Tác giả tác phẩm Chiều biên giới (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 7 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Chiều biên giới Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 65 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Chiều biên giới - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Chiều biên giới - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lò Ngân Sủn (1945-2013)

- Quê quán: Lào Cai

- Phong cách nghệ thuật: thơ của ông trong sáng, mộc mac, giản dị thể hiện tâm hồn tinh tế

- Tác phẩm chính: Những người con của núi(1990), đám cưới(1992), dòng sông mây(1995) …

II. Đọc tác phẩm Chiều biên giới

hiều biên giới em ơiCó nơi nào xanh hơnNhư tiếng chim hót gọiNhư chồi non cỏ biếcNhư rừng cây của láNhư tình yêu đôi ta.Chiều biên giới em ơiCó nơi nào cao hơnNhư đầu sông đầu suốiNhư đầu mây đầu gióNhư quê ta ngọn núiNhư đất trời biên cương.Chiều biên giới em ơiCó nơi nào đẹp hơnKhi mùa hoa đào nởKhi mùa sở ra câyLúa lượn bậc thang mâyMùi toả ngát hương bay.Chiều biên giới em ơiRừng chăng dây điện sángTa nghe tiếng máy gọiNhư nghe tiếng cuộc đờiLòng ta thầm mê sayTrên nông trường lộng gióRộng như trời mênh mông.Chiều biên giới em ơiĐôi ta cùng chiến hàoGần nhau thêm bền chíTình yêu là vũ khíGiữ đất trời quê hương.Chiều biên giới em ơiNghe con sông chảy xiếtNghe con suối thác đổHồn ta như ngọn gióThổi giữa trời quê hương

III. Tác phẩm Chiều biên giới

Cảm nhận về bài thơ Chiều Biên Giới Lò Ngân Sủn

1. Thể loại

Thơ 5 chữ

2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Tác phẩm được sáng tác năm 1980

3. Phương thức biểu đạt

Miêu tả, biểu cảm

4.Bố cục tác phẩm Chiều biên giới

- Phần 1 đoạn 1,2,3 : Cảnh đẹp hùng vĩ nơi biên giới

- Phần 2 còn lại: Âm thanh của núi rừng

5. Tóm tắt tác phẩm Chiều biên giới

 Bức tranh thiên nhiên của núi rừng trong buổi chiều tuyệt đẹp với cả màu sắc và âm thanh mà khó có nơi nào sánh được. Cuộc sống của người dân nơi đây đang dần dần đổi thay từng ngày, hòa chung với sự phát triển của đất nước

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiều biên giới

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ nhân hóa

- Độc đáo trong cách gieo vần chân

- Thể thơ 5 chữ

6. Giá trị nội dung tác phẩm Chiều biên giới

-Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi chều  nơi biên giới

IV. Tìm hiểu chi tiết Chiều biên giới

1. Bức tranh hùng vĩ nơi biên giới

- Thời gian : Buổi chiều

- Giọng thơ đầy tha thiết ngọt ngào của tác giả trước cảnh đẹp quê hương

- Bao trùm một màu xanh bát ngát, mênh mông  của núi rừng

+ Chòi non, cỏ lá

+ Sử dụng biện pháp so sánh

+ Màu xanh vĩnh hằng của đất trời liên tưởng đến tình yêu đôi lứa

- Là nơi cao nhất “ có nơi nào cao hơn”

+ “đầu” nhấn mạnh thể hiện độ cao, vừa thể hiện đầu nguồn

+ Mây, gió , sông, suối , núi ,đất trời biên cương

- Khẳng định đầy tự hào trước hình ảnh của quê hương

- Đây là nơi đẹp nhất ‘ có nơi nào đẹp hơn”

+ Bức tranh núi rừng như được điểm tô , sắc thắm

+ Hoa đào nở, sở ra cây

+ Ruộng bậc thang, mùi hương của lúa

 Tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp của nơi hoang vắng với vẻ đẹp bình dị, hoang sơ

2. Sự thay da, đổi thịt nơi biên giới

- Quê hương hôm nay đã đổi thay

+ dây điện sáng

+ tiếng máy gọi

+ “ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát vui tươi của sự  ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc

+ Sự hi sinh thầm lặng của bao người

+ Đoàn kết cùng chiến đấu của dân tộc

- Tình yêu đôi lứa quyện cùng tình yêu đất nước , quyết giữ quê hương

+ Vũ khí, bền chí

+ “giữ đất trời quê hương”

  Ca ngợi tình yêu quê hương, sự hi sinh thầm lặng của bao người để đổi lấy sự thay đổi của quê hương

1 65 lượt xem