Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 19: Đòn bẩy

Tóm tắt lý thuyết Bài 19: Đòn bẩy sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 109 lượt xem


Khoa học tự nhiên 8 Bài 19: Đòn bẩy

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy

I. Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực

Khi một vật quay do chịu lực tác dụng, nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đó, người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

Mô hình đơn giản của đòn bẩy:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

II. Các loại đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 1: Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa. Có thể lợi về lực hoặc không.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 2: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia. Luôn cho lợi về lực.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 3: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy). Luôn không cho lợi về lực.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

III. Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn

Đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật. Trong thực tiễn, việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp thực hiện nhiều công việc thuận tiện và hiệu quả hơn. Ta có thể, thay đổi vị trí tác dụng của lực và vị trí điểm tựa để phù hợp với khả năng tác dụng lực.

Ví dụ: xe đẩy hàng, chày giã gạo dùng sức nước,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác.

B. Mái chèo.

C. Thùng đựng nước.

D. Quyển sách nằm trên bàn.

Đáp án đúng là B

Mái chèo là một đòn bẩy.

Câu 2: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực

A. hướng lên trên.

B. cùng hướng với chiều nâng vật.

C. ngược hướng với chiều nâng vật.

D. hướng xuống dưới.

Đáp án đúng là C

Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực ngược hướng với chiều nâng vật.

Câu 3: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cầu trượt.

B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.

D. Cây bấm giấy.

Đáp án đúng là D

A, B – mặt phẳng nghiêng

C – ròng rọc

 Câu 4: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí

A. gần vị trí tác dụng lực.

B. trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật.

C. gần vị trí đặt vật.

D. bất kì.

Đáp án đúng là C

Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí gần vị trí đặt vật.

Câu 5: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kéo.

B. Cái kìm.

C. Cái cưa.

D. Cái mở nút chai.

Đáp án đúng là C

A, B, D là ứng dụng của đòn bẩy.

 Câu 6: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Đáp án đúng là C

Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

Câu 7: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan.

B. Cân đồng hồ.

C. Cân đòn.

D. Cân tạ.

Đáp án đúng là B

A, C, D là một ứng dụng của đòn bẩy.

Câu 8: Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của loại đòn bẩy nào?

A. Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

B. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

C. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là A

Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của loại đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

 Câu 9: Đòn bẩy có thể chia thành mấy loại?

A. 2 loại dựa trên vị trí của vật và lực tác dụng.

B. 3 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa.

C. 4 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, lực tác dụng và điểm tựa.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là B

Đòn bẩy có thể chia thành 3 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa.

Câu 10: Đòn bẩy có thể làm thay đổi

A. chiều tác dụng của lực.

B. hướng tác dụng của lực.

C. thay đổi lực kéo của vật (tăng lực kéo hoặc đẩy vật).

D. tác dụng của lực.

Đáp án đúng là B

Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

1 109 lượt xem