• Do số a lớn hơn số c năm đơn vị nên ta có a=c+5.
• Theo đề, ta có x= −2 là một nghiệm của đa thức P(x).
Suy ra P(−2)=0.
Do đó 4a−2b+c=0.
Suy ra 4a+c=2b(1)
• Ta có đa thức P(x) chia hết cho x−2 (∗)
Nên P(x)=(x−2).Q(x) với Q(x) là thương của phép chia đa thức P(x) cho đa thức x−2.
Khi đó P(2)=(2−2).Q(2)=0
Do đó 4a+2b+c=0.
Suy ra 4a+c= −2b(2)
Từ (1),(2) suy ra 2b= −2b.
Do đó 4b=0, nên b=0.
Thế b=0 và a=c+5 vào (1), ta được 4(c+5)+c=0.
Hay 4c+20+c=0.
Suy ra 5c= −20, nên c= −4.
Với a=c+5, ta có a= −4+5=1.
Vậy a=1, b=0, c= −4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
(∗) Lưu ý: Với dữ kiện đa thức P(x) chia hết cho x−2, ta có thể thực hiện đặt tính chia đa thức và vẫn suy ra được điều kiện (2) như sau:
Khi đó, để P(x) chia hết cho x−2 thì c+2b+4a=0.
Suy ra 4a+c= −2b(2).
|