Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 102 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Người thầy đầu tiên - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Trin-ghi-dơ Ai Tơ-ma- Tốp ( 1928-2018)

- Quê quán: Cư-rơ-gư-dơ-xtan

- Phong cách nghệ thuật: các tác phẩm của ông viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ của quê hương ông

- Tác phẩm chính: Gia-mi-li-a(1958), Cây phong non trùm khăn đỏ(1961), Con tàu Trắng (1970)

II. Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên

Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến. Bà con trong làng mời tôi về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Tôi lập tức quyết định về làng, vì làm sao tôi có thể ngồi nhà trong một ngày vui của quê hương như thế được. Tôi còn về trước vài ngày nữa là khác. Tôi định bụng về sẽ dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí hoạ'). Trong số những người được mời về dự hoá ra có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va (Sulaimanova). Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va (Moskva).

[...] Thế là bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va ra đi. Tôi trở lại thành phố và mấy hôm sau bỗng nhận được thư của bà. Bà cho biết là sẽ ở lại Mát-xcơ-va lâu hơn dự định và viết:

“Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh... Nếu anh thấy điều tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh nghĩ xem làm thế nào cho mọi người cùng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi
người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.' [...]

Tôi đã mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

[...] Có lần, mang những túi đựng đầy ki-giắc nhặt ở chân núi mẻ trên làng trở về, chúng tôi vòng vào trường xem thử thầy giáo đang làm gì ở đấy.

[….] Lúc chúng tôi đặt các bao ki-giắc xuống đất để nghỉ một lát, Đuy-sen từ trong cửa bước ra, người bê bết đất. Trông thấy chúng tôi, anh ngẩn người ra một lát, nhưng rồi lại mim cưỡi niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt

– Đi đâu về thế các em gái?

Chúng tôi ngồi cạnh những bao ki-giắc thẹn thò nhìn nhau, Đuy-sen hiểu rằng chúng tôi im lặng vì bẽn lẽn nên nháy mắt động viên:

- Những cái bao kia to hơn cả người các em đấy. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi. Thầy vừa đắp lò sưởi ở góc nhà và bắc cả ống khói trên mái, các em thử nhìn xem! Giờ chỉ còn phải trữ sẵn củi để sưởi trong mùa đông nữa thôi, nhưng không sao, chung quanh thiếu gì củi khô. Dưới nền nhà ta sẽ trải rơm thật nhiều, thế là có thể bắt đầu học được rồi. Thế nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?

Tôi lớn hơn các bạn gái khác nên đánh bạo trả lời:

- Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi.

– Sao thím em lại không cho, thế nào cũng cho chứ. Vậy tên em là gì?

- An-tư-nai. – Tôi vừa đáp vừa lấy tay che chỗ gấu váy thủng để hở một mảng đầu gối.

- An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? – Đuy-sen mỉm cười hiền từ khiến tôi thấy lòng ấm hẳn lại.

- Thế em con ai?

Tôi lặng thinh; tôi vốn không thích có ai thương hại tôi.

- Chị ấy mồ côi ạ, chị ấy ở với chú thím. – Mấy đứa bạn tôi đỡ lời.

- Thế này nhé – Đuy-sen lại mỉm cười nói với tôi – An-tư-nai ạ, em sẽ dẫn các em khác đi học được chứ?

- Thưa chú được ạ.

- Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả.

- Không, chúng em phải về nhà đây. – Chúng tôi rụt rè nói.

– Thôi được, các em chạy về nhà đi. Khi nào đến học các em sẽ xem sau vậy. Giờ chưa tối, thầy đi lấy rạ khô lần nữa đã.

Cầm lấy chiếc liềm và sợi dây, Đuy-sen bước ra đồng. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng. [...]

Tiết trời đã sắp sang đông.

Trước những trận mưa tuyết đầu mùa, mỗi khi đi học, chúng tôi phải lội qua một con suối lòng đá chảy róc rách dưới chân đồi. Nhưng về sau không thể nào lội qua được nữa, vì nước băng lạnh buốt cóng cả chân. Khổ nhất là những em nhỏ, thậm chí chúng phải phát khóc lên. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang.

