Vận dụng SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cùng bạn xây dựng một buổi toạ đàm với chủ đề “Những phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh mà học sinh cần học tập, làm theo” và viết một bài thu hoạch về những phẩm chất đạo đức đó.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Cửa hàng phở M mới được khai trương tại một khu dân cư đông đúc, quán có hệ thống thông khói hiện đại, nhân viên đón khách lịch sự, ân cần. Khách hàng còn được thấy quy trình làm ra một tô phở và thấy rõ sự khéo tay, sạch sẽ, thực phẩm tươi ngon, bắt mắt. Do vậy, khách hàng đều hài lòng với chất lượng và giá cả của cửa hàng phở này.
- Chỉ ra biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên.
- Cho biết muốn được khách hàng tin tưởng, cửa hàng phải có thêm những yêu cầu nào khác của đạo đức kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Ngày 19 – 5 – 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. VCCI sẽ lấy việc thực hành sáu quy tắc đạo đức doanh nhân là yêu cầu tiên quyết trong xem xét, bình chọn, trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
(Theo Báo Nhân dân, ngày 19 – 5 – 2022)
– Em có đồng tình với sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam nếu trên không? Vì sao?
Trường hợp 1. Ông B cùng nhóm bạn lập một trang web bán hàng online sản phẩm trái cây nhà trồng với các clip giới thiệu rất ấn tượng về sản phẩm, phương thức giao hàng. Khách hàng dần tăng lên vì nhận được sản phẩm có chất lượng đúng như cam kết. Nhưng một số khách hàng phát hiện có thùng trái cây bị độn nhiều trái kém chất lượng đã khiếu nại và đòi bồi thường. Ông B cho kiểm tra khâu giao hàng, nhận lỗi và bồi thường thoả đáng cho khách hàng.
– Em nhận xét gì về việc làm của ông B?
Trường hợp 2. Trong hội thảo “Nâng cao đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp tại tỉnh A, nhiều ý kiến cho rằng, các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh phải được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, cần có thời gian vận động cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đạo đức trong kinh doanh trước.
– Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Thông tin |
Vi phạm đạo đức kinh doanh |
Thực hiện đạo đức kinh doanh |
a. Doanh nghiệp A nổi tiếng với các nhãn hiệu hàng hoá có chất lượng bảo đảm, được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện lao động tốt cho công nhân. |
||
b. Công ty B được các đối tác tin tưởng về uy tín, sự trung thực và quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, giúp tạo ra nhiều loại sản phẩm mới với chất lượng cao. |
||
c. Nhà máy D chung tay bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết việc làm cho bộ đội giải ngũ ở địa phương. |
||
d. Xí nghiệp xây dựng A vừa thay đổi đối tác cung cấp vật liệu thép, nhôm với chất lượng không cao để thực hiện các đơn hàng đã kí nhằm tăng thêm lợi nhuận. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Trong kinh doanh, chỉ cần tuần thủ luật pháp là đủ để đứng vững trên thương trường.
b. Trong kinh doanh, phải tuân thủ luật pháp và đối xử bình đẳng với mọi khách hàng.
c. Trong kinh doanh, phải tuân thủ luật pháp và thực hiện nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức.
d. Trong kinh doanh, phải hoạt động ở những ngành nghề Nhà nước không cầm.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây vi phạm đạo đức kinh doanh?
a. Công ty Dược phẩm H có hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc rất hiện đại nền được người tiêu dùng tin tưởng, chọn mua nhiều.
b. Doanh nghiệp A không giải quyết thỏa đáng quyền lợi khách hàng khi họ mua nhầm sản phẩm bị lỗi kĩ thuật, khiến báo chí phải lên tiếng.
c. Cơ sở sản xuất bánh mì B luôn bảo đảm chất lượng bánh tươi, ngon, hương vị hấp dẫn, giá cả hợp lí, nên lượng khách hằng ngày càng tăng.
d. Tiệm làm tóc H có lượng khách hàng rất đông vì đội ngũ nhân viên có tay nghề giỏi, giao tiếp khéo, đáp ứng nhanh chóng và có chất lượng các yêu cầu của khách hàng; giá cả dịch vụ phù hợp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
a. Làm chuyển biến thái độ và hành vi trong kinh doanh, giúp mở rộng quan hệ xã hội, có trách nhiệm, văn minh và coi trọng nghĩa tình.
b. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng giàu có.
c. Giúp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần hàng hoá, dịch vụ và thúc đẩy doanh nghiệp giành được công nghệ mới của doanh nghiệp khác, cạnh tranh với bất cứ giá nào.
d. Thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách lôi kéo nhân tài của đối tác cạnh tranh.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chủ thể kinh tế nào dưới đây vi phạm đạo đức kinh doanh?
a. Chủ tiệm tạp hoá G đã hạ giá bán đối với gạo cũ để giải quyết lượng gạo tồn kho đang có nguy cơ bị mối mọt tấn công.
