ cư' nhưng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm bị mất bản thảo, đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Vào năm 1945, cái đói đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy nghèo đói, ảm đạm ấy, Tràng lại dắt một người đàn bà xa lạ về nhà. Trên đường về, đám trẻ con trong xóm gào lên 'chông vợ hài' để trêu chọc họ. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng nóng ruột chờ bà cụ Tứ, còn người đàn bà xa lạ kia ngồi mớn ở mép giường cũng trong tâm trạng buồn, lo lắng. Thị buồn có lẽ bởi chị tưởng như mình đã tìm được chốn nương tựa, nhưng hoá ra hoàn cảnh của Tràng cũng không hề khá khẩm như thị đã mong đợi. Trời chạng vạng tối, cụ Tứ về đến nhà thì rất ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ trong nhà, rồi lại chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi xen lẫn cả niềm vui. Bà nín lặng vì hiểu rằng thị theo con bà về làm vợ không phải vì tình yêu, mà là do thị đã quá đói khổ. Bà xót xa bởi tủi cho phận mình, thương cho con trai. Con người ta dựng vợ gả chồng phải làm đám cưới, vậy mà bà còn chẳng lo nổi cho con mình một đám cưới đàng hoàng. Nhưng rồi bà cũng vui mừng bởi trong cái hoàn cảnh khốn cùng ấy, chuyện Tràng lấy được vợ chỉ có trong cổ tích, thế mà nay đã xảy ra. Nghĩ đến đấy, bà mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận ra quang cảnh nhà cửa có sự thay đổi thay, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kín đầy. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấm thía, có cảm giác phấn chấn và có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng, bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Nồi chè khoán nghe thì tưởng chừng ngon lắm, nhưng thực chất cũng chỉ là nồi cháo cám. Trong bữa cơm, cụ Tứ nói toàn chuyện vui, cụ động viên con trai, con dâu cố gắng làm ăn, và khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật.

 
1 341 lượt xem