Bài tập 19 trang 77 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về một tổ chức chính trị - xã hội ở nơi em đang cư trú và ghi tóm tắt lại:
- Cấu trúc, đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức này.
- Những đóng góp của tổ chức này đối với người dân địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 18 trang 76 SBT Kinh tế pháp luật 10: Giả sử chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà em vì ghen ghét, đố kị, bất mãn nên thường xuyên đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương.
Em hãy thực hiện nghĩa vụ công dân bằng cách viết ra 3 cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật mà em có thể thực hiện được.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 17 trang 76 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Anh M đã sử dụng Facebook kết bạn với Q, thông qua mạng xã hội này M hướng dẫn (đăng nhập vào một trang mạng có tên là 'VT” và đề nghị Q chia sẻ những thông tin đọc được với bạn bè, người thân. Khi Q truy cập trang 'VT'. Q đã phát hiện thấy nhiều bài viết, thông tin có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. Q đã kể lại những thông tin này với A và P. A cho rằng đó chỉ là những thông tin trên mạng nên không cần để ý, nhưng P thì thấy rằng đây là việc phải báo với cơ quan chức năng.
a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của M, Q, A, P.
b) Nếu là người được Q kể lại những thông tin trên trang “VT', em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
Tình huống 2. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, nếu ở nơi em sinh sống phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Nhà nước và chính quyền nhân dân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy giải thích vì sao em chọn cách làm đó mà không chọn các cách còn lại.
Cách 1. Trao đổi về nội dung tờ rơi với các bạn trong lớp.
Cách 2. Báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi.
Cách 3. Đưa lên trang Facebook nội dung của tờ rơi này.
Tình huống 3. Sau 29 năm là quân nhân chuyên nghiệp, ông Q xuất ngũ và trở về quê hương sinh sống. Ông Q mong muốn được làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương để tiếp tục đóng góp sức mình phục vụ quê hương.
a) Em nhận xét như thế nào về nguyện vọng của ông Q.
b) Theo em, tổ chức chính trị - xã hội nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của ông Q? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 16 trang 75 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành động của chủ thể nào dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.
D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 15 trang 75 SBT Kinh tế pháp luật 10: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.
B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật.
D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 14 trang 75 SBT Kinh tế pháp luật 10: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.
B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.
C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z.
D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 13 trang 75 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)
A. Hội Nhà báo Việt Nam.
B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
C. Hội Nông dân Việt Nam.
D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 12 trang 75 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nhà nước.
B. Mặt trận Tổ quốc.
C. Quốc hội.
D. Công đoàn.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 11 trang 74 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ để làm rõ nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyên tắc |
Ví dụ |
1. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. |
|
2. Đảm bảo tính pháp quyền. |
|
3. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. |
|
4. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 10 trang 74 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy thể hiện rõ thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị Việt nam bằng thái độ, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật theo bảng sau:
Hành vi cần phê phán, đấu tranh |
Thái độ, việc làm cần thực hiện |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 9 trang 73 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tổ chức nào dưới đây giữ vị trí trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 8 trang 73 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 7 trang 73 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân |
1. |
1. |
1. |
2. |
2. |
2. |
3. |
3. |
3. |
4. |
4. |
4. |
5. |
5. |
5. |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 6 trang 72 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây của bạn A đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
... Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng, vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội. Trong hệ thống chính trị Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xã hội đều có tổ chức Đảng từ tổ Đảng, cấp uỷ, chi bộ.... Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện đặc biệt ở công tác cán bộ, thông qua việc Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cân phải đối mới đồng bộ, Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. Đây có thể nói là khâu quyết định. Hệ thống chính trị cần được lãnh đạo toàn diện cả về mặt thể chế, tổ chức, phương thức hoạt động và kiểm soát quyền lực.
Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh còn thể hiện ở chỗ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính vì dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Các thành viên thực hiện tốt được điều đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần vào việc văn hành tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ”.
Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, do vậy xây dựng Nhà nước vững mạnh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước chính là nơi thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức thực hiện các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Cũng như vậy, Đảng và Nhà nước chỉ vững mạnh, hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi và chỉ khi có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm, thực hiện giám sát thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....
a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin?
b) Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân tích đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Đặc điểm |
Phân tích |
1. Tính nhất nguyên |
|
2. Tính thống nhất |
|
3. Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân |
|
4. Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền.
