Lý thuyết Tọa độ của vectơ (Cánh diều 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 1: Tọa độ của vectơ ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 94 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 1: Tọa độ của vectơ

A. Lý thuyết

I. Tọa độ của một điểm

Để xác định tọa độ của một điểm M tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta làm như sau (Hình 3):

+ Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H ứng với số a. Số a là hoành độ của điểm M.

+ Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng với số b. Số b là tung độ của điểm M.

Cặp số (a; b) là tọa độ của điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Ta kí hiệu là M(a ; b).

Ví dụ: Xác định tọa độ của điểm B trong hình vẽ sau:

Hướng dẫn giải

+ Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm ứng với số –3. Số –3 là hoành độ của điểm B.

+ Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm ứng với số 3. Số 3 là tung độ của điểm M.

Khi đó, cặp số (–3; 3) là tọa độ của điểm B.

Vậy điểm B có tọa độ là B(–3; 3).

II. Tọa độ của một vectơ

Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vectơ OM.

Nếu OM có tọa độ (a; b) thì ta viết OM = (a; b) hay OM (a; b), trong đó a gọi là hoành độ của vectơ OM và b gọi là tung độ của vectơ OM (Hình 4).

Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta có:

OM = (a; b)  M(a ; b).

+ Vectơ i có điểm gốc là O và có tọa độ (1; 0) gọi là vectơ đơn vị trên trục Ox.

Vectơ j có điểm gốc là O và có tọa độ (0; 1) gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy (Hình 4).

Ví dụ: Tìm tọa độ của vectơ OMON trong hình sau:

Hướng dẫn giải

Ta thấy điểm M có tọa độ là (–2 ; 4)

Suy ra OM = (–2 ; 4).

Điểm N có tọa độ là (2 ; –1)

Suy ra ON = (2 ; –1).

Vậy OM = (–2 ; 4) và ON = (2 ; –1).

Nhận xét:

– Với mỗi vectơ u, ta xác định được duy nhất một điểm A sao cho OA = u.

– Với mỗi vectơ u trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tọa độ của vectơ u là tọa độ của điểm A, trong đó A là điểm sao cho OA = u.

– Nếu u có tọa độ (a; b) thì ta viết u = (a; b) hay u(a; b), trong đó a gọi là hoành độ của vectơ u và b gọi là tung độ của vectơ u.

Ví dụ: Tìm tọa độ của vectơ u trong hình vẽ sau:

Hướng dẫn giải

Ta xác định vectơ u = OA như hình sau:

Ta thấy điểm A(2 ; 2) nên OA = (2 ; 2).

Suy ra u = (2 ; 2).

Vậy u = (2 ; 2).

Định lí: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu u = (a ; b)  thì u = ai + bj. Ngược lại, nếu u = ai + bj thì u = (a ; b).

Chú ý: Với a = (x1 ; y1) và b = (x2 ; y2), ta có a = b  x1=x2y1=y2 

Như vậy, mỗi vectơ hoàn toàn được xác định khi biết tọa độ của nó.

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(2; 3) và vectơ u = (1; – 3).

a) Biểu diễn vectơ u qua hai vectơ i và j.

b) Biểu diễn vectơ OM  qua hai vectơ i và j.

Hướng dẫn giải

a) Vì vectơ u = (1; – 3) nên u = 1i + (– 3)j = i – 3j

Vậy u = i – 3j

b) Vì điểm M có tọa độ là (2 ; 3) nên OM = (2 ; 3).

Do đó: OM = 2i + 3j.

Vậy OM = 2i + 3j.

III. Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA; yA) và B(xB; yB).

Ta có AB  = (xB – xA ; yB – yA).

Ví dụ: Cho hai điểm A(2; –4) và B(1; 5). Hãy tìm tọa độ của vectơ AB.

Hướng dẫn giải

Ta có AB = (1 – 2; 5 – (–4)) = (–1 ; 9).

Vậy AB = (–1 ; 9).

B. Bài tập tự luyện

B.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Cho 3 điểm A(0; 2), B(–1; 3), C(2; 5). Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Giả sử điểm D có tọa độ là (xD ; yD)

Ta có AB = (–1 – 0 ; 3 – 2) = (–1 ; 1)

DC = (2 – xD ; 5 – yD).

Để ABCD là hình bình hành thì AB = DC.

AB = DC  1=2xD1=5yD  xD=3yD=4

Suy ra điểm D có tọa độ là (3 ; 4).

Vậy để ABCD là hình bình hành thì D(3 ; 4).

Bài 2. Tìm số thực m và n sao cho hai vectơ a = (m; –4) và b = (–1; 3m + n) bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Ta có a = b  m=14=3m+n  m=14=3.(1)+n  m=1n=1  

Vậy để a = b thì m = –1 và n = –1.

Bài 3. Tìm tọa độ của các vectơ sau:

a) a = 3i + j;

b) b = – 2j;

c) c = i – 3j.

Hướng dẫn giải

a) Ta có a = 3i + j = 3i + 1j

Suy ra a = (3 ; 1).

Vậy a = (3 ; 1).

b) Ta có b = –2j = 0i + (–2)j

Suy ra b = (0 ; –2).

Vậy b = (0 ; –2).

c) Ta có c = i – 3j = i + (– 3)j.

Suy ra c = (1; – 3).

Vậy c = (1; – 3).

B.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Trong hệ tọa độ Oxy cho A(5; 2), B(10; 8). Tìm tọa độ của vectơ AB.

A. AB = (15; 10);

B. AB = (2; 4);

C. AB = (5; 6);

D. AB = (50; 16).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: AB = (10 – 5 ; 8 – 2) = (5; 6).

Câu 2. Trong hệ tọa độ Oxy cho bốn điểm A(1; 1), B(2; – 1), C(4 ; 3), D (3 ; 5). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tứ giác ABCD là hình bình hành ;                        

B. A, B, C, D trùng nhau ;

C. AB=CD;                                   

D. AC, AD cùng phương.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là : A

Ta có : AB=1;2DC=1;2AB=DC, do đó ABCD là hình bình hành.

Câu 3. Cho hai vectơ u=2a1;3 và v=3;  4b+1. Tìm các số thực a và b sao cho cặp vectơ đã cho bằng nhau:

A. a = 2, b = – 1;

B. a = – 1, b = 2;

C. a = – 1, b = – 2;

D. a = 2, b = 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Để u=v2a1=33=4b+12a=44b=4a=2b=1.

Vậy a = 2 và b = – 1.

1 94 lượt xem