Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Cánh diều 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 111 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Video giải Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Cánh diều

ALý thuyết Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng sau:

ax + by < c;          ax + by > c

ax + by ≤ c;           ax + by ≥ c

trong đó:    

x, y là các ẩn,

a, b, c là các số thực cho trước với a, b không đồng thời bằng 0.

Ví dụ:

+) 53x+2y<5 có dạng bất phương trình bậc nhất hai ẩn x và y với a=53b=2 và c = 5.

3x5y2 không phải bất phương trình bậc nhất hai ẩn, vì không có dạng bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

• Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by < c (*).

Mỗi cặp số (x0 ; y0) sao cho ax0 + by0 < c gọi là một nghiệm của bất phương trình (*).

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, tập hợp tất cả các điểm có toạ độ là nghiệm của bất phương trình (*) được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.

Nghiệm và miền nghiệm của các bất phương trình dạng ax + by > c; ax + by ≤ c và ax + by ≥ c được định nghĩa tương tự.

Ví dụ: Xét bất phương trình 2x + y ≤ 3:

+ (1 ; 1) là một nghiệm của bất phương trình vì 2 . 1 + 1 = 3 ≤ 3 là mệnh đề đúng.

+ (–2 ; 10) không là nghiệm của bất phương trình vì 2 . (–2) + 10 = 6 ≤ 3 là mệnh đề sai.

+ (2 ; –5) là nghiệm của bất phương trình vì 2 . 2 – 5 = –1 ≤ 3 là mệnh đề đúng.

2. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, đường thẳng d: ax + by = c chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng. Một trong hai nửa mặt phẳng (không kể d) là miền nghiệm của bất phương trình ax + by < c, nửa mặt phẳng còn lại (không kể d) là miền nghiệm của bất phương trình ax + by > c.

Chú ý: Đối với bất phương trình dạng ax + by ≤ c hoặc ax + by ≥ c thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể cả đường thẳng d.

Ví dụ: Đường thẳng d: 2x – 3y = 6 chia mặt phẳng Oxy thành hai nửa mặt phẳng như hình dưới. Hỏi nửa mặt không bị gạch (không kể đường thẳng d) là miền nghiệm của bất phương trình nào?

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Lấy một giá trị nằm trong nửa mặt phẳng không bị gạch, ví dụ điểm M(3 ; –1). Thay toạ độ điểm M vào vế trái phương trình đường thẳng d, ta thấy:

2xM – 3yM = 2 . 3 – 3 . (–1) = 9 > 6

Như vậy, M là một nghiệm của bất phương trình 2x – 3y > 6, miền không bị gạch (không kể d) là miền nghiệm của bất phương trình 2x – 3y > 6.

Vậy miền không bị gạch (không kể đường thẳng d) là miền nghiệm của bất phương trình 2x – 3y > 6.

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

Bước 1. Vẽ đường thẳng d: ax + by = c. Đường thẳng d chia mặt phẳng toạ độ thành hai nửa mặt phẳng.

Bước 2. Lấy một điểm M(x0; y0) không nằm trên d (thường lấy gốc toạ độ O nếu c ≠ 0). Tính ax0 + by0 và so sánh với c.

Bước 3. Kết luận:

+)  Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt phẳng chứa điểm M (không kể d) là miền nghiệm của bất phương trình ax + by < c.

+) Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng chứa điểm M (không kể d) là miền nghiệm của bất phương trình ax + by > c.

Ví dụ: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 3y < 3 và x + 3y ≤ 3.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

+ Vẽ đường thẳng d: x + 3y = 3

+ Lấy điểm O(0; 0). Ta có: 0 + 3 . 0 = 0 < 3.

+ Vậy:

Miền nghiệm của bất phương trình x + 3y < 3 là nửa mặt phẳng chứa điểm O không kể đường thẳng d.

Miền nghiệm của bất phương trình x + 3y ≤ 3 là nửa mặt phẳng chứa điểm O gồm cả đường thẳng d.

BBài tập tự luyện

B.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Một gian hàng trưng bày bàn và ghế rộng 60 m2. Diện tích để kê một chiếc ghế là 0,5 m2, một chiếc bàn là 1,2 m2. Gọi x là số ghế và y là số bàn được kê (x ≥ 0, y ≥ 0)

a) Viết bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y cho phần mặt sàn để kê bàn ghế.

b) Chỉ ra ba nghiệm của bất phương trình trên.

Hướng dẫn giải:

a) Diện tích kê x chiếc ghế và y chiếc bàn là 0,5x + 1,2y (m2).

Diện tích này không thể lớn hơn 60m2 nên ta được bất phương trình cần tìm:

0,5x + 1,2y ≤ 60 hay 5x + 12y ≤ 600.

Vậy bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y cho phần mặt sàn để kê bàn ghế là: 5x + 12y ≤ 600.

b) Ví dụ về ba nghiệm của bất phương trình trên là các cặp giá trị (10 ; 10), (30; 15), (24; 40). Thật vậy:

Thay x = 10, y = 10, ta có: 5 . 10 + 12 . 10 = 170 ≤ 600 là mệnh đề đúng. Do đó (10; 10) là nghiệm của bất phương trình.

Thay x = 30, y = 15, ta có: 5 . 30 + 12 . 15 = 330 ≤ 600 là mệnh đề đúng. Do đó (30; 15) là nghiệm của bất phương trình.

Thay x = 24, y = 40, ta có: 5 . 24 + 12 . 40 = 600 ≤ 600 là mệnh đề đúng. Do đó (24; 40) là nghiệm của bất phương trình.

Vậy (10 ; 10), (30; 15), (24; 40) là ba nghiệm của bất phương trình 5x + 12y ≤ 600.

Bài 2. Điểm nào trong các điểm A(5 ; – 1), B(2 ; 2), C(1 ; 1) nằm trên miền nghiệm của bất phương trình 2x – y < 10?

Hướng dẫn giải:

Lần lượt thay toạ độ các điểm  A(5 ; – 1), B(2 ; 2), C(1 ; 1) vào bất phương trình, ta có:

+) 2 . 5 – (– 1) = 11 < 10 là mệnh đề sai.

Do đó điểm A không nằm trên miền nghiệm của bất phương trình 2x – y < 10.

+) 2 . 2 – 2 = 2 < 10 là mệnh đề đúng.

Do đó điểm B nằm trên miền nghiệm của bất phương trình 2x – y < 10.

+) 2 . 1 – 1 = 1 < 10 là mệnh đề đúng.

Do đó điểm C nằm trên miền nghiệm của bất phương trình 2x – y < 10.

Bài 3. Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:

a) x3+y2<1;                         

b) x+y22xy+13 

Hướng dẫn giải:

a) Vẽ đường thẳng d1x3+y2=1.

Thay giá trị (0 ; 0) vào bất phương trình, ta có 02+03=0<1 là mệnh đề sai.

Miền nghiệm là miền không chứa điểm (0 ; 0), không kể đường thẳng d.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

b) x+y22xy+13      

 3(x + y) ≥ 2(2x – y + 1)

 3x + 3y ≥ 4x – 2y + 2

 x – 5y ≤ –2

Vẽ đường thẳng d3: x – 5y = –2.

Lấy điểm (0 ; 0). Ta có 0 – 0 = 0 ≤ –2 là mệnh đề sai.

Miền nghiệm là miền không chứa điểm (0 ; 0), kể cả đường thẳng d3.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

B.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình – 2(x – y) + y > 3?

A. (4;  4);

B. (2; 1);

C. ( 1;  2);

D. (4; 4).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: – 2(x – y) + y > 3 ⇔  2x + 3y > 3

Xét đáp án A:  2.4 + 3.( – 4) =  20 < 3, không thoả mãn  bất phương trình – 2x + 3y > 3, vậy cặp số (4;  4) không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án B:  2.2 + 3.1 =  1 < 3, không thoả mãn  bất phương trình – 2x + 3y > 3, vậy cặp số (2; 1) không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án C:  2.( 1) + 3.(– 2) =  4 < 3, không thoả mãn  bất phương trình – 2x + 3y > 3, vậy cặp số ( 1;  2) không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án D:  2.4 + 3.4 = 4 > 3, thoả mãn bất phương trình – 2x + 3y > 3, vậy cặp số (4; 4) là nghiệm của bất phương trình.

Câu 2. Miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là phần tô đậm của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (kể cả bờ)?

A. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

B. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

C. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

D. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét đường thẳng x + y = 2 đi qua 2 điểm A(2; 0) và B(0; 2). Lấy điểm O(0; 0) ta có: 0 + 0 = 0 < 2.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y = 2 (đi qua 2 điểm A, B) chứa điểm (0; 0), kể cả đường thẳng đó.

Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là phần tô đậm ở đáp án A.

Câu 3. Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (kể cả đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 10) – Cánh diều (ảnh 1)

A. – 2x + y ≥ 0;

B. 2x + y ≥ 0;

C. – 2x – y ≥ 1;

D. x + 2y ≥ 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (0; 0) và (1; 2). Ta có hệ phương trình

0=a.0+b2=a.1+ba=2b=0  y = 2x.

Vậy đường thẳng có phương trình  2x + y = 0.

Xét điểm A(0; 2) thay vào phương trình đường thẳng ta được: – 2.0 + 2 = 2 > 0.

Vì điểm A(0; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình  2x + y ≥ 0 (kể cả đường thẳng d).

1 111 lượt xem