Tác giả tác phẩm Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Tác giả tác phẩm: Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại - Ngữ văn 8
I. Đọc tác phẩm Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại
Hiện nay, sự khai thác rừng bừa bãi cùng với ô nhiễm môi trường không khí khiến cho Trái Đất nóng lên làm biến đổi khí hậu, gây nên lũ lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vậy lũ lụt là gì? Tác hại của lũ lụt như thế nào?
Lũ lụt là gì?
Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm lũ lụt. Thực chất đây là một danh từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai hiện tượng thiên nhiên vô cùng phố biến là lũ và lụt. Vì thế, để hiểu rõ hơn thì hãy cùng tìm hiểu từng khái niệm một:
– Lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối. Thông thường lũ có tốc độ chảy cao, mang tính bất ngờ và xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc.
Lũ được chia thành các loại khác nhau:
+ Lũ ống là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống. Do lượng nước đổ về lớn mà đường thoát nước lại khá nhỏ hẹp nên lũ sẽ rất mạnh, có thể cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn trên đường lũ đi qua.
+ Lũ quét là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp. Lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường. Sức mạnh của lũ quét phụ thuộc vào độ dốc của địa hình, khối lượng nước và cả hệ thống rừng nữa. Vì thế mà trồng rừng chống xói mòn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng lũ quét.
+ Lũ sông là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.
– Lụt là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định. Lụt có thể do lượng nước lũ quá nhiều khiến vỡ đê hay lượng nước lớn, không có chỗ thoát gây nên tình trạng ngập lụt.
Như vậy, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt
Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khoẻ lẫn tài sản. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây lũ lụt mà bạn nên biết:
Do bão hoặc triều cường
Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Đó là lí do tại sao ở vùng biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để hạn chế triều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.
Do hiện tượng mưa lớn kéo dài
Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập ủng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Do các thảm hoạ sóng thần, thuỷ triều
Hiện tượng thuỷ triều hay sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hổ thuỷ điện gây ngập lụt.
Do sự tác động của con người
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì sự tác động của con người cũng là vấn đề gây nên tình trạng lũ lụt hiện nay. Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.
Hiện nay, mặc dù môi trường vẫn luôn được mọi người quan tâm, chung tay bảo vệ nhưng cũng không tránh khỏi ô nhiễm, khiến Trái Đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, gây nên nhiều thiên tại.
Tác hại của lũ lụt
Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Gây thiệt hại về vật chất
Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
Gây thương vong về con người
Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100.000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Tác động xấu đến môi trường nước
Tình trạng lũ lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.
Lũ lụt thường xuyên kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nước uống, ảnh hưởng đến sức khỏe cảu mỗi người.
Là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh
Việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật,… sẽ là “mầm mống” cho các loại vi rút tấn công và lây lan bởi vì các loại dịch bệnh lan truyền qua đường nước rất nhanh.
Vì thế, trong điều kiện thiếu thốn, bạn vẫn nên bảo vệ sức khỏe của mình, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm.
Ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước
Việc lũ lụt kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch. Do tình trạng lũ lụt nên người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nhất định. […]
II. Tìm hiểu tác phẩm Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại
1. Thể loại
- Văn bản Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại thuộc thể loại văn bản thông tin.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Theo MƠ KIỀU, khbvptr.vn, 2-11-2020.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.
4. Tóm tắt văn bản Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại
- Giải thích khái niệm lũ lụt.
- Nguyên nhân gây ra lũ lụt.
- Tác hại của lũ lụt.
5. Bố cục văn bản Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại
- Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.
- Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.
- Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
7. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lũ lụt là gì ? – Nguyên nhân và tác hại
1. Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Lũ: hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối. Gồm có 3 loại:
+ Lũ ống: hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trê cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.
+ Lũ quét: hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ cháy từ trên cao xuống thấp.
+ Lũ sông: hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.
- Lụt: hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định.
→ Lũ lụt: hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê, trực tiếp tràn vào khu dân cư.
- Nhận xét: việc tác giả bóc tách, chia khái niệm “lũ lụt” ra chi tiết, giải thích từng khái niệm, phân loại các loại về từ lũ và lụt. Sau đó mới rút ra định nghĩa tổng quát về lũ lụt.
→ Tăng tính hiệu quả về truyền đạt nội dung thông tin mà tác giả hướng đến, giúp nội dung mang tính cụ thể, rõ ràng hơn.
2. Nguyên nhân gây ra lũ lụt
- Do bão hoặc triều cường: lượng nước lũ lớn, kèm sạt lở đất → ngập nước vùng ven biển.
- Do hiện tượng mưa lớn kéo dài → các con sông không kịp thoát, gây ngập úng.
- Do các thảm họa sóng thần, thủy triều: mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê, hồ thủy điện → ngập lụt.
- Do sự tác động của con người: chặt phá rừng, khai thác bừa bãi → đồi núi bị xói mòn, gây tình trạng ngập lụt, sạt lở đất mỗi khi mưa bão đến.
3. Tác hại của lũ lụt
- Gây thiệt hại về vật chất: phá hủy nhà dân, nương rẫy, giết hại các loài động vật, các cây lương thực ngập úng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm.
- Gây thương vong về con người:
Ví dụ:
+ Năm 1911, lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc đã khiến 100 000 người chết.
+ Năm 1971, lũ lụt đồng bằng sông Hồng đã khiến 594 người chết, hơn 100 000 người bị thương nặng.
- Tác động xấu đến môi trường nước: kéo theo các chất thải làm ô nhiễm đến nguồn nước, tình trạng khan hiếm nước ngọt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người.
- Nguyên nhân của nhiều mầm bệnh: các loại dịch bệnh lan truyền qua đường nước rất nhanh.
- Ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, đất nước: làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch, không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm.
IV. Các đề văn mẫu
Đề bài: Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt
Lũ lụt, hiểu đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư. Các loại lũ lụt gồm có lũ ống, lũ quét và lũ sông. Về nguyên nhân gây ra lũ lụt gồm có do bão hoặc triều cường; do hiện tượng mưa lớn kéo dài; do các thảm họa sóng thần, thuỷ triều; do sự tác động của con người. Lũ lụt tác động đống cuộc sống của con người, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây thiệt hại về của cải; gây thương vong về con người; tác động xấu đến môi trường nước; là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước.