Bài 12 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng bản thân mình.
B. Tôn trọng con người.
C. Tôn trọng lợi ích nhóm.
D. Tôn trọng lợi ích của bản thân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 11 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh không bao gồm biểu hiện nào dưới đây? Vì sao?
A. Trách nhiệm với xã hội.
B. Trách nhiệm với môi trường.
C. Trách nhiệm với người tiêu dùng.
D. Trách nhiệm với bạn bè.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 10 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo doanh nghiệp?
A. Quản lí doanh nghiệp.
B. Mua sắm hàng hoá.
C. Tuyển dụng nhân viên.
D. Bảo lãnh ngân hàng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 9 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh? Vì sao?
A. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.
B. Trả lương cho người lao động đúng hạn.
C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá của doanh nghiệp.
D. Kinh doanh hàng hoá có hại cho sức khoẻ con người.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 8 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh? Vì sao?
A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp.
B. Tính trung thực và tôn trọng con người.
C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 7 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quan hệ với người lao động, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Tôn trọng người lao động.
B. Đối xử khác nhau đối với từng nhân viên.
C. Không cam kết về chế độ chính sách của doanh nghiệp.
D. Đảm bảo tiền lương đúng theo thoả thuận.
E. Không đảm bảo điều kiện lao động.
G. Đảm bảo điều kiện lao động theo đúng cam kết.
H. Thực hiện đúng chế độ bảo hiểm.
I. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 6 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật.
B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. Không sản xuất hàng quốc cấm.
D. Làm mọi cách để mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 5 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quan hệ với khách hàng, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Giữ chữ tín với khách hàng.
B. Tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.
C. Gây thiện cảm với khách hàng.
D. Thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng.
E. Biết cách quảng cáo làm cho khách hàng tin tưởng
G. Không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng
H. Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.
I. Đưa ra lời hứa để khách hàng tin tưởng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 4 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thực hiện đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích nào dưới đây? Vì sao?
A. Xây dựng lòng tin với khách hàng.
B. Mang lại doanh thu lớn cho các chủ thể kinh doanh.
C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh.
D. Giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
E. Tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.
G. Tạo ra được môi trường làm việc tốt.
H. Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 3 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh là
A. đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
B. phẩm chất của bất kì cá nhân nào trong xã hội.
C. yêu cầu cần có của mỗi công dân.
D. trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 2 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quan niệm nào dưới đây là đúng về đạo đức kinh doanh?
A. Đạo đức kinh doanh là tổng thể các nguyên tắc kinh doanh cơ bản mà mỗi người kinh doanh cần có và cần biết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Đạo đức kinh doanh là những quy định của pháp luật mà mỗi người kinh doanh phải tuân theo trong sản xuất kinh doanh.
D. Đạo đức kinh doanh là những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi người kinh doanh đều phải biết và vận dụng trong hoạt động kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 20 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 18 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy suy nghĩ về hạn chế/nhược điểm của một sản phẩm nào đó trên thị trường và cùng bạn thảo luận ý tưởng kinh doanh để cải thiện chất lượng sản phẩm đó. Hãy thuyết minh về tính chất của sản phẩm mới trên các phương diện: tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng, tính khả thi, tính vượt trội;... để chứng tỏ ý tưởng kinh doanh của em là hợp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 17 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai bạn học sinh trao đổi về ý tưởng kinh doanh phù hợp với người kinh doanh có vốn nhỏ. Một số ý tưởng kinh doanh được hai bạn nghĩ tới như:
- Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm từ vật liệu có thể tái chế.
- Ý tưởng kinh doanh mua lại đồ cũ với giá thấp rồi sửa chữa và bán với giá cao hơn.
Em có nhận xét gì về các ý tưởng kinh doanh trên?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 16 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
Nhận thấy nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này. Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng. Rất nhanh chóng, anh H đã nắm bắt cơ hội, chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu.
a) Em hãy cho biết anh H đã xác định cơ hội kinh doanh như thế nào. Theo em, năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu?
b) Theo em, sự nhạy bén trong kinh doanh và nắm bắt cơ hội kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 15 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T có ý tưởng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra quyết định kinh doanh, anh đã phân tích nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ có thể hỗ trợ anh khi cần thiết cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người kinh doanh khác trên thị trường.
Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh của anh T trong trường hợp trên có ý nghĩa như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 14 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bình luận các ý kiến sau
A. Ngay cả khi bạn xác định được cơ hội kinh doanh và có một ý tưởng kinh doanh tốt, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công ngay từ đầu.
B. Một ý tưởng kinh doanh chỉ có thể trở thành cơ hội kinh doanh nếu nó đáp ứng các tiêu chí: (1) Ý tưởng kinh doanh hấp dẫn đối với khách hàng; (2) Khách hàng có thể mua các sản phẩm và dịch vụ là kết quả của ý tưởng kinh doanh cụ thể; (3) Có thể biến ý tưởng kinh doanh cụ thể thành hiện thực kinh doanh.
