Tác giả tác phẩm “Thân thiện với môi trường” (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm “Thân thiện với môi trường” Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 74 lượt xem


Tác giả tác phẩm: “Thân thiện với môi trường” - Ngữ văn 7

I. Tác giả

“Thân thiện với môi trường” - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997

- Cô là tác giả của rất nhiều bài báo, cuốn sách cổ vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh”

- Tác phẩm chính: Sống xanh rồi mới sống nhanh

II. Đọc tác phẩm Thân thiện với môi trường

20 tuổi, Quỳnh Hương bắt đầu ý thức về việc “sống bớt rác”, thay đổi những giá trị của bản thân. Bây giờ ở tuổi 23, cô trở thành blogger truyền cảm hứng sống xanh cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Mọi thứ Quỳnh Hương đang làm bây giờ đều là những lựa chọn vì môi trường, cố gắng sống sao để ít “tổn hại đến trái đất” nhất.

Bạn đã dùng bao nhiêu túi ni-lông trong một ngày?

Ba năm trước, khi còn là sinh viên Trường đại học Ngoại thương, Quỳnh Hương đã luôn trăn trở với những câu hỏi: “Mình là ai? Mình thật sự muốn điều gì? Nên làm gì tiếp tục với cuộc đời mình?”.

Cô gọi đó là “khủng hoảng tuổi 20” khi lỡ chọn học chuyên ngành kinh tế đối ngoại mà bản thân không yêu thích, không thẩm thấu nổi.

Rồi một chuyến đi Triêm Tây (Quảng Nam) tham gia dự án về môi trường đã làm thay đổi mọi lựa chọn của cô gái trẻ. “Lúc đầu, tôi chỉ thấy vui khi được đi, nghe, được bày tỏ trăn trở về những vấn đề môi trường. Ngày đầu tiên gặp chúng tôi, người dẫn chương trình đã hỏi một câu: “Trên đường đến đây, các bạn đã sử dụng bao nhiêu túi ni-lông?”.

Câu hỏi khiến tôi giật mình. Những mong muốn sống xanh hay góp phần bảo vệ môi trường đều bắt đầu từ những chuyện tưởng chừng rất nhỏ như thế.

dsgfg

Nhiều người từng có cảm giác áp lực khi nghe cô gái này tuyên truyền sống xanh

Chỉ một hành trình di chuyển từ TP.HCM ra Triêm Tây, chúng tôi đã dùng đến hai mươi mấy túi ni-lông. Tất cả đều thải ra môi trường, thời gian chờ đợi để được phân hủy không biết đến khi nào…”.

Từ cái “giật mình” hôm ấy, khi trở về TP.HCM, Quỳnh Hương như trở thành một người khác. “Những giá trị sống gần như bị thay đổi quá đột ngột. Trong bảy ngày tham gia diễn đàn Thanh niên và Phát triển bền vững VYS, gặp được nhiều người thú vị, được nghe những câu chuyện hay và truyền cảm hứng sống xanh của họ, tôi thấy mình như đã trả lời được những câu hỏi cho chính mình. Rằng tôi muốn trở thành ai và sẽ làm gì.

Vậy là tôi bắt đầu không dùng túi ni-lông, ly nhựa, chỉ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cực đoan đến mức thời gian ấy nhiều bạn bè… không muốn chơi với tôi nữa, vì lúc nào gặp tôi, họ cũng bị áp lực về những “tuyên truyền” sống xanh của tôi” - Quỳnh Hương nhớ lại.

Đó cũng là khoảng thời gian không dễ dàng gì với chính bản thân Quỳnh Hương. Hạn chế tối đa việc sử dụng vật liệu tổn hại đến môi trường cũng có nghĩa là giới hạn đến mức tối thiểu những nhu cầu của bản thân. Mỗi khi muốn mua sản phẩm nào, cô lại phải trả lời một loạt câu hỏi: Tôi có thật sự cần? Nếu có, tôi có thể tự tạo ra sản phẩm này không? Nếu không, tôi có thể xin từ ai hoặc tái sử dụng từ một thứ gì khác không? Khi mua sản phẩm này, tôi đã và sẽ tiêu tốn thêm bao nhiêu năng lượng? Trong quá trình sử dụng sản phẩm này, có phát sinh thêm những chất gây hại cho môi trường sống của loài khác hay không?...

Trả lời được tất cả rồi, có khi cô cũng không mua nữa. Thậm chí nhiều lần quên mang theo bình nước, cô phải đấu tranh tư tưởng rồi quyết định nhịn khát luôn vì không muốn thải rác nhựa.

