Lý thuyết Tích của một số với một vectơ (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 3: Tích của một số với một vectơ ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 78 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 3: Tích của một số với một vectơ

A. Lý thuyết Tích của một số với một vectơ

1. Tích của một số với một vectơ và các tính chất

Cho số k ≠ 0 và a0. Tích của số k với a0 là một vectơ, kí hiệu là ka.

Vectơ ka cùng hướng với a nếu k > 0, ngược hướng với a nếu k < 0 và có độ dài bằng k.a.

Ta quy ước 0a=0 và k0=0.

Người ta còn gọi tích của một số với một vectơ là tích của một vectơ với một số.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có D, E, F lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA. Tìm các vectơ bằng: 2DE;  12CA;  2EC.

Hướng dẫn giải

+ Vectơ bằng 2DE:

Tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, BC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE // AC và 2DE = AC.

Vì k = 2 > 0 nên vectơ cần tìm cùng hướng với DE và có độ dài bằng 2DE.

Ta có DE cùng hướng với AC và 2DE = AC.

Do đó 2DE=AC.

+ Vectơ bằng 12CA:

Ta có F là trung điểm CA.

Do đó FA = CF = 12CA.

Vì k = 12 < 0, nên vectơ cần tìm ngược hướng với CA và có độ dài bằng 12CA.

Ta có AF,  FC ngược hướng với CA và AF = FC = 12CA.

Do đó AF=FC=12CA.

+ Vectơ bằng 2EC:

Ta có E là trung điểm BC.

Do đó CB = 2EC.

Vì k = –2 < 0, nên vectơ cần tìm ngược hướng với EC và có độ dài bằng 2EC.

Ta có CB ngược hướng với EC và CB = 2EC.

Do đó CB=2EC.

Tính chất:

 Với hai vectơ a và b bất kì, với mọi số thực h và k, ta có:

+) ka+b=ka+kb;

+) h+ka=ha+ka;

+) hka=hka;

+) 1.a=a;

+) 1.a=a.

Ví dụ: Ta có:

a) 6x+y=6x+6y;

b) 3+xu=3u+xu;

c) 6.5i=6.5i=30i;

d)  2c7c=27c=5c.

Ví dụ: Cho tam giác ABC. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi MA+MB+MC=3MG.

Hướng dẫn giải

Ta có MA+MB+MC=3MG

MG+GA+MG+GB+MG+GC=3MG       (quy tắc ba điểm)

3MG+GA+GB+GC=3MG

GA+GB+GC=0 

 G là trọng tâm của tam giác ABC (đpcm).

2. Điều kiện để hai vectơ cùng phương

Hai vectơ a và b (b0) cùng phương khi và chỉ khi có số k sao cho a=kb.

Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi có số k ≠ 0 để AB=kAC.

Chú ý: Cho hai vectơ a và b không cùng phương. Với mỗi c luôn tồn tại duy nhất cặp số thực (m; n) sao cho c=ma+nb.

Ví dụ: Cho tam giác ABC. Lấy các điểm M, N, P sao cho MB=3MCNA+3NC=0PA+PB=0.

a) Biểu diễn MP theo AB,  AC.

b) Biểu diễn MN theo AB,  AC.

c) Chứng minh rằng: 3 điểm M, N, P thẳng hàng.

Hướng dẫn giải

a) Ta có MB=3MCMB=3.MCMB=3MC.

Mà MB,  MC cùng hướng (do k = 3 > 0)

Do đó ba điểm B, C, M thẳng hàng và C nằm giữa B, M sao cho MB = 3MC.

Ta có PA+PB=0 nên P là trung điểm AB.

Do đó AP = 12AB.

Mà AP,  AB cùng hướng.

Suy ra AP=12AB.

Ta có: MB=MC+CBMB=13MB+CA+AB

23MB=AC+ABMB=32AB32AC

Ta có

AM=AB+BM=ABMB=AB32AB+32AC=12AB+32AC.

Ta có MP=APAM=12AB+12AB32AC=AB32AC   

Vậy MP=AB32AC (1)

b) Ta có NA+3NC=0NA=3NC.

Do đó NA=3.NC hay NA = 3NC.

Khi đó ta có AN = 34AC.

Mà NA,  NC ngược hướng (do k = ‒3 < 0).

Do đó ba điểm A, N, C thẳng hàng và N nằm giữa hai điểm A và C sao cho AN=34AC. 

Suy ra AN=34AC.

Ta có MN=ANAM=34AC+12AB32AC=12AB34AC 

Vậy MN=12AB34AC. (2)

c) Từ (1), ta suy ra 2MP=2AB3AC.

Từ (2), ta suy ra 4MN=2AB3AC.

Do đó ta có 2MP=4MN hay MP=2MN.

Vậy ba điểm M, N, P thẳng hàng.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi M là trung điểm cạnh BC. Hãy biểu thị AM theo hai vecto AB và AD.

Hướng dẫn giải

Gọi E là điểm đối xứng với A qua M.

Khi đó M là trung điểm của BC và AE.

Suy ra tứ giác ABEC là hình bình hành.

AB+AC=AE (quy tắc hình bình hành)

Mà AE=2AM (M là trung điểm của AE)

AB+AC=2AMAM=AB+AC2

Xét hình bình hành ABCD có: AC=AB+AD (quy tắc hình bình hành)

AM=AB+AB+AD2=AB+AB+AD2

AM=2AB+AD2=2AB2+AD2=AB+12AD

Vậy AM=AB+12AD.

Bài 2. Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD và O là trung điểm của MN. Chứng minh rằng OA+OB+OC+OD=0.

Hướng dẫn giải

Gọi E và F lần lượt là điểm đối xứng với O qua M và N.

Suy ra M là trung điểm của AB và EO; N là trung điểm của DC và OF.

Khi đó các tứ giác OAEB và OCFD là các hình bình hành

OA+OB=OE (quy tắc hình bình hành trong hình bình hành OAEB)

Và OD+OC=OF(quy tắc hình bình hành trong hình bình hành OCFD).

OA+OB+OC+OD=OE+OF 

Vì O là trung điểm của MN nên OM = ON, mà OM = ME, ON = MF.

Do đó OE = OF hay O là trung điểm của EF

Suy ra OE+OF=0OA+OB+OC+OD=0.

Bài 3. Cho tam giác ABC.

a) Hãy xác định điểm M để MA+MB+2MC=0.

b) Chứng minh rằng với mọi điểm O, ta có: OA+OB+2OC=4OM.

Hướng dẫn giải

a) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC suy ra GA+GB+GC=0.

Ta có: MA+MB+2MC=0

MG+GA+MG+GB+2MG+GC=0MG+GA+MG+GB+2MG+2GC=0

MG+MG+2MG+GA+GB+GC+GC=0

4MG+GC=0 (vì GA+GB+GC=0)

4MG=GC

4GM=GC

GM=14GC

Do đó vecto GM cùng hướng  với vecto GC và GM=14GC.

Vậy điểm M nằm giữa G và C sao cho GM=14GC.

b) Ta có: OA+OB+2OC=OM+MA+OM+MB+2OM+MC

=OM+MA+OM+MB+2OM+2MC

=OM+OM+2OM+MA+MB+2MC

=4OM+0 (vì MA+MB+2MC=0)

=4OM

Vậy với mọi điểm O, ta có: OA+OB+2OC=4OM.

1 78 lượt xem