Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 89 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 10 Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác

A. Lý thuyết Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác

1. Giá trị lượng giác
 

Mở rộng khái niệm tỉ số lượng giác đối với góc nhọn cho những góc α bất kì với 0° ≤ α ≤ 180°, ta có định nghĩa sau đây:
 

Với mỗi góc α (0° ≤ α ≤ 180°) ta xác định được một điểm M duy nhất trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=α . Gọi (x0y0) là toạ độ điểm M, ta có:
- Tung độ y0 của M là sin của góc α, kí hiệu là sinα = y0;
- Hoành độ x0 của M là côsin của góc α, kí hiệu là cosα = x0;
- Tỉ số y0x0 (x0 ≠ 0) là tang của góc α, kí hiệu là tanα=y0x0;  
- Tỉ số  y0x0 (y0 ≠ 0) là côtang của góc α, kí hiệu là tanα=x0y0; 
Các số sinα, cosα, tanα, cotα được gọi là các giá trị lượng giác của góc α.
Ví dụ 1. Tìm các giá trị lượng giác của góc 150°.
Hướng dẫn giải
Lấy điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=150°. 

Ta có:  MOy^=150°90°=60°
Khi đó ta tính được toạ độ của điểm M là 32;12.   
Theo định nghĩa ta có:
 sin150°=12; cos150°=32;  tan150°=13;  cot150°=3.   
Chú ý: 
a) Nếu α là góc nhọn thì các giá trị lượng giác của α đều dương.
Nếu α là góc tù thì sinα > 0, cosα < 0, tanα < 0, cotα < 0.
b) tanα chỉ xác định khi α ≠ 90°.
cotα chỉ xác định khi α ≠ 0° và α ≠ 180°.
Ví dụ 2. Với α = 30° thì sinα > 0, cosα > 0, tanα > 0 và cotα > 0.
Với α = 150° (như trong Ví dụ 1) thì sinα > 0, cosα < 0, tanα < 0 và cotα < 0.


2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau
 

Với mọi góc α thoả mãn 0° ≤ α ≤ 180°, ta luôn có:
sin(180° ‒ α) = sinα;
cos(180° ‒ α) = ‒cosα;
tan(180° ‒ α) = ‒tanα (α ≠ 90°);
cot(180° ‒ α) = ‒cotα (0° < α < 180°).
Ví dụ 3. 
a) Biết sin60°=32. Tính cos30°, cos150°, sin120°.
b) Biết tan45° = 1. Tính tan135°.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: sin60°=32 
Suy ra: 
 cos30°=cos90°60°=sin60°=32 (vì 30° và 60° là hai góc phụ nhau);
 cos150°=cos180°30°=cos30°=32 (vì 150° và 30° là hai góc bù nhau);
sin120°=sin180°60°=sin60°=32 (vì 120° và 60° là hai góc bù nhau);
b) Ta có: tan45° = 1.
Suy ra:
tan135° = tan(180° ‒ 45°) = ‒tan45° = ‒1 (vì 135° và 45° là hai góc bù nhau);

3. Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt
 

Dưới đây là bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt:

Chú ý: Trong bảng, kí hiệu “||” để chỉ giá trị lượng giác không xác định.
Ví dụ 4. Tính giá trị các biểu thức sau:
a) A = a2.sin90° + b2.cos90° + c2.cos180°;
b) B = 3 – sin2135° + 2cos2120° ‒ 3tan2150°.
Hướng dẫn giải
a) A =a2.sin90° + b2.cos90° + c2.cos180°
A = a2. 1+ b2.0 +c2.(‒1)
A = a2 ‒ c2.
b) B = 3 – sin2 135° + 2cos2 120° ‒ 3tan2 150° B=3222+2.1223.332

B=312+2.143.13

B=312+121

B = 2.
Ví dụ 5. Tìm góc α (0° ≤ α ≤ 180°) trong mỗi trường hợp sau:
a) sinα=22;
b) cosα = ‒1;
c) tanα = 0;
d) cotα=33.  
Hướng dẫn giải
a) Ta có: sinα=22 α = 45° hoặc α = 135°.
b) cosα = ‒1α = 180°.
c) tanα = 0α = 0° hoặc α = 180°.
d) cotα=33α = 120°.

 

4. Sử dụng máy tính cầm tay về tính giá trị lượng giác của một góc


Có nhiều loại máy tính cầm tay có thể giúp tính nhanh chóng giá trị lượng giác của một góc.
Chẳng hạn, ta có thể thực hiện trên một loại máy tính cầm tay như sau:
Sau khi mở máy, ẩn liên tiếp các phím SHIFT MENU để màn hình hiện lên bảng lựa chọn.

Ấn phím 2 để vào chế độ cài đặt đơn vị đo góc.

Ấn tiếp phím  1  để xác định đơn vị đo góc là “độ”.

Ấn các phím MENU   1  để vào chế độ tính toán như hình ảnh dưới đây: 
 

4.1. Tính các giá trị lượng giác của góc
Ví dụ 6. Sử dụng máy tính cầm tay, tính sin125°, cos50°12', tan160°56'25'', cot100°.
Hướng dẫn giải
- Để tính sin125°, ta bấm liên tiếp các phím sau đây

sin 1 25°' '')=:       

Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Vậy sin125° ≈ 0,81915204429.
- Để tính cos50°12', ta bấm liên tiếp các phím sau đây: 
cos50°' '' 1 2°' '')=      
Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Vậy cos50°12' ≈ 0,64010969948.
- Để tính tan160°56'25'', ta bấm liên tiếp các phím sau đây: 
 Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Vậy tan160°56'25'' ≈ ‒0,345493396426.
- Để tính cot100°, ta bấm liên tiếp các phím sau đây: 

 

 Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Vậy cot100° ≈ ‒0,17632698071.
4.2. Xác định số đo của góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó
Ví dụ 7. Sử dụng máy tính cầm tay, tìm α (0° < α < 180°) biết sinα = 0,51; cosα = ‒0,7;tanα=2; cotα = 1,7.
Hướng dẫn giải
- Để tìm α khi biết sinα = 0,51, ta ấn liên tiếp các phím sau đây:
 

        
Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:
 

Vậy với sinα = 0,51 thì α ≈ 30°39'50''.
Ta đã được học với 0° < α < 180° thì sin(180° ‒ α) = sinα nên ngoài giá trị α ≈ 30°39'50'' thì ta còn có giá trị α ≈ 180° ‒ 30°39'50'' ≈ 149°20'10''.
Ta bấm máy tính như sau:

- Để tìm α khi biết cosα = ‒0,7, ta ấn liên tiếp các phím sau đây:

Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Vậy với cosα = ‒0,7 thì α ≈ 134°25'37''.
- Để tìm α khi biết tanα=2, ta ấn liên tiếp các phím sau đây:

 

Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là: 

Vậy với tanα=2 thì α ≈ 54°44'8''.
- Để tìm α khi biết cotα = 1,7, trước hết ta tính  , ta ấn liên tiếp các phím sau đây: 
 

Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:

Sau đó ta bấm liên tiếp các phím:

Khi đó ta được kết quả hiện trên màn hình là:


Vậy với cotα = 1,7 thì α ≈ 30°27'56''.

5. Định lí côsin trong tam giác

Định lí côsin: Trong tam giác ABC với BC = a, CA = b, AB = c, ta có:

a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA;

b2 = c2 + a2 – 2ca.cosB;

c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC.

Từ định lí côsin, ta có hệ quả sau đây:

Hệ quả:

cosA=b2+c2a22bc;
 

cosB=c2+a2b22ca;

cosC=a2+b2c22ab.

6. Định lí sin trong tam giác

Định lí sin: Trong tam giác ABC với BC = a, CA = b, AB = c, ta có:

asinA=bsinB=csinC=2R;

Trong đó R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Từ định lí sin, ta có hệ quả sau đây:

Hệ quả:

a = 2R.sinA; b = 2R.sinB; c = 2R.sinC;

sinA=a2R;sinB=b2R;sinC=c2R.

7. Các công thức tính diện tích tam giác

Cho tam giác ABC. Ta kí hiệu:

+) BC = a, CA = b, AB = c.

+) ha, hb, hc là độ dài các đường cao lần lượt ứng với các cạnh BC, CA, AB.

+) R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác.

+) r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác.

+) p là nửa chu vi tam giác.

+) S là diện tích tam giác.

Ta có các công thức tính diện tích tam giác sau:

(1) S=12aha=12bhb=12chc; 

(2)S=12ab.sinC=12bc.sinA=12ac.sinB; 

(3) S=abc4R; 

(4) S = pr;

(5) S=ppapbpc (Công thức Heron).

8. Giải tam giác

Giải tam giác là tìm số đo các cạnh và các góc còn lại của tam giác khi ta biết được các yếu tố đủ để xác định tam giác đó.

Để giải tam giác, ta thường sử dụng một cách hợp lí các hệ thức lượng như: định lí sin, định lí côsin và các công thức tính diện tích tam giác.

9. Áp dụng giải tam giác vào thực tế

Vận dụng giải tam giác giúp ta giải quyết rất nhiều bài toán trong thực tế, đặc biệt là trong thiết kế và xây dựng.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho góc α  (0° ≤ α ≤ 180°) với tanα=3. Tính giá trị biểu thức

M=cosα+cot2α1sin2α.

Hướng dẫn giải

Với tanα=3 ta có α = 120°.

Suy ra: sinα=32;cosα=12;cotα=33. 

Do đó:

M=cosα+cot2α1sin2α

M=12+3321322

M=12+1343

M=32. 

Vậy M=32.

Bài 2. Tam giác ABC vuông cân tại A và nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tính tỉ số Rr.
Hướng dẫn giải

Giả sử AB = AC = a.

Xét tam giác ABC vuông cân tại A, theo định lí Pythagore ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = a2 + a2 = 2a2

BC=a2. 

Do đó nửa chu vi tam giác ABC là

p=AB+AC+BC2=a+a+a22=a.2+22 

Tam giác ABC vuông tại A nên diện tích tam giác ABC là:

S=12.AB.AC=12.a.a=a22

Mặt khác S=pr=AB.AC.BC4R 

r=Sp=a22a.2+22=a2+2  

R=AB.AC.BC4S=a.a.a24.a22=a22 

Do đó Rr=a22a2+2=a22:a2+2=a22.2+2a=1+2 

Vậy Rr=1+2. 

Bài 3. Nhà thầu đất Đức đã được cung cấp các kích thước sau đây qua điện thoại: Khu vườn hình tam giác ABC có CAB^=45°, AC = 8 m, BC = 6 m. Nền đất cần phải có độ cao 10 cm.

a) Giải thích tại sao nhà thầu đất Đức cần thêm thông tin từ khách hàng của mình.

b) Cần khối lượng đất tối đa là bao nhiêu (để tạo thành nền của khu đất) nếu khách hàng của anh Đức không thể cung cấp thêm thông tin cần thiết?

Hướng dẫn giải

a) Áp dụng định lí sin với tam giác ABC ta có:BCsinCAB^=ACsinCBA^ 

 sinCBA^=AC.sinCAB^BC=8.sin45°60,943

CBA^70°34' hoặc CBA^180°70°34'109°26'  (hình vẽ dưới đây)

Như vậy ta có thể có hai gá trị khác nhau của góc CBA nên hình tam giác không được xác định một cách duy nhất.

Điều đó giải thích tại sao anh Đức cần thêm thông tin về khu vườn.

b) Nền đất của khu vườn là một khối lăng trụ đứng với đáy là tam giác ABC và chiều cao không đổi là 10 cm, nên khối lượng đất tối đa để tạo ra nền của khu đất tỉ lệ với diện tích lớn nhất của tam giác ABC.

+) Nếu CBA^70°34' thì ACB^180°45°70°34'64°26'.

Khi đó diện tích của tam giác ABC là:

S=12.CA.CB.sinACB^12.8.6.sin64°26'21,65 (m2)

+) Nếu CBA^109°26' thì ACB^180°45°109°26'25°34'.

Khi đó diện tích của tam giác ABC là:

S=12.CA.CB.sinACB^12.8.6.sin26°34'10,36 (m2)

Khi đó diện tích lớn nhất của tam giác ABC là 21,65 m2.

Đổi 10 cm = 0,1 m.

Khối lượng đất tối đa cần khoảng: 21,65. 0,1 ≈ 2,165 (m3)

Vậy khối lượng đất tối đa cần để tạo thành nền của khu đất khoảng 2,165 m3.

Bài 4. Vợ chồng anh Minh đang xem xét mua một mảnh đất. Nhân viên nhà đất cung cấp cho họ một bản vẽ chi tiết như hình vẽ dưới. Tính diện tích của mảnh đất và số tỉ đồng vợ chồng anh Minh cần dùng để mua đất biết giá đất là 25 triệu đồng/ m2 đất (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Hướng dẫn giải

Diện tích của mảnh đất là diện tích của hai tam giác ABD và tam giác BCD.

Ta có: SABD=12AB.AD.sinBAD^=12.12,5.12.sin75°72,44m2

Áp dụng định lí côsin cho tam giác BAD ta có:

BD2 = AB2 + AD2 – 2.AB.AD.cosBAD^ 

Þ BD2 = 12,52 + 122 ‒ 2.12,5.12.cos75°

Þ BD ≈ 14,92 (m)

Do đó SBCD=12BD.CD.sinBDC^12.14,92.9.sin30°33,57m2 

Khi đó diện tích mảnh đất là:

S = SABD + SBCD ≈ 72,44 + 33,57 = 106,01 (m2)

Số tiền vợ chồng anh Minh cần dùng để mua mảnh đất này là:

106,01 . 25 = 2 650,25 (triệu đồng) = 2,65025 tỉ đồng ≈ 2,65 tỉ đồng.

Vậy diện tích mảnh đất khoảng 106,01 m2 và số tiền cần dùng mua đất là khoảng 2,65 tỉ đồng.

Bài 5. Tính giá trị biểu thức:

a) A = sin30°.cos45°.sin60° ‒ cos120°.tan135°.cot150°.

b) B = cos0° + cos20° + cos40° + … + cos160° + cos180°;

c) C=sin180°xcos90°x+sin2x.1sin290°xtan2x. 

Hướng dẫn giải

a) A = sin30°.cos45°.sin60° ‒ cos120°.tan135°.cot150°

A=12.22.3212.1.3 

A=68+32

A=6+438

b) B = cos0° + cos20° + cos40° + … + cos160° + cos180°

B = (cos0° + cos180°) + (cos20° + cos160°) + … + (cos80° + cos100°)

B = (cos0° ‒ cos0°) + (cos20° ‒ cos20°) + … + (cos80° ‒ cos80°)  (hai góc bù nhau)

B = 0.

c) C=sin180°xcos90°x+sin2x.1sin290°xtan2x.

C=sinxsinx+sin2x.1cos2xtan2x

C = 0 + tan2x ‒ tan2x

C = 0.

Bài 6. Tính độ dài cạnh và góc chưa biết của tam giác ABC, diện tích tam giác ABC, bán kính đường tròn ngoại tiếp, bán kính đường tròn nội tiếp và đường cao kẻ từ C của tam giác ABC (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai) trong hình sau:

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC có B^=60°,C^=80° ta có:

A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

A^=180°B^C^ 

A^=180°60°80°=40°

Theo định lí sin ta có: BCsinA=ACsinB=ABsinC=2R

BCsin40°=ACsin60°=6sin80°=2R 

BC=6.sin40°sin80°3,92AC=6.sin60°sin80°5,28R=62.sin80°3,05

Nửa chu vi tam giác ABC là: p=AB+AC+BC26+5,28+3,922=7,6

Áp dụng công thức Heron ta có diện tích tam giác ABC là:

SABC=ppABpACpBC 

SABC7,6.7,66.7,65,28.7,63,9210,19 (đơn vị diện tích)

Mặt khác SABC = pr r=SABCp10,197,61,34

Lại có SABC=12.AB.hC (với hC là đường cao kẻ từ C đến AB của tam giác ABC)

hC=2.SABCAB2.10,1963,4. 

Vậy A^=40°; BC ≈ 3,92; AC ≈ 5,28; R ≈ 3,05; r ≈ 1,34; hC ≈ 3,4 và S ≈ 10,19 (đơn vị diện tích).

Bài 7. Hình bình hành ABCD có AB = a, BC=a2 và BAD^=45°. Tính diện tích hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Vì ABCD là hình bình hành nên AD = BC (tính chất hình bình hành)

Mà BC=a2 nên AD=a2 

Diện tích tam giác ABD là:

SABD=12.AB.AD.sinBAD^=12.a.a2.sin45°=a22 (đơn vị diện tích)

Do đó diện tích hình bình hành ABCD là:

SABCD=2SABD=2.a22=a2 (đơn vị diện tích)

Bài 8. Tam giác ABC vuông tại A có AB = AC = 30 cm. Hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G. Tính diện tích tam giác GEC.

