Lý thuyết KHTN 8 ( Cánh diều 2024) Bài 37: Sinh sản ở người

Tóm tắt lý thuyết Bài 37: Sinh sản ở người sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 123 lượt xem


Khoa học tự nhiên 8 Bài 37: Sinh sản ở người

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 37: Sinh sản ở người

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH DỤC

- Chức năng: Hệ sinh dục có chức năng tiết hormone sinh dục, sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.

- Cấu tạo: Hệ sinh dục có cấu tạo và hoạt động khác nhau giữa nam và nữ.

1. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ

- Chức năng: Hệ sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng, tiết hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) và là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai.

- Cấu tạo:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dục nữ

Tên cơ quan

Chức năng

Buồng trứng

- Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

Ống dẫn trứng

- Đón trứng.

- Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

- Vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.

Tử cung

- Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử.

- Nuôi dưỡng phôi thai.

Âm đạo

- Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

- Tiếp nhận tinh trùng.

- Là đường ra của trẻ sơ sinh.

Âm hộ

- Bảo vệ cơ quan sinh dục.

2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam

- Chức năng: Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết homrone sinh dục nam (testosterone).

- Cấu tạo:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Cấu tạo và chức năng các cơ quan sinh dục nam

Tên cơ quan

Chức năng

Ống dẫn tinh

Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh.

Tuyến tiền liệt

Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch.

Tuyến hành

Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.

Túi tinh

Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch.

Tinh hoàn

Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.

Mào tinh hoàn

Nơi tinh trùng phát triển toàn diện.

Dương vật

Có niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.

II. HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, THỤ THAI VÀ KINH NGUYỆT

1. Hiện tượng thụ tinh và thụ thai

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Sự thụ tinh và thụ thai

a. Hiện tượng thụ tinh

- Khái niệm: Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

- Vị trí diễn ra: Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng).

- Điều kiện: Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.

- Quá trình thụ tinh: Khi trứng chín và rụng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử cung. Khi tinh dịch được phóng vào âm đạo, tinh trùng di chuyển đến tử cung, rồi đến ống dẫn trứng. Tại đây, nếu tinh trùng gặp trứng vào thời điểm thích hợp, sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển dọc theo ống dẫn trứng hướng về phía tử cung, đồng thời phân chia tạo thành phôi.

b. Hiện tượng thụ thai

- Khái niệm: Thụ thai là quá trình phôi bám vào lớp niêm mạc tử cung dày, xốp và chứa nhiều mạch máu để làm tổ và phát triển thành thai.

- Vị trí diễn ra: Trong tử cung. Tại nơi phôi bám vào sẽ hình thành nhau thai để thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ giúp phôi thai phát triển.

- Điều kiện: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

2. Hiện tượng kinh nguyệt

- Khái niệm: Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy nhờ sự co bóp của tử cung.

- Nguyên nhân: Sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh, lượng hormone do buồng trứng tiết ra bị giảm đi dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Sự thay đổi niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt

- Đặc điểm: Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kì và bắt đầu ở giai đoạn dậy thì. Độ dài chu kì kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, thông thường khoảng 28 – 32 ngày.

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN

1. Phòng bệnh lây truyền qua đường sinh dục

- Khái niệm: Bệnh lây truyền qua đường sinh dục là bệnh lây từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn.

- Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Bệnh do vi khuẩn, virus, nấm hoặc kí sinh trùng gây nên như HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục

+ HIV/AIDS: Do virus HIV gây ra, AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Virus này lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu hoặc từ mẹ sang con. Khi vào cơ thể, HIV tấn công tế bào lympho T trong hệ thống miễn dịch, người bệnh giảm khả năng miễn dịch và có thể tử vong vì các bệnh thông thường như lao, viêm phổi,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Các con đường lây nhiễm HIV

+ Bệnh lậu: Do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn, có thể lây từ mẹ sang con. Người bị bệnh thường xuất hiện mủ màu trắng hoặc xanh ở bộ phận sinh dục.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Con đường lây truyền bệnh lậu

+ Bệnh giang mai: Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc truyền từ mẹ sang con. Người bệnh xuất hiện vết loét ở cơ quan sinh dục, giai đoạn sau có thể bị tổn thương tim, gan, hệ thần kinh.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Triệu chứng của người mắc bệnh giang mai

- Biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

+ Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh, khám phụ khoa định kì.

+ Không dùng chung các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể và đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.

2. Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là những người ở độ tuổi 10 – 19 tuổi. Trong độ tuổi này, dậy thì là giai đoạn có sự thay đổi lớn về thể chất, sinh lí và tâm lí; đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành, bắt đầu có khả năng sinh sản.

- Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả các khía cạnh liên quan đến cấu tạo và hoạt động của cơ quan sinh dục ở tuổi vị thành niên.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên:

+ Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

+ Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Không nên quan hệ tình dục.

+ Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp.

+ Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Hậu quả của việc quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên: Quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và học tập của vị thành niên.

- Một số biện pháp tránh thai:

+ Sử dụng bao cao su vừa có hiệu quả tránh thai cao, vừa phòng được hầu hết bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

+ Ngoài ra, có nhiều biện pháp tránh thai có hiệu quả cao như thuốc viên tránh thai hằng ngày, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người

Một số biện pháp tránh thai và hiệu quả của từng biện pháp

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 37: Sinh sản ở người

Đang cập nhật ...

1 123 lượt xem