Tác giả tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 88 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Cuộc chạm trán trên đại dương - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Cuộc chạm trán đại dương - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Giuyn Véc-nơ (1828-1905)

- Tác giả nhà văn người Pháp

- Ông được xem là “nhà tiên tri khoa học” kì tài vì đã dề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thú bằng tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ trước khi con người chế tạo ra các phương tiện này

- Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến mặt trăng(1865), Hai vạn dặm dưới biển(1870)

II. Đọc tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

Tóm tắt Cuộc chạm trán trên đại dương (5 mẫu) - Văn 7

Trước rạng đông, chúng tôi đã sẵn sàng nghênh chiến. Lưới đánh cá voi đã xếp ở hai thành tàu. Thuyền phó ra lệnh chuẩn bị loại súng bắn xa một hải li và cả loại súng bắn đạn phá có thể hạ được những con thú lớn nhất. Nét Len (Ned Land) mài sắc mũi lao, một thứ vũ khó diệt cá voi lợi hại trong tay anh ta.

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tai sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

Đến tám giờ sáng, những dải sương mù dày đặc bắt đầu trôi trên sóng và từ từ bốc lên cao. Chân trời được mở rộng và sáng rõ.

Bỗng lại có tiếng Nét Len nói:

- Nhìn xem kia! Nó ở phía bên trái đuôi tàu!

Mọi người phóng mắt nhìn về phía đó.

Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a (Helvetia) và San-nông (Shannon) hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

− Báo cáo, đủ!

– Tăng áp lực! Cho tàu chạy hết tốc độ.

Trong khi tôi quan sát con vật lạ, thì từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét. Giờ đây tôi mới hình dung được đôi chút về cách thở của cá thiết kình.

Các thuỷ thủ nóng lòng chờ lệnh thuyền trưởng. Phác-ra-guýt (Farragut) quan sát con vật một lúc, rồi lệnh gọi trưởng máy.

- Hơi nước đủ rồi chữ – Thuyền trưởng hỏi.

- Báo cáo, đủ!

- Tăng áp lực! Cho tàu chạy hết tốc độ!

Nghe lệnh thuyền trưởng, toàn thể thuỷ thủ hoan hô ba lần. Giờ chiến đấu đã điểm. Mấy phút sau, hai ống khói tàu nhả ra những cuộn khói đen, boong tàu rung lên chiến tà vì áp lực cao trong nồi hơi.

Chân vịt bắt đầu quay. Tàu Lin-côn (Lincoln) lao thẳng về phía con cá. Nó để chiếc tàu tới cách nó chừng một trăm mét, rồi mới đủng đỉnh tránh ra một quãng khá xa.

Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất bốn mươi lăm phút, nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá.

[...] Nét Len lên vị trí chiến đấu. Lò hơi hoạt động mạnh, chân vịt bắt đầu quay bốn mươi ba vòng một phút. Đồng hồ chỉ tốc độ mười tám phẩy năm hải lí một giờ.

Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! Anh em thuỷ thủ tức giận điên người. Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.

[….] Có thể hi vọng rằng con cá sẽ thấm mệt và không chịu được cuộc đọ sức với chiếc tàu chạy hơi nước. Nhưng không đúng! Mấy tiếng đồng hồ đã qua mà nó chẳng tỏ vẻ gì mệt mỏi.

Nói cho công bằng thì tàu Lin-côn đã săn đuổi con cá một cách kiên trì đặc biệt. Tôi cho rằng nó đã vượt ít nhất năm trăm ki-lô-mét trong ngày mùng Sáu tháng Mười một rủi ro ấy! Nhưng đêm đã tới và trùm tấm màn đen lên đại dương đang nổi sóng.

Trong giây phút đó, tôi cảm thấy cuộc tìm kiếm của chúng tôi đã kết thúc, và từ nay sẽ không bao giờ gặp quái vật nữa. Nhưng tôi đã lầm.

Mười giờ năm mươi phút đêm hôm ấy, cách tàu ba hải lí lại bừng lên ánh điện sáng chói như đêm trước.

Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ. Thuyền trưởng Phác-ra-guýt quyết định lợi dụng thời cơ thuận lợi này.

Ông ta ra lệnh cho tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc. Bắt gặp cá voi ngủ giữa biển khơi không phải là chuyện hiếm, chính Nét Len đã bắn trúng nhiều con đang ngủ như vậy.

Nét lại lên vị trí chiến đấu. Tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét. Đến đây, máy ngừng chạy, tàu chỉ còn chuyển động theo quán tính. Trên boong im lặng hoàn toàn. Mọi người đều nín thở. Chúng tôi chỉ còn cách điểm sáng khoảng ba mươi mét. Độ sáng mỗi lúc một tăng lên làm chúng tôi loá mắt.

Tôi đứng tựa thành tàu và thấy Nét đứng phía dưới,

Tàu chỉ còn cách con cá hơn sáu mét.

Cánh tay Nét bỗng giơ cao, phóng mũi lao sắt lên không trung. Một tiếng kêu lanh lãnh phát ra như tiếng kim loại chạm nhau.

Ánh điện tắt phụt. Hai cột nước khổng lồ ập xuống boong tàu, quật ngã mọi người.

Tàu kêu răng rắc một cách ghê sợ. Tôi chưa kịp bíu lấy thành tàu thì đã bị văng xuống biển!

Bất thần bị ngã xuống biển, tôi choáng váng nhưng không bị ngất.

Tôi chìm ngay xuông sâu khoảng sáu mét. Tôi bơi giỏi và không đến nỗi mật tinh thần khi rơi xuống nước.

[….] Công-xây (Conseil) dùng chút sức còn lại đẩy tôi đi. Thỉnh thoảng anh ta lại ngóc đầu lên nhìn về phía xa và kêu. Đáp lại anh ta là một tiếng người nghe càng ngày càng rõ, hình như đang tiến lại gần. Nhưng tai tôi bắt đầu điếc đặc. Sức tôi đã kiệt, các ngón tay cứng đờ, miệng không thể mím lại được vì cơ miệng bị co rút mạnh. Tôi bị sặc nước mặn và lạnh buốt tới xương. Tôi ngóc đầu lên lần cuối cùng, rồi chìm nghỉm.

Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi...

Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt...

– Công-xây! – Tôi thều thào.

– Giáo sư gọi tôi ạ? – Công-xây đáp lại.

Dưới ánh trăng đang lặn, thấp thoáng một khuôn mặt mà tôi nhận ra ngay.

– Nét! – Tôi kêu lên.

– Chính tôi đây, thưa ngài! Ngài thấy đấy, tôi vẫn chạy theo món tiền thưởng!

– Anh bị văng xuống nước khi tàu gặp nạn, phải không?

– Đúng vậy! Nhưng tôi may mắn hơn ngài. Tôi gặp ngay một hòn đảo nhỏ?

– Nói đúng hơn là đã cưỡi trên lưng một con cá thiết kình khổng lồ.

– Tôi không hiểu anh nói gì, anh Nét ạ.

Ngài thấy đó, tôi nghi ngờ ngay khi phát tên của tôi không đâm thủng được da quái vật, mà chỉ trượt trên mặt ngoài của nó.

- Vì sao vậy, anh Nét? Vì sao?

- Thưa giáo sư, vì nó được bọc thép!

Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được phục hồi, tôi tỉnh hẳn là nhờ những lời nói của Nét. Tôi hơi lại sức sau cơn chấn động và trèo lên lưng vật đó. Tôi thử lấy chân gõ. Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi!

Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.

Nhưng không! Cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy. Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó lại được ghép lại bằng thép lá.

Không còn nghi ngờ gì nữa! Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thuỷ thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra.

Nếu như tôi có may mắn xác định được sự tồn tại của một động vật kì quái nhất, tôi cũng chẳng ngạc nhiên tới mức ấy. Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng khi chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra, thì đó là điều đáng suy nghĩ!

Tuy vậy, chúng tôi đâu có thì giờ để suy nghĩ nhiều. Chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kì lạ trông tựa một con cá bằng thép khổng lồ. Ý kiến của Nét Len về điểm này đã rõ. Tôi và Công-xây chỉ còn việc đồng ý với anh ta.

Tôi nói:

– Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!

- Chắc là như vậy! Nét trả lời. – Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả.

– Nhưng chiếc tàu chuyển động chứ?

- Thưa ngài, không! Nó bập bềnh trên sóng, chứ chẳng chuyển động chút nào.

- Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!

– Hừm! – Nét nghi ngờ.

Đúng lúc đó, tựa như để khẳng định lời nói của tôi, phía sau chiếc tàu kì lạ đó tiếng rít. Đúng là chân vịt bắt đầu quay, đẩy tàu chạy. Chúng tôi vội bám lấy một chỗ ở mũi tàu nổi lên trên mặt nước chừng tám mươi xen-ti-mét. Cũng may là tàu chạy với tốc độ vừa phải.

Nét Len làu bàu:

- Chừng nào cái “phao” này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó giờ trò lặn xuống thì cái mạng tôi chẳng đáng hai đô-la!

Anh chàng Ca-na-đa này có thể đánh giá mạng mình rẻ hơn nữa. Cần cấp tốc đàm phán với nhữn người trong chiếc tàu này. Tôi rờ rờ mặt ngoài để tìm một cái nắp, một lỗ hổng nào đó. Những từng hàng đinh bắt chặt các nếp không để một kế hở nào.

Trăng đã khuất dưới chân trời. Chúng tôi chìm trong đêm tối. Phải đợi tới đồng để tìm cách lọt vào phía trong con tàu.

Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hoá học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu.

[...] Tôi không thể nhớ hết được tất cả những gì đã trải qua đêm đó! Tôi nhớ là đôi khi sóng yên gió lặng, từ xa vọng lại những nhịp đàn dồn dập, những âm điệu bị đứt quãng. Chiếc tàu ngầm bí hiểm này là thế nào? Nó đang chạy đi đâu?

Trời đã sáng. Sương sớm vây quanh chúng tôi một màn trắng đục. Nhưng rồi sương cũng tan. Tôi đã định xem xét kĩ phần trên của thân tàu nổi lên mặt nước thì bỗng cảm thấy tàu từ từ lặn xuống.

– Ê, đồ quỷ! – Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu, – Mở ra nhanh lên!

Nhưng khó có thể nghe được cái gì, vì tiếng chân vịt quay ầm ầm. Cũng may là tàu tạm ngừng không lặn xuống nữa.

Từ phía trong tàu có tiếng then cửa lạch cạch. Nắp tàu mở ra. Một người thò đầu lên nhìn. Hắn kêu lên một tiếng gì không rõ, rồi biến mất.

Mấy phút sau, từ trong tàu bước ra tám người lực lưỡng, mặt bịt kín. Họ lẳng lặng kéo chúng tôi vào trong chiếc tàu ngầm khủng khiếp của họ.

III. Tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

1. Thể loại

Truyện khoa học viễn tưởng

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Cuộc chạm trán đại dương - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Trích tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển (1986). Tác giả tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người  sẽ sớm thành hiện thực, và chiếc tàu ngầm của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viễn vông

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự và miêu tả

4. Ý nghĩa nhan đề

Hai vạn dặm dưới đáy biển ghi nhận bầu không khí nóng hổi, sục sôi của một thời kỳ đầy khát vọng chinh phục biển cả của con người. Đối với nhiều người sống cùng thời Jules Verne thì việc đi dưới lòng đại dương là điều không thể, những trang sách hoàn toàn chỉ là điều tưởng tượng, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không gì là không thể và khả năng “đi trước thời đại” của ông.

5. Tóm tắt tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

 Câu chuyện kể về hành trình khám phá đại đương của đoàn tàu. Phát hiện ban đầu tưởng là một con cá voi khổng lồ, nhưng sau khi va chạm, đứng trên mình nó mới phát hiện là chiếc tàu ngầm

6. Bố cục tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

- Phần 1: Từ đầu…nhưng nó phớt lờ : đoàn tàu phát hiện con cá

- Phần 2: Tiếp theo….mất tinh thần khi rơi xuống nước: Hành trình chiến đấu với cá voi của đoàn tàu