b. Giám đốc Công ty M luôn học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh hay và những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ các đối tác, qua đó có những sáng kiến mới lạ trong kinh doanh,
c. Chủ nhà hàng Đ luôn đưa ra những thực đơn mới, thích ứng theo mùa với thực phẩm tươi ngon và giá cả vừa phải.
d. Giám đốc nhà máy giấy A nhiều lần thất hứa với cư dân quanh vùng về việc thực hiện sửa chữa hệ thống xử lí chất thải đang xuống cấp nghiêm trọng.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giữ gìn được phẩm chất đạo đức sẽ giúp người kinh doanh không
a. mua, bán hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm.
b. dựa vào quy chế hoạt động nội bộ, thưởng phạt nghiêm minh đội ngũ nhân viên.
c. lợi dụng trời mưa to, xả thẳng chất thải độc hại ra sông.
d. dựa vào sự tín nhiệm, kêu gọi góp vốn đầu tư vào các dự án có triển vọng.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một nhà kinh doanh có phẩm chất đạo đức là người biết
a. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết tôn trọng lợi ích khách hàng và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
b. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết yêu thương và quan tâm hạnh phúc bản thân.
c. đảm bảo chất lượng sản phẩm và bất chấp cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
d. đảm bảo sản xuất nhanh, phạt công nhân nếu làm ra sản phẩm lỗi.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh sẽ
a. sử dụng nhiều chất hàn the trong chế biến thực phẩm.
b. sử dụng chất tạo màu tự nhiên trong ẩm thực.
c. sử dụng nhiều bột màu công nghiệp trong sản xuất bánh kẹo.
d. sử dụng bao bì nhái mẫu các doanh nghiệp nổi tiếng trong đóng gói hàng hoá.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thái độ, hành vi nào dưới đây của doanh nghiệp thể hiện đạo đức kinh doanh?
a. Doanh nghiệp có sự trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh, chú trọng đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
b. Doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ lợi ích khách hàng, giữ chữ tín, không kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
c. Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên và tập trung sản xuất những sản phẩm nhái mẫu mã, kiểu dáng của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới.
d. Doanh nghiệp có sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh, chỉ chú trọng vào khâu sản xuất.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh có vai trò
a. Thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
b. tạo lập uy tín với khách hàng, nâng cao danh tiếng và năng lực cạnh tranh.
c. nâng cao năng suất lao động và mở rộng thị trường.
d. điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực, có trách nhiệm xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chủ thể nào dưới đây chịu tác động của đạo đức kinh doanh?
a. Người làm công việc nội trợ trong gia đình.
b. Người hợp tác đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hải sản.
c. Người mở lớp học tình thương giúp các trẻ em đường phố.
d. Người làm bảo vệ trong một trung tâm thương mại lớn.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm đạo đức kinh doanh?
a. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chính, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh tế.
c. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể sản xuất.
d. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Vận dụng SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Em hãy tìm hiểu và kể tên các quốc gia đang cạnh tranh xuất khẩu cà phê với Việt Nam. Từ đó, cho biết vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp. Do có nhu cầu lắp đặt Internet cho gia đình, chị Y đã tra cứu và tìm được số diện thoại dường dây nóng của Hãng viên thông b. Nhân viên tư vấn giải thích nhà mạng không có đủ hạ tầng viễn thông tại khu vực chị sinh sống, nếu dường dây kéo cáp quá dài sẽ khiến dường truyền không ổn định. Nhân viên tư vấn giới thiệu chị lựa chọn sang gói dịch vụ của nhà mạng P và sẽ cử bộ phận kĩ thuật đến hỗ trợ lắp đặt. Sau khi tìm hiểu kĩ, chị Y phát hiện website và đường dây nóng của nhà mạng P là giả, dùng tên miền gần giống với Hãng viên thông B nhằm đánh lừa tâm lí của khách hàng.
- Nêu nhận xét của em về hành vi cạnh tranh của nhà mạng P.
- Cho biết em sẽ làm gì trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Hai doanh nghiệp H và P chuyên sản xuất và phân phối sữa hộp uống liền. Gần đây, doanh nghiệp P đã cho nhân viên đăng bài viết trong các nhóm kín trên mạng xã hội có nội dung không đúng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp H.
– Hành vi của doanh nghiệp P sẽ gây ảnh hưởng như thế nào trên thị trường?
- Theo em, doanh nghiệp H cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trường hợp 2. Gia đình T kinh doanh cửa hàng chè từ lâu đời, không có chi nhánh, được nhiều người biết đến với tên “Chè sầu riêng. Thấy của hàng nhà T ngày càng đông khách, hộ kinh doanh A mở cửa hàng chè lấy tên là Chè sầu riêng không chi nhánh' khiến nhiều thực khách nhằm lẫn.
- Em có đồng tình với hành động của hộ kinh doanh A không? Vì sao?
- Nếu là người thân của chủ hộ kinh doanh A, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể kinh tế trong các thông tin sau
Thông tin 1. Những thay đổi trong thói quen mua sắm và hành trình trải nghiệm của khách hàng do ảnh hưởng của công nghệ dã trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng các xu hướng kinh doanh mới, dấp ứng nhu cầu người dùng Sau hơn nửa năm tìm hiểu và nghiên cứu, Công ty N đã chính thức ra mắt 'Gian hàng thương hiệu cà phê N” trên Amazon, đánh dấu một bước tiến quan trọng của tập đoàn này trên hành trình xuất khẩu cà phê thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Do đó, phải tạo nên sản phẩm tốt, cùng với sự hỗ trợ của Amazon, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh công bằng với các thương hiệu lớn trên thế giới.
(Theo Báo Đầu tư, ngày 15 – 2 – 2021)
Thông tin 2. Sơn La là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả vào loại lớn nhất miền Bắc và đã thu được những thành công bước đầu trong việc tìm kiếm thị trường để nông sản xuất ngoại cạnh tranh được với các nước khác. Bên cạnh các sản phẩm nông sản đặc trưng của Sơn La đã được người tiêu dùng trong nước biết đến, nhiều nông sản của tỉnh, trong đó có xoài, nhãn đã chinh phục được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Australia, EU,...
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 5 - 1 - 2022)
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào với đây? Vì sao?
a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những chủ thể sản xuất trong nền kinh tế thị trường
b. Cạnh tranh lành mạnh là tiền đề cho những sản phẩm mới ra đời.
c. Cạnh tranh lành mạnh đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và người sản xuất.
d. Giữa các chủ thể trung gian không xảy ra cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Ganh đua một cách hợp pháp. |
|
d. Chỉ dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cạnh tranh lành mạnh?
a. Cạnh tranh lành mạnh mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng |
|
b. Cạnh tranh lành mạnh khiến người sản xuất phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. |
|
c. Cạnh tranh lành mạnh sẽ đào thải các doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh. |
|
d. Cạnh tranh lành mạnh chỉ hướng đến lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh?
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh. |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Không làm trái quy định pháp luật trong kinh doanh. |
|
d. Chi dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh nhằm
a. giành các hợp đồng kinh tế. |
|
b. giành nguồn nguyên liệu, hàng hoá. |
|
c. giành lợi nhuận kinh tế. |
|
d. giành uy tín cho doanh nghiệp. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò
a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. |
|
c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người sản xuất, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực |
|
c thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
c. nâng cao năng lực cạnh tranh. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do
a. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất khác nhau. |
|
b. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất giống nhau. |
|
c, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có lợi ích khác nhau. |
|
d. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong nền kinh tế thị trường, “cạnh tranh” dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
a. Cạnh tranh kinh tế. |
|
b. Cạnh tranh nguồn hàng. |
|
c. Cạnh tranh lưu thông. |
|
d. Cạnh tranh sản xuất. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm cạnh tranh?
a. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu về uy tín cho mình |
|
b. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người sản xuất nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
c. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người tiêu dùng nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
d. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy tìm hiểu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Thông tin |
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc |
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo |
Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau được bình đẳng về cơ hội học tập. |
||
Nghiêm cấm việc gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. |
||
Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận về những vấn đề chung của đất nước. |
||
Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những người dù 18 tuổi trở lên, không phản biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. |
||
Không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. |
||
Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống trưởng lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Ông A được giao quản lí cơ sở tôn giáo b. Tuy nhiên, ông đã không cho phép người của những tôn giáo khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo nơi ông quản lí
- Theo em, ông A có thực hiện đúng quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?
- Là học sinh, em cần phải làm gì để có thể phổ biến thông tin về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo cho mọi người
Trường hợp 2. Xã Y là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau sinh sống. Nhà nước đã quan tâm, tạo diễu kiện ưu đãi về thuế để các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn xã Y kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đó, kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân tại xã Y được cải thiện.
Theo em, việc làm của Nhà nước có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Các tôn giáo hoạt động không chịu sự quản lí của Nhà nước.
b. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với học sinh là người dân tộc thiểu số không phải biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
d. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
e. Các cơ sở tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ.
g. Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động đúng quy định pháp luật là nghĩa vụ của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Bình đẳng trong chính trị |
A. là nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế. |
2. Hành vi kì thị, gây chia rẽ dân tộc |
B. thể hiện vai trò và vị trí của mỗi dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. |
3. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự |
C. Là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm cấm |
4. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta |
D. là tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia vào bộ máy nhà nước và các cơ quan quyền lực nhà nước. |
5. Công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận |
E. là nội dung của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo |
6. Nâng cao đời sống vật chất, đầu tư phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số |
G. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức
a. dân chủ trực tiếp và dân chủ nghị trường.
b. dân chủ đại diện và dân chủ nghị trường.
c. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
d. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo nhằm đảm bảo
a. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
b. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
c. quyền binh đẳng giữa các quốc gia.
d. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bình đẳng về dân tộc, tôn giáo?
a. Truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức các hoạt động thực hành nghi lễ của tôn giáo.
b. Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc.
c. Yêu cầu người khác theo tôn giáo mà mình đang theo hoặc lợi dụng vị trí xã hội lôi kéo người khác theo tôn giáo mà mình đang theo
d. Vận động các tín đồ tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện nghiêm chính chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo