Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Tóm tắt lý thuyết Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 145 lượt xem


Khoa học tự nhiên 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

I. Các hình thức truyền năng lượng nhiệt

1. Hiện tượng dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.

2. Hiện tượng đối lưu

- Dòng đối lưu là dòng chuyển động của chất lỏng mang năng lượng từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn.

- Quá trình truyền nhiệt tạo ra dòng đối lưu được gọi là sự truyền nhiệt bằng sự đối lưu.

- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chính trong chất lỏng và chất khí. Trong chất khí và chất lỏng cũng có sự dẫn nhiệt, nhưng sự truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt chậm hơn so với truyền nhiệt bằng sự đối lưu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

3. Hiện tượng bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không.

Ví dụ: Giữa Mặt Trời và khí quyển Trái Đất là chân không. Ở đó, không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Năng lượng này truyền đến Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

II. Truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính

Nhà kính là nhà được che bởi mái kính dùng để trồng cây bên trong.

Năng lượng do các tia nhiệt truyền từ ngoài vào bên trong nhà kính lớn hơn năng lượng các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ bên trong nhà kính sẽ tăng lên.

Ứng dụng hiện tượng này, ở những vùng nhiệt độ không khí thấp, người ta làm nhà kính để trồng cây, giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn so với cây được trồng bên ngoài.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

III. Công dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

1. Tính dẫn nhiệt của các chất

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém hơn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

2. Vật dẫn nhiệt

Dựa vào tính dẫn nhiệt tốt hay kém của các chất mà người ta sử dụng chúng thích hợp trong khoa học và đời sống.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Câu 1: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.

D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Đáp án đúng là D

Vật màu tối thì hấp thụ nhiệt tốt.

Vật càng nhẵn  phản xạ tốt.

Câu 2: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt?

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Đáp án đúng là D

A, B, C đều là hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 3: Đối lưu là

A. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

B. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.

C. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.

D. sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Đáp án đúng là A

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

 Câu 4: Các nhà hoạt động môi trường có thể yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, người dân

A. có những hành động giảm thiểu tác động đến môi trường.

B. xử lý chất thải.

C. giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải ra môi trường.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là D

Các nhà hoạt động môi trường có thể yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, người dân

- có những hành động giảm thiểu tác động đến môi trường.

- xử lý chất thải.

- giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải ra môi trường.

Câu 5: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.

B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.

C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.

D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Đáp án đúng là A

Thứ tự khả năng dẫn nhiệt tăng dần là gỗ, nước đá, nhôm, bạc.

 Câu 6: Đâu là tác động của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên?

A. Cảnh quan thiên nhiên: diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.

B. Sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất.

C. Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công - nông - lâm nghiệp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là D

A, B, C đều là tác động của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên.

Câu 7: Tác dụng chính của nhà kính trong ứng dụng trồng cây là

A. có không gian đẹp.

B. tiết kiệm điện vì không cần tới đèn để chiếu sáng ban ngày.

C. giúp nhiệt độ bên trong nhà kính tăng lên.

D. tiết kiệm chi phí xây dựng.

Đáp án đúng là C

Tác dụng chính của nhà kính trong ứng dụng trồng cây là giúp nhiệt độ bên trong nhà kính tăng lên để cây phát triển tốt trong những vùng nhiệt độ không khí thấp.

 Câu 8: Nhà kính là

A. nhà được che bởi mái tôn dùng để trồng cây bên trong.

B. nhà được che bởi mái kính dùng để trồng cây bên trong.

C. nhà được che bởi mái lá dùng để trồng cây bên trong.

D. nhà được che bởi mái gạch dùng để trồng cây bên trong.

Đáp án đúng là B

Nhà kính là nhà được che bởi mái kính dùng để trồng cây bên trong.

Câu 9: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.

B. Bằng sự đối lưu.

C. Bằng bức xạ nhiệt.

D. Bằng một hình thức khác.

Đáp án đúng là C

Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt

Câu 10: Bức xạ nhiệt là

A. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. sự truyền nhiệt qua không khí.

C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Đáp án đúng là A

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

1 145 lượt xem