Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 9: Base

Tóm tắt lý thuyết Bài 9: Base sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 90 lượt xem


Video bài giảng KHTN 8 Bài 9: Base - Cánh diều

Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 9: Base

I. Khái niệm base

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.

Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

Ví dụ:

NaOH

Na+

+

OH-

Sodium hydroxide

 

Ion sodium

 

 

Ion hydroxide

Ca(OH)2

Ca2+

+

2OH-

Calcium hydroxide

 

Ion calcium

 

Ion hydroxide

II. Phân loại base

Base được phân thành hai loại chính: base tan và base không tan trong nước.

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2 …

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Dung dịch NaOH

Một số base không tan trong nước

III. Tính chất hoá học

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng.

Quỳ tím và phenolphthalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.

2. Tác dụng với acid

Base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

Sodium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra sodium chloride và nước theo phương trình hoá học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra magnesium chloride và nước theo phương trình hoá học:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 9: Base

Câu 1. Nhóm các dung dịch tác dụng được với base là

A. HCl, NaOH.

B. Ba(OH2), H2SO4

C. NaCl, HCl.

D. H2SO4, HNO3.

Đáp án đúng là: D

Dung dịch acid tác dụng được với base.

Câu 2. Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide

A. Ca(OH)2.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3.

Đáp án đúng là: B

Công thức của sodium hydroxide là NaOH.

Câu 3. Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức hoá học của calcium hydroxide?

A. CaO.

B. Ca(OH)2.

C. CaSO4.

D. CaCO3.

Đáp án đúng là: B

Công thức của calcium hydroxide là Ca(OH)2.

Câu 4. Để phân biệt dung dịch KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là

A. phenolphtalein.

B. quỳ tím.

C. dung dịch H2SO4.

D. dung dịch HCl.

Đáp án đúng là: C

Ba(OH)2 phản ứng với H2SO4 tạo thành BaSO4 kết tủa trắng.

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

KOH phản ứng với H2SO4 nhưng không xuất hiện hiện tượng quan sát được.

Câu 5. Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?

A. Fe(OH)2

B. KOH

C. Cu(OH)2

D. Fe(OH)3

Đáp án đúng là: B

KOH là base tan trong nước.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Base làm dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

B. Base làm giấy quỳ tím hóa xanh.

C. Kiềm là dung dịch base tan trong nước.

D. Base làm giấy quỳ tím hóa đỏ.

Đáp án đúng là: C

Phát biểu đúng là: “Kiềm là dung dịch base tan trong nước”.

Câu 7. Base X trong phân tử được tạo bởi magnesium liên kết với nhóm hydroxide. Do tính chất cơ bản nhẹ và không độc, base này được sử dụng rộng rãi như một chất kháng acid để trung hòa acid trong dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ chua. Nó cũng được sử dụng như một chất nhuận tràng, chất chống mồ hôi, chất khử mùi dưới cánh tay, để điều trị vết loét, trong xử lý nước thải và như một chất chống cháy. Công thức base X là

A. MgO.

B. MgOH.

C. Mg(OH)2.

D. MgCl2.

Đáp án đúng là: C

Công thức của magnesium hydroxide là Mg(OH)2.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng:

CO2 + …. → BaCO3 + H2O

Chất còn thiếu trong sơ đồ phản ứng là

A. BaO.

B. Ba(OH)2.

C. Ba.

D. BaOH.

Đáp án đúng là: B

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Câu 9. Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là

A. làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.

B. tác dụng với dung dịch acid.

C. còn có tên gọi khác là kiềm.

D. làm dung dịch phenlphthalein hóa hồng.

Đáp án đúng là: B

Base tan và base không tan đều tác dụng với dung dịch acid.

Câu 10. Dãy các chất làm phenolphthalein hoá hồng là

A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; MgCO3.

B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.

C. NaCl; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3.

D. LiOH; BaCl2; Ca(OH)2; Fe(OH)3.

Đáp án đúng là: B

Dung dịch base làm phenolphthalein hoá hồng. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH là các dung dịch base.

Câu 11. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch KOH?

A. NaOH.

B. Ba(OH)2

C. NaCl.

D. H2SO4.

Đáp án đúng là: D

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.

Câu 12: Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là

A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. Zn(OH)2.

D. Mg(OH)2.

Đáp án đúng là: B

                                                 %X=XX+17.2.100%=54,054%X=40.

Vậy X là Ca nên công thức base là Ca(OH)2

Câu 13. Chất nào sau đây là base?

A. KOH.                       

B. HCl.

C. NaCl.

D. H2SO4.

Đáp án đúng là: A

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.

Câu 14: Aluminium hydroxide là thành phần không thể thiếu trong ngành sản xuất gốm, sứ. Ngoài ra hợp chất này còn tác dụng với silicon và các oxide để tạo độ dẻo, ngăn chặn sự kết tinh để hình thành thủy tinh. Trong sản xuất giấy, các gốc hydroxide kết hợp với nhau sẽ giúp cho giấy bền và đẹp hơn, không bị nhòe mực, bằng cách cho hợp chất này cùng với muối ăn vào bột giấy.

Hãy có biết nguyên tố có phần trăm khối lượng lớn nhất trong aluminium hydroxide

A. Al                             B. O                           C. H                              D. OH

Đáp án đúng là: B

Aluminium hydroxide: Al(OH)3.

%Al=2727+17.3.100%=34,62%%O=16.327+17.3.100%=61,53%%H=100%34,62%61,53%=3,85%.

Câu 15. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaOH

D. HCl.

Đáp án đúng là: C

NaOH là base nên làm quỳ tím hóa xanh.

1 90 lượt xem