- Phần 3: Còn lại: phát hiện ra tàu ngầm

7. Giá trị nội dung tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

- Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

- Tình huống truyện độc đáo

- Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn

- Ngôi kể thứ nhất

- Miêu tả chi tiết đặc sắc

- Hình ảnh mang tính sáng tạo

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

1. Hình ảnh con cá

- Đoàn thuyền phát hiện con cá voi

- Thời gian xuất hiện 8 giờ sáng

- Không gian

+ Dải sương mù dày đặc

+ Chân trời mở rộng và sáng rõ

Cách chiếc tàu hai hải lý

- Hình ảnh con cá khi xuất hiện

+ Một vật dài màu đen nổi lên mặt nước độ 1 mét

+ Đuôi nó quẫy mạnh làm nước sủi bọt

- Con cá này rất lạ không giống cá bình thường

+ Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ

+Con cá lượn hình vòng cung

- Tác giả nhận định về kích thước thật của con cá

+ Không dài quá tám mươi mét

+Chiều ngang hơi khó xác định, cân đối cả ba chiều

+ Hai lỗ mũi vọt nước cao tới bốn mét

+ Tốc độ mười tám phẩy năm hải lý một giờ

+Con cá cũng bơi tốc độ y vậy

- Con cá không biết mệt mỏi

→  Đoàn tàu phát hiện con cá khác với những con cá bình thường

2. Tình huống phát hiện chiếc tàu ngầm

- Tác giả và Công xây , Nét bị rớt xuống nước khi tàu gặp nạn

+ Tôi kịp bíu lấy thành tàu thì đã bị quăng xuống biển

+ Tôi chạm ngay vào vật rắn

+ Tôi cảm thấy được đưa lên mặt nước, dễ thở hơn

- Nét phát hiện một vùng đảo nhỏ di động

+ cưỡi lên lưng một con cá kình khổng lồ

- Nét bắt đầu nghi ngờ con cá này là con quái vật

+ phát tên không đâm thủng con cá

+ da nó bọc thép

- Nhờ những lời Nét nói, tác giả nhớ lại sự va chạm của mình với con vật

- Bắt đầu  nghi ngờ đó không phải con vật

+ Thân rắn như đá, không mềm như cá voi

+ Cái lưng đen bóng, nhắn thín, phẳng lì, không có vảy, kêu boong boong,ghép lại bằng lá thép

- Từ tất cả dữ liệu thì tác giả khẳng định đây là hiện tượng diệu kì do con người tạo ra

- Chiếc tàu ngầm theo mô tả của tác giả giống một con cá khổng lồ

+ Chân vịt quay, có động cơ, có người lái

V. Các bài văn mẫu

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri  thức

Đề bài: Phân tích bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Bài tham khảo 1

Khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. Nó còn được gọi là 'văn học về ý tưởng' và thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.  'Cuộc chạm trán trên đại dương' thuộc thể loại tiểu thuyết trích 'Hai vạn dặm dưới biển' (1870) của tác giả Giuyn Véc-nơ. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài của truyện khoa học viễn tưởng. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm Nau-ti-luýt là một ý tưởng không tưởng. Chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại đã thực hiện chuyến thám hiểm kì thủ dưới đáy biển sâu. Đề tài về phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai luôn được các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng quan tâm, dù bất cứ thời đại nào. Bạn đọc yêu thích thể loại này cũng say mê những câu chuyện về ý tưởng công nghệ mới. Ngày nay, chúng ta không ngạc nhiên về tàu ngầm nữa, nhưng nghiên cứu để tải tàn hoả tàu ngắm văn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia sở hữu đường bờ biển dài trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm tôi để chế tạo ra những thiết bị ngấm có thể lặn dưới biển ở độ sâu hàng nghìn mét nhằm phục vụ cho công cuộc khám phá thế giới dưới đáy đại dương đầy bí ẩn.

Câu chuyện kể về chuyến thám hiểm khởi hành từ Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, Ned phóng lao nhọn trúng con cá. Con quái vật quay lại, tấn công tàu Lincoln làm hỏng bánh lái. Aronnax bị rơi xuống biển, Conseil tự nguyện nhảy xuống với chủ của mình. Hai người lênh đênh trên biển, qua tới hôm sau thì gặp Ned đang ở trên lưng con cá. Cả 3 người phát hiện ra rằng 'con cá quái vật' là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo.

Văn bản trích từ chương 6 và chương 7 của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm 47 chương “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Nội dung tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Chuyện được kể ngôi thứ nhất khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc. Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.
Với tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú, ông dành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn và dùng ngòi bút của mình để sáng tác ra những chuyến phiêu lưu thỏa mãn đam mê. 
1 88 lượt xem