Giờ đây nhớ lại cảnh xưa, tôi thấy khó lòng mà tin được rằng tất cả những điều đó là có thật. Nhưng lúc bấy giờ, không biết vì ngu dốt hay vì nông nôi, người ta đã cười thầy Đuy-sen, nhất là bọn nhà giàu thường trú qua mùa đông ở trên núi và chỉ xuống làng khi cần xay thóc. Đã nhiều lần gặp chúng tôi ở chỗ lội qua suôi, bọn họ, đầu đội mũ lông cáo màu đỏ, mình mặc những chiếc áo lông cừu quý, nghễu nghện trên lưng những con ngựa hung dữ no căng, giương mắt nhìn thầy Đuy-sen rồi bỏ đi. Một tên trong bọn cười nấc lên và huých tay tên đi bên cạnh nói:

- Đứa thì cõng, đứa thì bế, trông đã hay chưa!

[...] Rồi họ quất cho ngựa chạy làm nước và bùn bắn tung toé lên chúng tôi, cười phá lên rồi đi khuất.

Sao lúc đó tôi muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy thế, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm'

Nhưng liệu có ai chịu nghe lời một con bé thơ dại như tôi?

Và tôi chỉ còn biết nuốt những giọt lệ căm uất đang trào lên, nóng hổi. Còn thầy Đuy-sen thì dường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết. Thường là thầy nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự.

Thầy Đuy-sen có cố gắng bao nhiêu cũng chưa kiếm đủ gỗ để bắc một chiếc cầu nhỏ suối. Có lần ở trường về, sau khi đã đưa hết các em nhỏ sang, tôi cùng với thầy Đuy-sen dừng lại bên bờ suối. Chúng tôi quyết định lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân.

[...] Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi
được. Tôi không tưởng tượng được thầy Đuy-sen làm thế nào chịu nổi ngơi tay. Tôi chật vật đặt chân xuống suối, tưởng chừng như dòng suối rải đầy vì thầy đi chân không, làm không than hồng nóng bỏng. Bỗng dưng đến giữa suối tôi bị chuột rút ở chân, người co rúm lại. Tôi không thể kêu lên một tiếng, cũng không thể đứng thẳng lên được nữa và từ từ ngã xuống nước. Thầy Đuy-sen lăng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đẩy. Thầy hết xoa hai chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi.

Thầy Đuy-sen khẽ nói:

-An-tư-nai, em ngồi đây cho ấm, đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ...

Cuối cùng khi những chỗ đặt chân xếp đã xong, Đuy-sen vừa xỏ chân vào ủng, vừa nhìn nét mặt ỉu xìu, tái mét của tôi và mỉm cười hỏi:

- Thể nào, cô em giúp việc, đã đỡ rét chưa? Khoác cái áo choàng lên, thế. thế! — Thầy yên lặng một lát rồi hỏi:

- An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?

- Vâng ạ. – Tôi đáp.

Thầy hơi nhếch mép mỉm cười, như thể tự nhủ: “Mình đoán đúng mà'

Tôi còn nhớ lúc ấy máu dồn lên má tôi nóng ran: như vậy nghĩa là thầy đã biết và chưa quên một điều tưởng như nhỏ mọn ấy. Tôi sung sướng quá, lịm cả người đi và Đuy-sen cũng hiểu niềm hân hoan của tôi.

– Dòng suối trong trẻo của thầy – thầy âu yếm nhìn tôi nói – em thông minh lắm... Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào.

Đuy-sen bước nhanh lên bờ.

Và giờ đây tôi mường tượng thấy thầy đang đứng trước mặt tôi, như lúc bấy giờ thầy đã đứng giữa dòng suối đá đang réo lên ầm ầm, hai tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít đang bị gió thổi cuốn qua các núi.

Thầy nghĩ gì khi ấy? Có thể thầy đang mơ tưởng cho tôi ra một thành phố lớn học thật chăng? Còn tôi, lúc bây giờ cuộn tròn trong chiếc áo choàng của thầy Đuy-sen, tôi thầm nghĩ: “Ước gì thấy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhằm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!'

Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy. Còn có cái gì khác bắt chúng tôi ngày nào cũng đi xa, leo đổi lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết như vậy được nữa? Chúng tôi tự nguyện đến trường, không phải ai xua chúng tôi đến cả. Không ai có thể buộc chúng tôi phải chịu cóng trong căn nhà kho lạnh lẽo. Tuy ngồi trong nhà, mà mõi khi thở ra là hơi giá bám trắng xóa cả mặt mũi, tay chăn, quần áo. Chúng tôi chỉ dám thay phiên nhau đứng sưởi cạnh lò, còn tất cả đành ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài.

