
a) Ta có AB=AC (do ΔABC cân tại A) và BD=CE (giả thiết)
Suy ra AB−BD=AC−CE hay AD=AE.
Xét ΔABE và ΔACD có:
AB=AC (chứng minh trên);
BAC là góc chung;
AD=AE (chứng minh trên).
Do đó ΔABE=ΔACD(c.g.c).
b) Từ ΔABE=ΔACD suy ra ABE=ACD (hai góc tương ứng)
Mà ABC=ACB (do ΔABC cân tại A)
Suy ra IBC=ICB
Tam giác IBC có IBC=ICB nên là tam giác cân tại I.
Do đó IB=IC.
Xét ΔABI và ΔACI có:
AB=AC (chứng minh trên);
AI là cạnh chung;
IB=IC (chứng minh trên).
Do đó ΔABI=ΔACI(c.c.c)
Suy ra BAI=CAI (hai góc tương ứng).
Nên AI là tia phân giác của BAC.
c) Xét ΔADE có AD=AE nên ΔADE cân tại A, do đó ADE=AED.
Mà DAE+ADE+AED=180∘ (tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra ADE=AED=2180∘ −DAE(1).
Tương tự với ΔABC cân tại A ta có ABC=ACB=2180∘ −BAC(2)
Từ (1) và (2) suy ra ADE=ABC
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DE//BC.
Suy ra DEB=EBC (hai góc so le trong) (3)
ΔBDE có BD=DE nên là tam giác cân tại D, suy ra DBE=DEB(4)
Từ (3) và (4) suy ra DBE=EBC
Khi đó BE là đường phân giác của ABC.
Tương tự, với DE=EC ta cũng chứng minh được CD là đường phân giác của ACB
Xét ΔABC có BE,CD là hai đường phân giác của tam giác cắt nhau tại I.
Suy ra I cách đều ba cạnh của ΔABC.
Vậy để BD=DE=EC thì BE và CD là hai đường phân giác của ΔABC, khi đó I cách đều ba cạnh của ΔABC.