“Cũng chỉ thời gian đầu thôi, khi mọi thứ đã trở thành thói quen thì những câu hỏi ấy không còn đáng ngại nữa. Thực hành sống xanh, tôi cảm thấy mình đang đối thoại được với bản thân, hiểu rõ những nhu cầu của chính mình, và giờ thì thật sự thoải mái” - Quỳnh Hương chia sẻ.

Ba năm thực hành sống bớt rác (less waste), cô đã cho ra mắt cuốn sách Sống xanh rồi mới sống nhanh (bút danh Mình Là Hũ, nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành vào quý I/2020).

gtht

Cuốn sách nhẹ nhàng về đề tài sống xanh của Quỳnh Hương

Ai cũng có thể là người truyền cảm hứng

Người ở khu chợ hẻm 10, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đều nhớ cô gái nhỏ, đeo kính cận, mỗi ngày đi chợ đều từ chối bịch ni-lông. Lúc nào cô cũng mang theo túi vải đựng rau củ hoặc cà-mên đựng thức ăn.

Tháng 6/2019, Quỳnh Hương thực hiện một “chiến dịch” nho nhỏ tại khu chợ gần nhà mình. Cô Linh, cô Hà, cô Bảo Hương… - những người bán rau - cùng hưởng ứng tinh thần “bán rau không bán bịch ni-lông”.

Những tấm biển dễ thương được trưng tại các hàng rau một dạo được báo chí đăng tải, bà con hẻm 10 cũng hưởng ứng rần rần: “Từ nay shop tui hạn chế sử dụng túi ni-lông, nên: 1. Chủ động mang túi. 2. Nhà gần thì cầm tay. 3. Bà con có túi ni-lông cũ, sạch thì mang tới đây, tui sẽ sử dụng lại. Cả xóm bớt rác cho con nít được nhờ”.

III. Tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

1. Thể loại

Chính luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

“Thân thiện với môi trường” - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-Trích từ tác phẩm  Sống xanh rồi mới sống nhanh

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

Tác phẩm đặt ra vấn đề “thân thiện với môi trường” bao gồm các tiêu chí phân loại các sản phẩm, vật dụng, vật liệu thân thiện với môi trường. Đưa ra cách phân biệt về sản phẩm kèm theo đó là lời vận động

5. Bố cục tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Phần 1: Từ đầu…. thân thiện với môi trường hơn túi ni lông..?: đặt ra vấn đề

- Phần 2: Tiếp theo…hàng tấn rác thải nhựa : các tiêu chí phân loại

- Phần 3: Còn lại : lý giải về các sản phẩm thân thiện môi trường

6. Giá trị nội dung tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Kêu gọi, thúc đẩy con người về lối sống xanh “ thân thiện với môi trường”

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Cách đặt vấn đề độc đáo

- Lập luận chặt chẽ, đưa ra dẫn chứng minh họa

- Mang lại giá trị tuyên truyền cao

IV. Tìm hiểu chi tiết “ Thân thiện với môi trường”

3 loại NHỰA THÂN THIỆN với môi trường & ỨNG DỤNG trong sản phẩm

1. Cách phân loại

- Chia ra thành 3 nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí rõ ràng

Đối với vật liệu dựa vào quy trình khai thác, tính chất của vật liệu,giá trị sử dụng

+ Ví dụ túi vải thân thiện với môi trường hơn túi ni lông

+ Việc sản xuất 1 túi vải tiêu thụ 131 lần so với việc sản xuất ra túi ni lông

+ Túi vải thân thiện với môi trường khi người sử dụng tái chế nhiều lần

- Đối với sản phẩm

+ Quy trình khai thác, sản xuất phân phối, sử dụng

+ Sản phẩm này có tác hại với môi trường không?

- Đối với dịch vụ hay không gian thân thiện

+ Quán cà phê cam kết thân thiện môi trường nhưng lãng phí điều hòa, không cam kết vấn đề phân loại xử lý rác thải, vô tư sử dụng các sản phẩm một lần từ giấy, bã mía

+ Khu du lịch sinh thái tuy nhiên không đem lại giá trị môi trường tương xứng

2. Bài học rút ra

- Những nhận thức sai lầm của người tiêu dùng khi thấy

+ Sản phẩm ghi trên bao bì “ có thể tái chế”

+ Hoặc sản cam kết “ không thử nghiệm trên động vật”

- Nhãn hàng đã đánh vào tâm lý của người tiêu dùng

+ Ống hút cỏ bàng có khả năng phân hủy làm cho người tiêu dùng sử dụng nhiều

+ Ống hút nhựa không phải là không thân thiện với môi trường

- Không co điều gì thật sự thân thiện với môi trường nếu không phải do thiên nhiên tao ra

→  Là người tiêu dùng thông minh hãy nhận thức rõ các sản phẩm thân thiện môi trường,tự nhắc nhở bản thân mình về vấn đề sống xanh

1 74 lượt xem