Tác giả tác phẩm Bản đồ dẫn đường (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Bản đồ dẫn đường Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Bản đồ dẫn đường - Ngữ văn 7
I. Tác giả
- Đa-Ni-en Gốt Li ép( 1946)
- Là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ tâm lí gia đình đồng thời là chuyên gia sức khỏe gia đình, người Mỹ
- Tác phẩm chính: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam(2006), Tiếng nói trong gia đình (2007)….
II. Đọc tác phẩm Bản đồ dẫn đường
Sam thương yêu,
Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về nhà khi trời đã khuya. Oái oăm thay, sau khi về tới nhà, ông mới phát hiện đã để quên chìa khóa nhà tại công ti, nên đành lom khom tìm kiếm chiếc chìa khóa dự phòng. Nhìn thấy ông loay hoay cạnh ngọn đèn đường, người hàng xóm nhà bên cũng ra tìm giúp. Chẳng mấy chốc, lại thêm vài người hàng xóm nữa gia nhập “đội tìm kiếm”, nhưng chiếc chìa khóa vẫn không thấy đâu.
Một lúc lâu sau, một người ông đã nhìn thấy chiếc chìa khóa lần cuối cùng là ở đâu.
- Tôi thấy cạnh cửa ra vào ấy! – Ông trả lời
Người hàng xóm ngạc nhiên:
- Vậy tại sao ông lại tìm dưới ngọn đèn đường?
- Bởi vì ở nơi này tôi nhìn thấy rõ hơn!
Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.
Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta. Một tấm bản đồ có thể cảnh báo: “Cuộc đời này hết sức hiểm nguy, phải chiến đấu hết sức mới mong sống sót”, trong khi tấm bản đồ khác thì hướng dẫn: “Bản chất của con người đều tốt cả. Càng thân thiết với nhiều người bao nhiêu càng tốt cho bản thân ta bấy nhiêu!”.
Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào. Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng: “Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời Với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng”. Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.
Sam à, tấm bản đồ này còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta. Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?
Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta trong tâm trí mình. Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.
Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.
Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận ra mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi thể nào mẹ ông cũng ngán ngầm: “Cứ chờ mà xem!”.
Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm.
Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. Nó không có thay đổi gì đáng kể cho đến sau vụ tai nạn. Nằm trên giường tĩnh tâm một thời gian dài, ông đã được rất nhiều người đến thăm. Ông bắt đầu đi vào bóng tối để tìm xem mình là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Sam, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Cháu cũng cần phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình. Không nhất thiết phải làm tấm bản đồ cháu đã được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình.
Ông hi vọng rằng, một ngày nào đó, cháu có thể đối mặt với cuộc đời mình một cách hiên ngang, mạnh mẽ, bởi cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình.
III. Tác phẩm Bản đồ dẫn đường
1. Thể loại
Nghị luận xã hội
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Tác phẩm là bức thư của người ông giành cho cháu của mình, kể về hành trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường cho cuộc đời mình.Cùng với đó ông đã giải thích cho cháu thấy về vai trò, những khó khăn của “ tấm bảng đồ dẫn đường”
5. Bố cục tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Phần 1: Từ đầu…phải bước vào bóng tối: câu chuyện ngụ ngôn
- Phần 2 : Tiếp theo…bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó: vai trò, khó khăn của việc tìm kiếm bản đồ của người ông
- Phần 3: Còn lại: lời nhắn của ông dành cho cháu
6. Giá trị nội dung tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Bài học ông giành cho cháu trên con đường tìm lối đi của cuộc đợi mình
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Mang lại giá trị nhân văn sâu sắc
- Mở đầu bằng câu chuyện có tính chất ngụ ngon
- Ngôn ngữ giản dị, giàu tình cảm
IV. Tìm hiểu chi tiết Bản đồ dẫn đường
1. Cách mở đầu độc đáo
- Mở đầu bằng câu chuyện ngụ ngôn
+ Kể về người đàn ông tìm kiếm chiêc chìa khóa nhưng ông chỉ tìm ngoài sáng, không tìm trong tối nên ông không tìm được chìa khóa
+ Bài học rút ra là trong khi tìm đồ vật nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói riêng đừng mãi tìm nơi dễ, ngoài sáng mà biết đâu trong bóng tối mới có món đồ bạn đang tìm kiếm
+ Đặt vấn đề , dẫn dắt cho những lời người ông sắp nói
+ Giúp người cháu hiểu được những lời tiếp theo của người ông
→ Giá trị nhân văn của câu chuyện mở đầu như là bài học đầu tiên của ông giành cho cháu
2. Hình ảnh “ tấm bản đồ dẫn đường”
- Tấm bản đồ dẫn đường được lý giải
+ là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn con người
+ Cách nhìn nhận cuộc đời theo người ông được di truyền từ đời bố mẹ được điều chỉnh qua hoàn cảnh sống, tôn giáo, kinh nghiệm của mỗi người
+ Tấm bản đồ bao gồm cách nhìn nhận của mỗi người
- Vai trò của tấm bản đồ trong hướng đi của mỗi người
+ Tấm bản đồ quyết định cách nhìn nhận của chúng ta với cuộc sống, với chính bản thân và xã hội
+ Quyết định trong thành công và thất bại của mỗi người
+ Ông đưa ra dẫn chứng về người mẹ của mình luôn nhìn cuộc đời đầy hiểm nguy
+ Bà luôn đề phòng, cảnh giác
- Những khó khăn của ông khi tìm kiếm bản đồ của cuộc đời mình
+ Ông luôn cảm thấy yêu mến, tin tưởng mọi người xung quanh
+ Ông cảm nhận cuộc sống luôn bình yên, an toàn
+ Ông khác biệt so với gia đình mình
+ Ông không có quan điểm chung với mẹ
+ Điều này làm ông bế tắt
- Kết thúc văn bản
+ Những lời nhắn nhủ của ông giành cho cháu gái
+ Phải tự vẽ bản đồ riêng cho cuộc đời mình