Tác giả tác phẩm Thủy tiên tháng Một (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Thủy tiên tháng Một Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 68 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Thủy tiên tháng Một - Ngữ văn 7

I. Tác giả

- Thô- Mát L.Phrít- Man sinh năm 1953

- Ông là nhà báo Mỹ, đã 3 lần được trao giải Pu-lít-zơ

- Tác phẩm chính: chiếc Lếch-xớt và cây ô liu(1999), Thế giới phẳng(2005-2007),…

II. Đọc tác phẩm Thủy tiên tháng Một

Thủy tiên tháng Một - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối  tri thức

Khi ngày càng có nhiều người phải đối mặt với biến đổi khí hậu thì trong số đó cũng có thêm nhiều người hiểu rằng đó không chỉ là hiện tượng có cái tên nghe khá êm ái là “sự nóng lên của Trái Đất”. “Ô, mọi thứ chỉ hơi nóng lên một chút thôi, có gì không hay đâu – nhất là nếu bạn cũng là người Min-ne-xô-ta (Minnesota) như tôi?”. Không đơn giản thế đâu, nó còn là “sự bất thường của Trái Đất” nữa.

“Sự bất thường của Trái Đất” là cụm từ do Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins) đặt ra. Ông muốn giải thích với mọi người rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên (Trái Đất nóng lên) thực sự sẽ dẫn dến các kiểu hiện tượng thời tiết bất thường khác – từ những đợt nóng và hạn hán ở nơi này đến tuyết rơi dày ở nơi kia, và sẽ có bão lớn hơn, lũ lụt nặng nề hơn, mưa to hơn, cháy rừng dữ dội hơn và các loài sinh vật sẽ biến mất. Thời tiết sẽ ngày càng không bình thường. Và đã có hiện tượng đó rồi. Khi những bông hoa thủy tiên vàng trên lối đi từ đường phố vào nhà chúng tôi ở Bơ-the-xđa (Bethesda), bang Me-ri-lân (Maryland), vốn thường nở vào tháng Ba, nhưng năm nay lại nở từ đầu tháng Một thì đó chính là sự bất thường, giống như một phép thuật xuất hiện từ trong một tập phim Thoai-lai Dôn (Twilight Zone) vậy. Tôi gần như nghĩ rằng khi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi sẽ thấy Rót Xơ-linh (Rod Serling), người dẫn truyện, đang cắt cỏ trong sân nhà tôi.

Hãy quen với điều đó. Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật. Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, vì chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất. Do đó, khi bạn làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió – và cả tình hình gió mùa trước khi bạn nhận biết được điều đó nữa. Khi Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi – đó là lí do chủ yếu làm xuất hiện những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.

Tại sao chúng ta lại đồng thời có thời tiết ở cả hai thái cực – ẩm ướt hơn và khô hạn hơn – cùng một lúc?

Nhiệt độ trung bình tăng và cả Trái Đất nóng lên sẽ dẫn tới đất bốc hơi nhiều hơn. Vì thế, những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn. Cùng lúc đó, tốc độ bay hơi của nước tăng – do Trái Đất nóng lên – cũng đưa nhiều hơi nước hơn vào không khí, vì vậy, những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn. Chúng ta biết chu kì tuần hoàn của nước có đặc điểm là: hơi ẩm bốc lên sẽ phải rơi xuống, và ở đâu ẩm hơn thì ở đó mưa nhiều hơn. Tổng lượng mưa trên toàn cầu sẽ tăng, và lượng mưa trong môi cơn bão được cho rằng cũng sẽ tăng theo … do đó gây ra mưa lớn hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn. Đó là lí do tại sao cụm từ “sự nóng lên của Trái Đất” vẫn là nhẹ nhàng, chưa mô tả đầy đủ mối đe doạ lớn lao tiềm ẩn.

Như Giôn Hộ-đơ-rơn (John Holdren) nói: “Thuật ngữ quen thuộc “sự nóng lên của Trái Đất” là một sự nhầm lẫn. Nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn. Nó không giống nhau trên các vùng địa lí. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh. Nó đang tác động lên một loạt các hiện tượng khí hậu đặc biệt quan trọng khác, ngoài nhiệt độ còn có lượng mưa, độ ẩm không khí, độ ẩm của đất, sự lưu chuyển không khí, bão, tuyết và diện tích mặt băng, dòng hải lưu 2 và hiện tượng “nước trồi”. Và rõ ràng ảnh hưởng của nó lên đời sống con người đang và sẽ mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Có một cái tên khác chính xác hơn, mặc dù nghe nặng nề hơn “sự nóng lên của Trái Đất”, đó là “sự rối loạn khí hậu toàn cầu””.

Trang CNN.com (ngày 07/8/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm mà trước kia chưa từng xảy ra. Có thể đặt tên báo cáo đó là “Sự bất thường của Trái Đất năm 2007”:

Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm, đã gây ra lũ lụt nặng nề ở Ấn Độ, Pa-ki-xtan (Pakistan) và Băng-la-đét (Bangladesh),... Anh và xứ U-ên (Wales) cũng trải qua khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Bảy mưa nhiều chưa từng thấy kể từ mức kỉ lục năm 1766. Đến cuối tháng Bảy, nước sông dâng cao đe doạ tràn lên hai bờ... Cuối tháng trước, ở Xu-đăng (Sudan), lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét, khiến ít nhất 62 người thiệt mạng. Cơn mưa này to bất thường và diễn ra sớm hơn so với mọi năm... Vào tháng Năm, những đợt sóng lớn, cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo của Man-đi-vơ (Maldives), gây ra lũ lụt và thiệt hại nghiêm trọng... Cũng vào tháng Năm, khắp nước Nga phải chịu một đợt nóng kéo dài... Đông nam châu Âu cũng không thoát được thời tiết bất thường, với nhiệt độ nóng kỉ lục vào tháng Sáu và tháng Bảy... Nhiều nơi ở Nam Mỹ lại phải chịu một mùa đông lạnh khác thường đối với vùng phía nam, gây ra gió, bão tuyết và tuyết rơi vốn hiếm xảy ra. Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới –22°C ở Ác-hen-ti-na (Argentina), –18°C ở Chi-lê (Chile). Tháng Sáu, Nam Phi trải qua một đợt tuyết lớn nhất kể từ năm 1981, ở một vài vùng tuyết rơi dày đến 25 cm trên mặt đất...

Xu hướng các hiện tượng thời tiết vốn cực đoan càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008. Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Ai-o-oa (Iowa) khiến sông Xi-đa (Cedar) tràn bờ và trung tâm thành phố Xi-đa Ra-pít (Cedar Rapids) bị lụt. Mực nước sông cao hơn mặt nước biển đến 9,1 m, cao chưa từng thấy và không ai có thể nghĩ nước lên đến mức ấy. Báo Niu Oóc Thai-mơ (New York Times) (ngày 13/6/2008) có một câu mô tả chính xác tình trạng bất thường của Trái Đất mà người Ai-o-oa hẳn đang cảm thấy: “Giép Doóc (Jeff Zogg), nhà thuỷ văn học đang làm việc cho Trung tâm Thời tiết ở Đa-vin-pót (Davenport), Ai-o-oa nói: “Thường khi bạn chỉ có thể vượt qua mức cũ 2,5 đến 5 cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8m thì quá sức ngạc nhiên”.

III. Tác phẩm Thủy tiên tháng Một

1. Thể loại

Chính luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Thủy tiên tháng Một - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nằm ở mục 5 phần 2 của cuốn sách nóng, phẳng, chật(2008)

- Đây là một tác phẩm nổi bật của Thomas L.Friedman: can đảm, sắc sảo, hiện đại và đầy ắp những nhận thức đáng ngạc nhiên về sự thách thức và hứa hẹn của tương lai.

3. Phương pháp diễn đạt

Nghị luận

4. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề đã gợi cho người đọc nhiều ấn tượng, suy nghĩ về nội dung của văn bản.

- Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” vì:

  • Gợi ra nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai trong văn bản.
  • Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý cơ bản của tác phẩm là biến đổi khí hậu đã dẫn đến những vận động khác thường của muôn loài: Ở Bơ-the-xđa, bang Me-ri-lân, hoa thủy tiên vốn nở vào tháng Ba, nhưng vào năm nay lại nở vào tháng đầu tháng Một, đó chính là sự bất thường.

5. Tóm tắt tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Tủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một.Đông thời tác giat đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực

6. Bố cục tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Phần 1 Từ đầu…cắt cỏ trong sân nhà tôi: giải thích nhan đề

- Phần 2 Tiếp theo…sự bất thường của trái đất năm 2007: hiện tượng nóng lên của Trái Đất

- Phần 3 Còn lại: trích dẫn làm rõ vấn đề đang nói,thực trạng của vấn đề cực đoan

7. Giá trị nội dung tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Bàn về vấn đề” Trái Đất nóng lên”

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích

- Thành công trong lối sử dụng từ ngữ linh hoạt

IV. Tìm hiểu chi tiết Thủy tiên tháng Một

1. Hiện tượng Trái Đất nóng lên

- Sự biến đổi khác thường của thời tiết

+ Thông thường hoa thủy tiên nở vào tháng 3 năm nay nở vào đầu tháng 1

+ Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết cũng thay đổi rất nhiều

+ Trái Đất nóng hơn, tốc độ bốc hơi nước thay đổi là nguyên nhân xuất hiện những trận mưa bão lớn

- Tác giả đã giải thích sự khác nhau về khí hậu ở hai thái cực

+ Ẩm ướt hơn, khổ hạn hơn

- Sự nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ” sự nóng lên của Trái Đất”

Nó gợi lên một sự đồng nhất từ từ xảy ra , chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ hiện tượng đó hoàn toàn không xảy ra vấn đề gì

+Nhưng thực tế khí hậu của Trái Đất đang diễn ra khác hẳn

+ Nhanh hơn tốc độ biến đổi của tự nhiên

+ Làm ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống con người tiêu cực nhiều hơn tích cực

- Tác giả làm rõ vấn đề bằng đưa ra dẫn chứng minh họa của trang CNN. Com

2. Thực trạng vấn đề hiện nay

- Tác giả đã dẫn chứng hàng loạt các tài liệu để thấy rõ thực trạng vấn đề

- Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra đến tận mùa hè 2008

+Thành phố Xi-đa Ra-pít bị lụt

+ Mực nước sông  lên đỉnh điểm 9,1m, chưa bao giờ thấy

- Vấn đề thiên tai thay đổi do trái đất nóng lên đáng báo động

+Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ có thể vượt qua mức cũ từ 2,5cm đến 5cm

+ Tuy nhiên hiện nay cao tới 1,8m

→  Hiện tượng trái đất nóng lên đang rất cấp bách, sự biến đổi này diễn ra rất rõ rệt,và ngày càng nghiêm trọng

V. Các bài văn mẫu

Thủy tiên tháng Một (Phần 1) - Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)  [OLM.VN] - YouTube

Đề bài: Phân tích bài Thủy tiên tháng Một

Bài tham khảo 1

Tác phẩm Thủy tiên tháng Một là một tác phẩm nổi bật của Thomas L.Friedman: can đảm, sắc sảo, hiện đại và đầy ắp những nhận thức đáng ngạc nhiên về sự thách thức và hứa hẹn của tương lai. Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Thủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một. Đồng thời tác giat đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực. 

Trước tiên, tác giả nói tới sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết: thông thường hoa thủy tiên nở vào tháng 3 năm nay nở vào đầu tháng 1, nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết cũng thay đổi rất nhiều. Trái Đất nóng hơn, tốc độ bốc hơi nước thay đổi là nguyên nhân xuất hiện những trận mưa bão lớn. Khí hậu ở hai thái cực ẩm ướt hơn, khô hạn hơn. Có thể thấy rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của con người. Thế nhưng khí hậu trên trái đất lại đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều hơn. 

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.  Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

1 68 lượt xem