D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc.
E. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quyền lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực của nhân dân giao cho.
G. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
H. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi là đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 70 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Tổ chức chính trị |
a. Đảng Cộng sản Việt Nam |
2. Tổ chức liên minh chính trị |
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
c. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
|
3. Tổ chức chính trị - xã hội |
d. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
e. Hội Nông dân Việt Nam |
|
4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp |
g. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam |
h. Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
|
5. Tổ chức xã hội |
i. Hội Nhà báo Việt Nam |
k. Đoàn Luật sư Việt Nam |
|
6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp |
m. Hội Luật gia Việt Nam |
n. Hội Người cao tuổi Việt Nam |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 69 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Tên của tổ chức thể hiện trong từng hình.
- Đặc điểm cơ bản của tổ chức.
- Vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 15 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy ước lượng số tiền em có thể tiết kiệm được hằng tháng và lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ số tiền tiết kiệm đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 13 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mặc dù cuộc sống của gia đình A khá thoải mái nhưng A vẫn thường xuyên lập kế hoạch tài chính cá nhân và duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn, không tiêu dùng lãng phí. Thấy vậy, bạn cùng lớp với A khuyên A không nên suy nghĩ nhiều về việc tiết kiệm và không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
a) Em tán thành hay không tán thành với việc làm của A?
c) Nếu là A, em sẽ giải thích với các bạn trong lớp như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 12 trang 67 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhóm của Hằng tranh luận với nhau về kế hoạch tài chính cá nhân. Một số ý kiến được đưa ra như sau:
Hằng: Đối với học sinh, lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết là để mỗi học sinh có thể học cách tiết kiệm.
Hùng: Nói như Hằng cũng đúng. Nhưng tớ thấy ở tuổi học sinh, ngoài chăm chỉ tiết kiệm thì chúng mình cũng có thể tìm cách để tăng thu nhập. Chứ nếu chỉ có tiền tiết kiệm thì tớ nghĩ chúng ta còn lâu mới đạt được các mục tiêu tài chính.
Hằng: Tớ hiểu ý cậu, nhưng ở tuổi học sinh chúng ta có thể làm gì để có thêm thu nhập nhỉ? Mà tớ sợ như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào trong tình huống trên?
b) Em hãy giúp Hằng giải đáp những băn khoăn và gợi ý cách để có thể tăng thu nhập phù hợp với độ tuổi học sinh.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 11 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Một suy nghĩ phổ biến của không ít thanh niên Việt Nam là công dân sống ở các nước giàu, thu nhập cao sẽ dùng tiền rất thoải mái. Nếu có cơ hội đi nhiều nước hoặc được trò chuyện với những người làm ngành dịch vụ ở các khu vực chuyên phục vụ khách nước ngoài, bạn sẽ biết sự thật hoàn toàn khác. Điều khá thú vị ở các cường quốc hàng đầu là mọi thứ có khuynh hướng theo chiều ngược lại, hiện tượng tiêu xài hoang phí không phải là phổ biến.
Dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng những năm gần đây, Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế không quá cao, thu nhập của lao động tăng không đáng kể. Nhận thức rõ điều đó, thanh thiếu niên các nước này có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá. Sarumaru (26 tuổi) cho rằng việc mặc trên người những bộ đồ trị giá cả ngàn đô không thú vị bằng việc phối các kiểu quần áo rẻ tiền nhưng lại “hợp nhãn” với người đối diện. Sarumaru tin rằng việc hạn chế tối đa chi tiêu chắc chắn không ảnh hưởng đến sự tròn đầy, hạnh phúc trong cuộc sống.