Hướng dẫn giải

Vì BE là trung tuyến của tam giác ABC nên E là trung điểm của AC.

Do đó EC=12.AC=12.30=15cm 

Hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.

Khi đó GE=13BE (tính chất trọng tâm của tam giác)

Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ G xuống AC.

Suy ra GH // AB.

Do đó GHBA=GEBE (định lí Ta – let trong tam giác ABE)

Hay GHBA=13GH=13.30=10cm

Diện tích tam giác GEC là: SGEC=12.GH.EC=12.10.15=75cm2 

Vậy diện tích tam giác GEC là 75 cm2.

Bài 9. Giải tam giác ABC biết AC = 16, A^=60° và B^=50°. 

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC có A^=60°,B^=50° ta có:

A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

C^=180°A^B^ 

C^=180°60°50°=70°

Theo định lí sin ta có: BCsinA=ACsinB=ABsinC

BCsin60°=16sin50°=ABsin70° 

 BC=16.sin60°sin50°18,1AB=16.sin70°sin50°19,6 

Vậy C^=70°,BC18,1 và AB ≈ 19,6.

Bài 10. Trên nóc một toà nhà có một cột cờ cao 2 m. Từ vị trí quan sát A cao 5 m so với mặt đất, có thể nhìn thấy đỉnh B và chân C của cột cờ dưới góc 45° và 40° so với phương nằm ngang (hình vẽ). Tìm chiều cao của toà nhà.

Hướng dẫn giải

Từ hình vẽ ta có BAC^=45°40°=5° và ABD^=180°BAD^+ADB^ (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Do đó ABD^=45°.

Suy ra: ABC^=ABD^=45°.

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC có: BCsinBAC^=ACsinABC^ 

Suy ra AC=BC.sinABC^sinBAC^=2.sin45°sin5°16,2m

Trong tam giác vuông ADC có CD=AC.sinCAD^16,2.sin40°10,4m.

Do đó CH = CD + DH ≈ 10,4 + 5 ≈ 15,4 (m).

Vậy chiều cao của toà nhà là khoảng 15,4 m.

Bài 11. Tam giác ABC có AB = 3, BC = 8, M là trung điểm của BC, cosAMB^=51326và AM > 3. Tính AM và giải tam giác ABC biết tam giác ABC là tam giác tù.

Hướng dẫn giải

Vì M là trung điểm của BC nên BM=MC=12BC=12.8=4.

Xét tam giác ABM, áp dụng hệ quả định lí côsin ta có:

cosAMB^=AM2+BM2AB22.AM.BM 

51326=AM2+42322.AM.4 

AM2+7=401326AM 

AM2201313AM+7=0 

AM=13>3tm:AM>3AM=71313<3ktm:AM>3 

Do đó AM=13.

Vì AMB^ và AMC^ là hai góc kề bù nên AMB^ AMC^ = 180°.

Suy ra cosAMC^=cosAMB^=51326. 

Xét tam giác AMC, áp dụng định lí côsin ta có:

AC2=AM2+CM22.AM.CM.cosAMC^ 

AC2=132+422.13.4.51326

Þ AC2 = 49

Þ AC = 7.

Xét tam giác ABM có AB = 3, BM = 4, AM=13 áp dụng định lí côsin ta có:

cosABM^=AB2+BM2AM22.AB.BM 

cosABM^=32+421322.3.4=12 ABM^=60°ABC^=60°.

Xét tam giác ABC, áp dụng định lí sin ta có: BCsinBAC^=ACsinABC^ 

8sinBAC^=7sin60° 

sinBAC^=8.sin60°7=437

BAC^82° hoặc BAC^98°

Mà tam giác ABC là tam giác tù nên BAC^98°.

Xét tam giác ABC ta có:

BAC^+ABC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

ACB^=180°BAC^ABC^ 

ACB^180°98°60°=22°.

Vậy AM=13,AC=7,ABC^=60°,BAC^98° và ACB^22°.

1 89 lượt xem