Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 21: Mạch điện
Tóm tắt lý thuyết Bài 21: Mạch điện sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.
Nội dung bài viết
Khoa học tự nhiên 8 Bài 21: Mạch điện
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 21: Mạch điện
I. Sơ đồ mạch điện
1. Kí hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện
- Để mô tả mạch điện, người ta dùng sơ đồ mạch điện. Dựa vào sơ đồ mạch điện có thể biết được các thiết bị điện xuất hiện ở trong mạch điện, cách ghép nối chúng và từ đó có thể lắp hoặc sửa chữa mạch điện.
- Để vẽ được sơ đồ mạch điện, cần dùng các kí hiệu theo các quy ước đã thống nhất.
- Có thể dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện.
2. Mắc mạch điện theo sơ đồ
Sơ đồ mạch điện 2 pin, 1 công tắc, dây dẫn điện và 1 bóng đèn.
II. Công dụng của một số thiết bị điện
1. Các thiết bị an toàn
Để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện, trong các mạch điện thường được lắp thêm các thiết bị an toàn.
- Cầu chì: Cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị điện cần bảo vệ ở mạch điện. Nếu vì một lí do nào đó, dòng điện quá lớn làm dây cầu chì bị đứt, dòng điện được ngắt, thiết bị điện được bảo vệ an toàn. Sau khi sửa chữa, cần thay dây cầu chì mới.
- Rơle: Trong mạch điện, hoạt động như một công tắc, dùng để đóng ngắt mạch điện khi có dòng điện lớn hoặc điều khiển các dòng điện theo mục đích khác nhau.
- Cầu dao tự động: Là thiết bị an toàn được mắc trong mạch điện. Để có dòng điện chạy trong mạch ta đẩy cần gạt về phía ON. Khi cần ngắt mạch điện bằng tay, ta kéo cần gạt về phía OFF. Khi xảy ra sự cố làm dòng điện quá lớn, cầu dao sẽ tự động chuyển cần gạt về phía OFF. Sau khi sửa chữa xong, ta lại đẩy cần gạt về phía ON.
2. Chuông điện
Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của nam châm điện. Khi có dòng điện chạy qua, chuông sẽ phát ra âm thanh để báo hiệu.
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 21: Mạch điện
Câu 1: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
A. tạo thành dòng điện.
B. phát sáng.
C. trở thành vật liệu dẫn điện.
D. nóng lên.
Đáp án đúng là C
Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó trở thành vật liệu dẫn điện.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 'Nhiều vật sau khi bị cọ xát ………………. các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu.'
A. có khả năng đẩy.
B. có khả năng hút.
C. vừa đẩy vừa hút.
D. không đẩy và không hút.
Đáp án đúng là B
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện là dòng các hạt không mang điện chuyển động.
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mạng điện.
C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt không mang điện tích.
D. Dòng điện là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Đáp án đúng là B
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mạng điện.
Câu 4: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?
A. Sứ.
B. Nhựa.
C. Thủy tinh.
D. Cao su.
Đáp án đúng là B
Trong các vật liệu cách điện trên, nhựa được dùng nhiều hơn cả vì nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ sản xuất mà chất lượng lại bền và đẹp.
Câu 5: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Đáp án đúng là B
B sai vì Trái Đất có lực hút tác dụng lên các vật do trường hấp dẫn bao quanh Trái Đất.
Câu 6: Chất dẫn điện là chất
A. có khả năng cho dòng điện đi qua.
B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.
C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là D
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua; có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.
Câu 7: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô.
B. Một đoạn ruột bút chì.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Thanh thủy tinh.
Đáp án đúng là B
A, C, D là vật cách điện.
Câu 8: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:
A. miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm.
B. thanh nhựa nhiễm điện dương.
C. miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương.
D. miếng vải nhiễm điện âm.
Đáp án đúng là A
Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây sai?
Vật cách điện là vật
A. không có khả năng nhiễm điện.
B. không cho dòng điện chạy qua.
C. không cho điện tích chạy qua.
D. không cho electron chạy qua.
Đáp án đúng là A
Vật cách điện là vật có khả năng nhiễm điện.
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
A. Thanh sắt.
B. Thanh thép.
C. Thanh nhựa.
D. Thanh gỗ.
Đáp án đúng là C
A, B - là vật bằng kim loại nên khi cọ xát, điện tích xuất hiện trên thanh kim loại dịch chuyển sang tay ta và truyền xuống đất.
D - Thanh gỗ không bị nhiễm điện.