Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 20: Sự nhiễm điện

Tóm tắt lý thuyết Bài 20: Sự nhiễm điện sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 105 lượt xem


Khoa học tự nhiên 8 Bài 20: Sự nhiễm điện

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện

I. Sự nhiễm điện do cọ xát

1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 20: Sự nhiễm điện

2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện.

Một nguyên tử khi bị mất bớt electron sẽ mang điện tích dương. Ngược lại, nguyên tử khi nhận thêm electron sẽ mang điện tích âm.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 20: Sự nhiễm điện

3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

Hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len: Vào mùa đông khi cởi áo len, ta thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc hoặc hút lớp áo bên trong.

Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay: Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra. Đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 20: Sự nhiễm điện

II. Dòng điện

Dòng điện là dòng các hạt mang điện dịch chuyển có hướng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 20: Sự nhiễm điện

Các thiết bị điện hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.

III. Vật dẫn điện và vật cách điện

- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: Các vật bằng kim loại, gỗ tươi,….

- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: Gỗ khô, thanh nhựa,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 20: Sự nhiễm điện

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện

Câu 1: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:

A. miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm.

B. thanh nhựa nhiễm điện dương.

C. miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương.

D. miếng vải nhiễm điện âm.

Đáp án đúng là A

Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 'Nhiều vật sau khi bị cọ xát ………………. các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu.'

A. có khả năng đẩy.

B. có khả năng hút.

C. vừa đẩy vừa hút.

D. không đẩy và không hút.

Đáp án đúng là B

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu.

Câu 3: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. tạo thành dòng điện.

B. phát sáng.

C. trở thành vật liệu dẫn điện.

D. nóng lên.

Đáp án đúng là C

Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó trở thành vật liệu dẫn điện.

 Câu 4: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?

A. Sứ.       

B. Nhựa.

C. Thủy tinh.

D. Cao su.

Đáp án đúng là B

Trong các vật liệu cách điện trên, nhựa được dùng nhiều hơn cả vì nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ sản xuất mà chất lượng lại bền và đẹp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện là dòng các hạt không mang điện chuyển động.

B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mạng điện.

C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt không mang điện tích.

D. Dòng điện là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Đáp án đúng là B

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mạng điện.

 Câu 6: Chất dẫn điện là chất

A. có khả năng cho dòng điện đi qua.

B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.

C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là D

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua; có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

Câu 7: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô.  

B. Một đoạn ruột bút chì.

C. Một đoạn dây nhựa.  

D. Thanh thủy tinh.

Đáp án đúng là B

A, C, D là vật cách điện.

 Câu 8: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Đáp án đúng là B

B sai vì Trái Đất có lực hút tác dụng lên các vật do trường hấp dẫn bao quanh Trái Đất.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây sai?

Vật cách điện là vật

A. không có khả năng nhiễm điện.

B. không cho dòng điện chạy qua.

C. không cho điện tích chạy qua.

D. không cho electron chạy qua.

Đáp án đúng là A

Vật cách điện là vật có khả năng nhiễm điện.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Thanh sắt.

B. Thanh thép.

C. Thanh nhựa.

D. Thanh gỗ.

Đáp án đúng là C

A, B - là vật bằng kim loại nên khi cọ xát, điện tích xuất hiện trên thanh kim loại dịch chuyển sang tay ta và truyền xuống đất.

D - Thanh gỗ không bị nhiễm điện.

1 105 lượt xem