Không chỉ thanh niên Nhật mà những cá nhân thuộc “thế hệ Millenials” (còn được gọi là “thế hệ Y', được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến đầu năm 2000) tại Mỹ và nhiều quốc gia đã và đang phát triển dần có khuynh hướng sống tiết kiệm hẳn, sử dụng lại đồ cũ hơn là mua đồ mới. Việc mua xe hơi cũ, giường cũ, máy nghe nhạc và thậm chí váy cũ khá phổ biến. Giới trẻ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đã chọn lối sống tự chịu trách nhiệm về bản thân từ năm 18 tuổi. Việc dọn ra ngoài sống riêng có “điểm cộng” giúp họ tự do hơn, nhưng đánh đổi lại họ cũng phải làm việc cật lực, sớm dẻ sẻn từng đồng đề có tiền trả thuê nhà, mức học phí đại học ngày càng phình to (nhất là ở các trường tư)... Dĩ nhiên trước đó họ từng trải qua giai đoạn sống phung phí, chỉ có điều khi nhận thức được nâng cao thì hành vi, quyết định đã thay đổi theo hướng tích cực. Chẳng hạn như câu chuyện nước Mỹ là nơi sinh ra chuỗi đồ ăn nhanh và thức uống có ga, những thử từng 'len lỏi' vào cuộc sống của người dân nơi đây, tựa như “hơi thở'. Thế nhưng, khi nhiều người nhận thức tỉ lệ béo phì một phần vì thế mà gia tăng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, chuyện học hành mà còn các khía cạnh về tâm sinh lí,... họ đã chuyển biến về hành động. Một số bạn chọn tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.
a) Em hãy nhận xét xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới được thể hiện trong thông tin trên.
b) Em học được điều gì từ thói quen chi tiêu, cách tiết kiệm và tự chủ tài chính của giới trẻ các nước trên thế giới.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 10 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Trường hợp 1. Bố bạn A là nhân viên của một khách sạn. Mấy năm trước, thu nhập của bố bạn A rất ổn định. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 thu nhập của gia đình A giảm đáng kể. Sau vài tháng kinh doanh thua lỗ, khách sạn nơi bố của A làm việc đã sa thải gần hết nhân viên trong đó có bố của A. Đang là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình, giờ đây bố của A phải tự xoay sở để nuôi gia đình và lo cho hai chị em A học hành. Tuy nhiên, do bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố nên cuộc sống hiện tại của gia đình A vẫn ổn định.
Trường hợp 2. Vợ chồng chị H kết hôn được 5 năm và có hai con nhỏ. Anh chị sống cùng bố mẹ chồng ở ngoại thành nhưng công việc ở trong nội thành nên anh chị dự định dùng số tiền tiết kiệm được mấy năm, để mua một căn chung cư gần nơi làm việc. Vợ chồng anh chị tính toán để mua được căn chung cư này sẽ phải dùng hết tiền tiết kiệm, xin ông bà nội hỗ trợ một phần, số còn lại sẽ vay ngân hàng và trả nợ dần. Vừa mới chuyển về nhà mới được một năm thì vợ chồng chị H quyết định rao bán căn nhà do bố chồng chị bị ung thư, không thể trả nợ vay ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.
a) Các nhân vật trong thông tin trên đang gặp phải những vấn đề tài chính nào?
b) Vì sao bố của A vẫn có thể ổn định được cuộc sống gia đình mặc dù bị mất việc còn vợ chồng chị H không thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình?
c) Theo em, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng như thế nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 9 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bắt đầu lên lớp 10, Lan lập kế hoạch tài chính cá nhân để đạt được các mục tiêu đề ra. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân để cân đối chi tiêu hợp lí. Mọi khoản chi tiêu đều được Lan phân chia rõ ràng như chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí và một phần tiết kiệm. Với số tiền tiết kiệm được trong 1 năm. Lan định lên lớp 11 sẽ mua một khoá học ôn thi trực tuyến.
Lan đặt mục tiêu thi đỗ vào một trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Sau khi ra trường, Lan đặt mục tiêu tìm một công việc ổn định, lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Dự định lâu dài có thể mua được nhà trên thành phố và tiếp tục học thêm kĩ năng công nghệ thông tin.
a) Em hãy cho biết những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào được đề cập ở trường hợp trên.
b) Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các loại kế hoạch tài chính cá nhân. Theo em, để đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân đã đề ra, mỗi người cần tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 8 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Huyền đặt mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 năm sẽ mua được một chiếc máy tính xách tay. Huyền đã xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- Tính toán số tiền cần thiết để mua máy tính là 12 triệu đồng.
- Cách để có tiền mua máy tính: để dành tiền mừng tuổi, tiết kiệm tiền bố mẹ cho hằng tháng và cùng chị gái bán hàng trực tuyến để tạo thêm thu nhập.
- Thời gian hoàn thành: 3 năm sau.
a) Em hãy xác định loại kế hoạch tài chính của Huyền trong trường hợp trên.
b) Em hãy nhận xét cách xác định mục tiêu và cách thức thực hiện kế hoạch tài chính mà Huyền đặt ra.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 7 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Để theo dõi và kiểm soát thu chi, mỗi cá nhân không nên thực hiện việc làm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính toán thu chi hợp lí sao cho các khoản chi tiêu không vượt quá thu nhập.
B. Tìm cách để cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết và tăng chi tiêu các khoản không thiết yếu.
C. Thực hiện tiêu dùng thông minh để cắt giảm chi phí cho các khoản chi tiêu.
D. Ghi chép thu chi hàng tháng để có thể kiểm soát tình hình tài chính cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 6 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp.
Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
Yêu cầu trong từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể. |
a. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra. |
2. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân |
b. Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,... |
3. Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân |
c. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn. |
4. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. |
d. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 5 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước những câu em đồng tình)
A. Cần xây dựng ngân sách cho mọi kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Cần bám sát kế hoạch tài chính cá nhân và không chi tiêu vượt mức.
C. Khi xác định mục tiêu tài chính cá nhân, cần căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại của bản thân.
D. Nên ưu tiên cho các mục tiêu tài chính trước mắt, các mục tiêu tài chính lâu dài chưa cần tính đến.
E. Kiểm soát tài chính cá nhân sẽ làm mất đi sự thoải mái trong cuộc sống.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 4 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về các loại kế hoạch tài chính cá nhân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựu chọn)
A. Xét theo thời gian thực hiện, kế hoạch tài chính cá nhân được phân chia thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
B. Thời gian thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau.
C. Thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.
D. Cần tập trung cho mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn, không cần thiết thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn và trung hạn.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây.
Trường hợp |
Ý nghĩa |
1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình. |
|
2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình. |
|
3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân. |
|
4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay. |
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể.
Loại kế hoạch tài chính cá nhân |
Thời gian thực hiện |
Ví dụ minh họa |
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 12 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Q rất thích sử dụng thẻ tín dụng vì nhiều ưu điểm trong thanh toán như có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi trong hạn mức tín dụng, được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng và các đối tác liên kết, sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi. Nhiều lần đi mua sắm, Q chi tiêu “vung tay quá trán”. Thấy vậy, bạn của Q là H đã khuyên bạn mình cần cân nhắc trước khi sử dụng thẻ nhưng Q không nghe.
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng thẻ tín dụng của Q. Nếu là H, em sẽ đưa ra lời khuyên thế nào để giúp Q có thể thay đổi thói quen sử dụng thẻ tín dụng?
b) Theo em, sự khác biệt giữa sử dụng tiền mặt với sử dụng thẻ tín dụng là gì?
c) Em hãy liệt kê những sai lầm khi sử dụng thẻ tín dụng để có thể giúp mọi người sử dụng thẻ tín dụng dùng cách và có trách nhiệm.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 11 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Chị T dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng để trả hóa đơn khi đi ăn ở nhà hàng, tổng cộng 609 000 đồng. Do đi nước ngoài 1 tháng và quên thời hạn thanh toán, sau đó chị T bị tính lãi 222 000 đồng cộng với số tiền phạt 80 000 đồng, tổng cộng 302 000 đồng, gần một nửa so với số tiền đã cà thẻ.
Tình huống 2. Chị H chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng T, đi nước ngoài và có thẻ tín dụng hơn 102 triệu đồng, sau đó do bị giới hạn mức chuyển khoản trong ngày nên chỉ chuyển khoản thanh toán trước 100 triệu đồng, 2 triệu còn lại chị định thanh toán vào hôm sau, nhưng do bận rộn công việc nên quên thanh toán, cũng bị tính lãi và phí phạt trên toàn bộ dư nợ.
a) Theo em, tại sao chị T và chị K phải trả tiền lãi cao như vậy?
b) Em hãy cho biết những rủi ro mà chủ thẻ tín dụng có nguy cơ mắc phải.
c) Theo em, để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ tín dụng cần phải nắm vững những quy định gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng