Tác giả tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa (Cánh diều 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 701 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Nếu mai em về Chiêm Hóa - Ngữ văn 8

I. Tác giả Mai Liễu

loading...

Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.

- Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.

- Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu,… và quê hương và tình người miền núi. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.

- Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

II. Đọc tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn gọn và đầy đủ nhất

Nếu mai em về Chiêm Hóa
Cho ta gửi nỗi nhớ cùng
Tháng giêng mưa tơ rét lộc
Em về vừa kịp mùa măng.

Sông Gâm đôi bờ cát trắng
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.

Phố đông cứ mải tìm nhau
Cô gái Dao nào cũng đẹp
Vòng bạc rung rinh cổ tay
Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.

Con gái bản Tày duyên quá
Sắc chàm như cũng pha hương
Chỉ riêng nụ cười môi mọng
Mùa xuân e cũng lạc đường.

Nếu mai em về Chiêm Hóa
Đầu xuân đi hội lùng tùng
Quả còn chạm vai thì nhặt
Ngày lành duyên tốt mừng nhau.

III. Tìm hiểu tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa

1. Thể loại

- Nếu mai em về Chiêm Hóa thuộc thể loại: thơ sáu chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được trích từ tập “Thơ Mai Liễu”, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, PTBĐ chính: biểu cảm.

4. Tóm tắt Nếu mai em về Chiêm Hóa

Nếu mai em về Chiêm Hóa là tác phẩm thơ mang một vẻ đẹp về sự hoài niệm của tác giả, ngay từ nhan đề, tác giả đã cho thấy nỗi nhớ đầy vơi của tác giả. Nỗi nhớ qua những hình ảnh cái rét trong tháng giêng, một mùa măng mới. Sau đó nỗi nhớ trải dài ra các địa danh của quê hương cho thấy được ở tác giả nỗi nhớ mến thương về nơi cảnh vật yên bình. Khung cảnh đẹp nhất có lẽ là khung cảnh đường phố với những cô gái Dao và cô gái Tày trong bộ váy đẹp. Có thể thấy toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ và tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho quê hương.

5. Bố cục Nếu mai em về Chiêm Hóa

- Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

- Khổ 3, 4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

- Khổ 5: Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

6. Giá trị nội dung

Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa

1. Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa

loading...

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Cho ta gửi nỗi nhớ cùng

Tháng giêng mưa tơ rét lộc

Em về vừa kịp mùa măng.

- Cách xưng hô “em” - “ta”: tạo cảm giác thân thương.

- Danh từ riêng “Chiêm Hóa”: là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang.

- Nỗi nhớ quê hương của tác giả được thể hiện qua những hình ảnh như: nhứ về cái rét tháng riêng, mùa măng.

Sông Gâm đôi bờ cát trắng

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu.

- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: Mưa tơ rét lộc, mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”, non Thần “xanh ngút ngát”.

- Cách sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, đảo ngữ đã phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

2. Vẻ đẹp con người trong mùa xuân

Phố đông cứ mải tìm nhau

Cô gái Dao nào cũng đẹp

Vòng bạc rung rinh cổ tay

Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.

- Hình ảnh con phố với các cô gái dân tộc Dao đã tái hiện lại khung cảnh đường phố và người dân Chiêm Hóa.

Con gái bản Tày duyên quá

Sắc chàm như cũng pha hương

Chỉ riêng nụ cười môi mọng

Mùa xuân e cũng lạc đường.

- Không chỉ có dân tộc Dao mà nơi đây còn có dân tộc tày sinh sống. Việc liệt kê các dân tộc cùng những bản sắc văn hóa nơi đây đã cho thấy tình cảm của tác giả giành cho quê hương.

Bức tranh được tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên gần gũi, giản đơn nhưng có hồn tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống.

3. Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Đầu xuân đi hội lùng tùng

Quả còn chạm vai thì nhặt

Ngày lành duyên tốt mừng nhau.

- Câu thơ: 'Nếu mai em về Chiêm Hóa' được lặp lại hai lần và được lấy làm tên tác phẩm đã cho thấy mong muốn được trở về của tác giả nhiều như nào.

=> Bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.

V. Các đề văn mẫu

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Đề bài 1: Phân tích Nếu mai em về Chiêm Hóa

Mỗi nhà thơ đều mang một phong cách viết thơ khác nhau, một thể loại cùng chủ đề thơ yêu thích nhưng mấy ai viết những bài thơ về quê hương mình. Dù đã trải nghiệm ở nhiều thể loại cùng đề tài thơ nhưng Mai Liễu lại rất hay giành ngòi bút của mình cho quê hương, và 'Nếu mai em về Chiêm Hóa' chính là một tác phẩm mà ông giành cho quê hương mình.

Với sáu khổ thơ, tuy không ngắn nhưng cũng không dài, đủ để tác giả thể hiện nỗi nhớ và tình yêu quê hương của mình.

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Cho ta gửi nỗi nhớ cùng

Tháng giêng mưa tơ rét lộc

Em về vừa kịp mùa măng.

Cách xưng hô “anh - ta” vừa độc lạ vừa có cái hay riêng. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn ta chính là tác giả. Thường thì mọi người sẽ trở lại quê hương vào dịp Tết. Chắc vì lý do đó mà tác giả nhắc đến tháng Giêng trong bài. Mưa tơ là những cơn mưa đầu tiên của mùa xuân, không to mà lất phất. Rét lộc tuy ẩm ướt nhưng thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ trong thời tiết mùa đông giá rét. Đây chính là điều kiện thiên nhiên của miền núi vào tầm tháng Giêng.

Sông Gâm đôi bờ cát trắng

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu.

Ở vùng miền núi như Chiêm Hóa, sông và núi có thể nói là hai cảnh vật chính ở đây. Cũng chính vì lý do đó mà tác giả đã giành trọn vẹn khổ thơ hai để viết về nó. Sông Gâm là một con sông có nhánh chảy qua Chiêm Hóa. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đã khiên cho cảnh vật trở nên có hồn hơn. Sông Gâm với đôi bờ cát trắng với những tảng đá dài. Những tảng đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi nhìn như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo màu xanh ngút.

Phố đông cứ mải tìm nhau

Cô gái Dao nào cũng đẹp

Vòng bạc rung rinh cổ tay

Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.

Con gái bản Tày duyên quá

Sắc chàm như cũng pha hương

Chỉ riêng nụ cười môi mọng

Mùa xuân e cũng lạc đường.

Trong hai khổ thơ tiếp, con người và những nét văn hóa đặc sắc của Chiêm Hóa đã được thể hiện rất rõ nét. Không chỉ có dân tộc Kinh, ở nơi đây, dân tộc Dao và Tày cũng chiếm phần đông. Người xưa có câu “chè Thái gái Tuyên”. Đúng vậy quả không sai. Con gái Tuyên Quang vừa đẹp lại vừa duyên. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống cùng nụ cười tỏa nắng khiến người ta lạc quên lối về.

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Đầu xuân đi hội lùng tùng

Quả còn chạm vai thì nhặt

Ngày lành duyên tốt mừng nhau.

Câu thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được lặp lai, xuất hiện tổng cộng ba lần trong toàn bộ bài thơ, ở tên tiêu đề, ở câu đầu tiên khổ một và ở khổ thơ cuối. Toàn xuất hiện ở vị trí quan trọng chính tỏ rằng sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất mãnh liệt. Muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên.

Với lời thơ giản dị, giàu cảm xúc, 'Nếu mai em về Chiêm Hóa” đã cho thấy tình yêu quê hương cùng mong muốn được về quê sâu sắc. Dù đi đâu thì được trở về quê hương cũng là điều hạnh phúc nhất. Nơi đó không chỉ là vùng đất nơi ta lớn lên mà còn có gia đình, có ba mẹ chờ đợi.

Đề bài 2: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa của Mai Liễu.

“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ với nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. “Em” ở đây đại diện cho những người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có thể là nhà thơ. Dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Tác giả muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương. Tiếp đến, tác giả khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Sông Gâm hiện lên với bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Cảnh tượng này mang tính nhân hóa, khiến cho đá trở nên sống động, nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Núi non trẻ lại, khoác bộ áo xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Cô gái Dao duyên dáng trong trang sức bạc. Cô gái Tày mê mẩn trong trang phục truyền thống với nụ cười đẹp. Khổ thơ cuối thể hiện sự nhớ thương và mong muốn trở về quê hương một cách mãnh liệt. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương của tác giả, kể về cảnh vật thiên nhiên đẹp, những con người dễ mến và văn hóa truyền thống lâu đời. Tác giả muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, hy vọng mọi người đến tham quan và trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, tham gia các lễ hội đặc sắc của quê hương.

1 701 lượt xem