TOP 11 bài Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (HAY NHẤT 2024) - Kết nối tri thức

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Tiếp xúc với tác phẩm để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 124 lượt xem


Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm - Kết nối tri thức

loading...

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 1)

Để tìm tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, trước hết tác giả nêu ra đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Nội dung của một tác phẩm không phải là ở kết cấu vật thể của nó, mà chính là ở cái hình tượng nghệ thuật mà nó chuyên chở. Tiếp theo, tác giả nêu lên sự tìm hiểu về giá trị chủ quan của tác phẩm. Bản chất hiện thực của một tác phẩm chính là cái hiện thực hình tượng. Cuối cùng, tác giả đề cập đến nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng. Đời sống tinh thần, thẩm mĩ của hình tượng không bao giờ đứng yên. Nó di chuyển, sinh động, phong phú ở từng thời, từng buổi, từng nơi chốn, trước con người tùy thuộc vào tư chất và trình độ

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 2)

Bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, tác giả Thái Bá Vân đã chỉ ra các hình thức tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Thứ nhất là hiểu về đời sống vật thể và đời sống hình tượng. Đời sống vật thể là tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật, đời sống hình tượng là tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ, bức tranh Em Thúy là một tấm vải – đồ vật, ở bức tranh Em Thúy, tồn tại trong ý thức tôi là một tác phẩm thẩm mỹ để lại nhiều giá trị. Thứ hai là vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm. Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm. Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng. Cuối cùng là vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn. Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan. Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới.

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 3)

Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm chỉ ra ba khía cạnh giúp người đọc tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật: Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm; giá trị chủ quan của tác phẩm; nội dung của tác phẩm được người xem sử dụng.

loading...

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 4)

Tác phẩm Tiếp xúc với tác phẩm giúp người đọc tìm cách tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Bước đầu tiên là ta cần tìm ra được đời sống vật thể và đời sống hình tượng của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Ta không chỉ tìm hiểu nội dung của tác phẩm qua những điều ta có thể nhìn như kết cấu, màu sắc, ... mà còn là về nội dung tác phẩm đó muốn truyền tải. Sau đó ta cần nhìn thấy giá trị chủ quan của tác phẩm rồi mới đến những nhận xét, suy nghĩ cá nhân của người xem về tác phẩm đó. Từng người khác nhau, từng độ tuổi khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về một tác phẩm. Chính vì vậy nội dung của một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ cố định, đứng yên mà nó luôn di chuyển và thay đổi dưới mỗi góc nhìn, một thời điểm khác nhau.

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 5)

Tác phẩm Tiếp xúc với tác phẩm có nội dung nói về nội dung vật thể và nội dung đời sống hình tượng của tác phẩm, nói lên giá trị của tác phẩm theo cách chủ quan và còn mở rộng khi người xem thưởng thức tác phẩm. Trong bài viết, tất cả các luận điểm được viết theo một trật tự rất logic và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Từng câu từng chữ đều có tác dụng định hướng cho người đọc có thể nhận ra được những tư tưởng mà tác giả đặt vào tác phẩm làm nổi bật lên giá trị nội dung của tác phẩm.

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 6)

Tác phẩm Tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, đầu tiên tác giả nêu ra đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Nội dung của một tác phẩm không phải là ở kết cấu vật thể của nó, mà chính là ở cái hình tượng nghệ thuật mà nó chuyên chở. Tiếp theo, tác giả nêu lên sự tìm hiểu về giá trị chủ quan của tác phẩm. Bản chất hiện thực của một tác phẩm chính là cái hiện thực hình tượng. Cuối cùng, tác giả đề cập đến nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng. Đời sống tinh thần, thẩm mĩ của hình tượng không bao giờ đứng yên. Nó di chuyển, sinh động, phong phú ở từng thời, từng buổi, từng nơi chốn, trước con người tùy thuộc vào tư chất và trình độ.

Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm (Mẫu 7)

đang cập nhật

1 124 lượt xem