[….] Tôi mở tung các cửa sổ. Một luồng gió mát lùa vào phòng. Trong ánh lê minh xanh nhạt đang sáng
dần tôi nhìn kĩ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh tôi vừa khởi công. Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Tôi đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại từ đầu. Nhưng bây giờ mà nói về toàn bộ bức tranh thì hãy còn sớm. Tôi vẫn chưa tìm ra cái chính... Tôi đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Và lần nào cũng đều như thế. Lần nào tôi cũng lại thấy rõ ràng bức tranh của tôi chỉ mới là một ý đồ.

Tuy vậy tôi vẫn muốn nói với các bạn tác phẩm dở dạng của tôi. Tôi muốn hỏi ý kiến các bạn. Chắc các
bạn cũng đã đoán ra rằng bức tranh của tôi dành cho Người thầy đầu tiên của làng chúng tôi. [...] Tôi không thể không vẽ bức tranh này, nhưng sao tôi thấy băn khoăn, lo lắng quá! Có khi tôi tưởng chừng rồi sẽ chẳng ra gì hết. Và những lúc ấy tôi lại nghĩ: Tại sao số phận lại trớ trêu đặt cây bút vẽ vào tay tôi làm gì? Thật là một cuộc sống khổ ải! Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng. Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

Hay là vẽ bức tranh đề là “Người thầy đầu tiên”. Đó có thể là lúc Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông...

Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng
gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

III. Tác phẩm Người thầy đầu tiên

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Hoàn cảnh sáng tác

Người thầy đầu tiên - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1962

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Người thầy đầu tiên” nói lên nhân vật chính của tác phẩm đó là một người thầy. Người thầy đầu tiên chính là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đó là thầy Đuy-sen – người thầy quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai.

5. Tóm tắt tác phẩm Người thầy đầu tiên

 Câu chuyện kể về cô bé mồ côi Altynai sống cùng gia đình chú thím ở làng Kurkureu, không được đi học, và phải chịu sự giám sát, sai bảo khắc nghiệt  của bà thím. Dyuyshen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã giúp cho cô bé được đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Xu-lai-ma-nô-va, còn thầy Dyuyshen về già đi đưa thư. Những bài dạy của thầy giúp cô bé trở thành người tốt sau này.

6. Bố cục tác phẩm Người thầy đầu tiên

- Phần 1: Từ đầu… kể hết câu chuyện này: An-Tư Nai viết thư nhờ người đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-Sen

Phần 2: Tiếp theo…rảo bước về làng : kể lại câu chuyện xây trường, và cuộc đối đáp giữa An- Tư Nai với thầy

- Phần 3: Tiếp theo…còn tất cả ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài :miêu tả sự quan tâm chăm sóc học trò của thầy Đuy- Sen

- Phần 4: Còn lại :Người họa sĩ boăn khoăn về chủ đề tranh

7. Giá trị nội dung tác phẩm Người thầy đầu tiên

 Tác phẩm kể về tình cảm của An Tư Nai dành cho người thầy đầu tiên của mình Đuy-sen

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người thầy đầu tiên

- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích

-  Mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người thầy đầu tiên

1. Hình ảnh người thầy trong người thầy đầu tiên

- Bối cảnh : làng quê nghèo, lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan

- Cô bé An Tư- Nai là cô bé mồ côi,bị chú thím đối xử tàn nhẫn

-Ước mơ bị chôn vùi đến khi gặp thầy Đuy-sen

-Thầy Đuy-Sen về làng xây trường

- Trò chuyện gần gũi với học sinh, qua cách nói chuyện với An-Tư-Nai

+ Mời học sinh vào thăm trường

+ Kêu học sinh gọi thầy bằng thầy

-Thầy thương học sinh

+ Bế học sinh qua núi

+ Lưng thì cõng, tay thì bế

-Thầy hiền từ không để ý đến lời lăng mạ của người khác

- Thầy cố gắng làm tất cả để mang đến con chữ cho học sinh

Người thầy hiền từ được An Tư Nai và các học sinh yêu quý, thầy làm mọi thứ vì học sinh thân yêu của mình

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Cuộc sống của cô bé An Tư Nai  được thắp sáng nhờ thầy dạy chữ

- Hình ảnh người thầy yêu thương hết mình vì học sinh

- Ước mong gửi cô bé và các học sinh của mình đến thành phố

- Nhân cách cao quý đáng trân trọng của người thầy

V. Các bài văn mẫu

Người Thầy đầu tiên - Thái Hà Books

Đề bài: Phân tích bài Người thầy đầu tiên

Bài tham khảo 1

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Duy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á

Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Duy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.

Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Duy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số  bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”.

Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Duy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn.

Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Duy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong  truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Duy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.

Bài tham khảo 2

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

1 102 lượt xem