C. Nếu ý tưởng kinh doanh không hấp dẫn được khách hàng tiềm năng thì đó không phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Do đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần kiểm tra xem trên thị trường có tồn tại nhu cầu thực sự đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ dẫn đến ý tưởng ban đầu của mình hay không.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 13 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:
Năng lực của người kinh doanh |
Biểu hiện |
1. Năng lực định hướng chiến lược |
a. sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh. |
2. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh |
b. biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh. |
3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ |
c. có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. |
4. Năng lực thiết lập quan hệ xã hội |
d. tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân. |
5. Năng lực tổ chức, lãnh đạo |
e. tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức. |
6. Năng lực cá nhân |
g. có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. |
7. Năng lực phân tích, sáng tạo |
h. có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. |
8. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội |
i. biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh. |
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 12 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, người kinh doanh cần phải nhận thức rõ năng lực cá nhân của mình.
Năng lực này thể hiện ở việc người kinh doanh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. Đó còn là ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, người kinh doanh cần có năng lực định hướng chiến lược, nhìn nhận được những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, biết sắp xếp các thứ tự ưu tiên, có chiến lược kinh doanh rõ ràng.Em hãy cho biết, thông tin trên đề cập đến những năng lực nào của người kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 11 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Trong bối cảnh kỉ nguyên số, hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, việc tiếp cận với các hình thức giải trí trực tiếp bị hạn chế. Thay vào đó, nhu cầu trên môi trường trực tuyến gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng các nội dung chất lượng cao, có sẵn mà không có bất kì hạn chế nào, các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng ý tưởng kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, sử dụng công nghệ đám mây để đáp ứng yêu cầu này. Điện toán đám mây cung cấp khả năng thay đổi quy mô hệ thống linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ, quản lí và phân phối số lượng lớn nội dung số một cách nhanh chóng, chủ động và tiết kiệm chi phí. Thay vì đưa nội dung đến người tiêu dùng vào thời gian đã lên lịch và trên các định dạng cụ thể, thì ngày nay người tiêu dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ truyền thông, giải trí, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, kết nối với những hệ thống thanh toán,... trên nhiều loại thiết bị hơn để họ có thể sử dụng bất cứ khi nào họ muốn.
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nào.
b) Theo em, ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ những nguồn nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 10 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh T?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 9 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có tính vượt trội.
B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi.
D. Có lợi thế cạnh tranh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 8 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị Q tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 7 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đồng nghiệp nhận xét chị P là người thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của chị P?
A. Điểm yếu
B. Điểm mạnh
C. Cơ hội
D. Thách thức
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 6 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh H là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của anh H?
A. Điểm yếu
B. Điểm mạnh
C. Cơ hội
D. Thách thức
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 5 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn
B. Ổn định
C. Đúng thời điểm
D. Lỗi thời.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 4 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Cơ hội kinh doanh.
C. Mục tiêu kinh doanh.
D. Đạo đức kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 3 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Vị trí triển khai.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 2 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 1 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 18 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc trường hợp
Trường hợp 1: Một số người kinh doanh đã đầu cơ, tích trữ chờ lên giá để trục lợi từ người tiêu dùng.
Trường hợp 2: Lợi dụng tình hình dịch bệnh, mưa lũ,... một số đối tượng đưa tin không đúng về thị trường để tăng giá cả hàng hoá, dịch vụ nhằm kiếm lời.
a) Em hãy nhận xét việc làm của các đối tượng trên.
b) Em sẽ lên án các hành vi đó như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 17 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong khi người dân vẫn đang trăn trở nỗi lo sau đại dịch chưa nguôi thì cơn “bão giá” đã ập tới. Giá xăng liên tục tăng kéo theo những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng đồng loạt tăng giá. Không chỉ có xăng tăng giá, lương thực, thực phẩm khô và tươi sống cũng đã điều chỉnh sang mức giá mới, tăng giá từ 5% đến 20%. Trong đó, có nhiều mặt hàng thiết yếu với nhiều gia đình như trứng, dầu ăn, mì tôm,... cũng điều chỉnh tăng giá bán từ 5% đến 10%. Trước sức ép giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
(Theo Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 01/7/2022)
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết lạm phát, “bão giá” ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào.
b) Em hãy đưa ra một số giải pháp để giúp người dân có thể thích ứng và vượt qua thời kì “bão giá”.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 16 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tháng 10/1944, tỉ lệ lạm phát hằng tháng của Hy Lạp lên tới 13 800% và hằng ngày là 10,9%. Năm 1944, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 100 nghìn tỉ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỉ lệ 50 tỉ : 1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất bởi Chính phủ nước này đã không ngừng in tiền để trang trải cho những khoản chi phí. Nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu franc vàng.
(Theo Báo điện tử Dân trí, ngày 23/10/2011)
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến loại lạm phát nào diễn ra tại Hy Lạp trong giai đoạn 1943 - 1946.
b) Em hãy cho biết hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế Hy Lạp trong giai đoạn đó.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 15 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tổng cầu lại tăng đột biến, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 000 tỉ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan toả vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế,... làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 và 2023.
Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giải pháp là cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lí, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường,
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
a) Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
b) Em hãy kể tên các giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát được thể hiện ở thông tin trên. Cho biết ý nghĩa của mỗi giải pháp đó đối với việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 14 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình. Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Bài 13 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cuối năm 2022, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế. Khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng là yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
(Theo Bảo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến áp lực lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát