Tác giả tác phẩm Người mẹ vườn cau (Cánh diều 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Người mẹ vườn cau Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 207 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Người mẹ vườn cau - Ngữ văn 8

I. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

loading...

- Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, …

- Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.

- Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng bất tận, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020), …

II. Đọc tác phẩm Người mẹ vườn cau

Soạn văn 8 Người mẹ vườn cau Cánh diều

Đề bài làm văn chỉ hai chữ 'Người mẹ'. Cô Hương bảo 'Bình luận, chứng minh, hay miêu tả cách nào cũng được'. Tôi cắn bút, nghĩ mãi bắt đầu như thế nào nhỉ?

Ba tôi có rất nhiều mẹ, tôi cũng có lắm bà Nội ở nhà cùng chú út. Nội ở Phố Đông, Nội ở vườn cau, Nội nào cũng già như nhau. Tôi nhớ khi còn nhỏ, ba dẫn về thăm Nội vườn cau. Hôm đó, mưa nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oàng oạch. Nhà Nội nhỏ xíu, mái lá đột tong tong. Đón ba, Nội gầy gò, cười phô cả lợi.
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
Bà vuốt đầu tôi.
- Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?
Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng. Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo.
- Ăn cho mau lớn, con.
Tạnh mưa, mọi người lục đục đến, họ kéo gàu xối ào ào ngoài hiên nước. Ai cũng gọi nội bằng Má, 'Má Tư'. 'Má Tư' ơi ới. Tôi hỏi:
- Ba ơi, sao nội đông con quá vậy?
Ba cười bảo:
- Tối, ba kể con nghe.
Một chú quần vo tới gối, tay cầm lồng vỗ vai ba cười ha hả.
- Tao biết chú mày về nên đem thịt rắn qua đây, tụi mình lai rai.
Rồi chú quay lại:
- Má ơi, cho tụi con vui một bữa với thằng Sơn nghen.
Bà Nội quấn lại cái khăn sờn lên tóc.
- Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi.
Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt. Các chú thỉnh thoảng lại cười vang. Nội cũng cười, trông Nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa. Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà:
- Tưởng đâu lũ mày quên Má, quên hết tụi tao.
Ba tôi lúc lắc đầu, ông rót ba ly rượu cúng trên bàn thờ quay lại hỏi:
- Bát hương em Châu, bên chồng rước về hở má?
- Ừ, bên nhà sui bảo, cho chúng nó có đôi.
Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy Nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, 'con ra ngủ với bà nghe ba'.
Ba tôi chuyển công tác lên tỉnh, nhà tôi dọn về phố khác. Mẹ nhắc ba:
- Lâu rồi, anh không về thăm má 'vườn cau'.
- Ôi dào, má ở dưới, mấy anh dưới lo.
Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
- Cái này má gởi cho mày, má biểu phải đem đến tận nhà. Mấy giổ mày không về, má nhớ mày lắm. Sáng hôm qua má còn khoe vừa gặp mày trên vô tuyến.
Rồi chú lắc đầu:
- Lũ mày bạc làm sao đâu.
Tối đó mưa xập xoài rả rích, ba tôi chong đèn ngồi rít thuốc, mẹ hỏi, ba bảo - 'Uống rượu, ngủ không được'
Món thịt ếch đầu mùa lịm trong lưỡi làm ba đau nhói. Ba rủ tôi.
- Mai về Nội vườn cau, con ha?
Chẳng biết chốn ấy còn chín lừ quả ngọt, hương cau còn nồng nàn trắng xoá một góc trời, tóc Nội chắc bạc nhiều hơn. Lúc tôi về, thế nào bà cũng giúi cho tôi nhiều quả chín mang về biếu mẹ, xâu ếch biếu ba. Thứ thức ăn mà không có hương vị cao lương nào thay thế được, dù bây giờ ba tôi xuống ngựa lên xe.
Bài văn được 4 điểm, lời phê cũng ngắn gọn như đề bài, 'nghèo ý' tôi viết 'Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc'. Bọn con Hải, Lam chọc ghẹo mãi, tôi chống chê - 'làm sao viết vế mẹ bằng mấy dòng được, phải không?'

III. Tìm hiểu tác phẩm Người mẹ vườn cau

1. Thể loại

Người mẹ vườn cau thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích trong “Xa xóm Mũi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Người mẹ vườn cau có phương thức biểu đạt là Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

4. Ý nghĩa nhan đề

Người mẹ vườn cau chỉ người mẹ có công với cách mạng, đã hy sinh con cái của mình cho Tổ quốc, người mẹ ấy không có tên mà chỉ được gọi theo nơi ở bởi lẽ trên dải đất hình chữ S này vẫn còn rất nhiều mẹ Việt Nam anh hùng.

5. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau

Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà. Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.

6. Bố cục bài Người mẹ vườn cau

Người mẹ vườn cau có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngủ với bà nghe ba): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.

+ Phần 2 (Tiếp đến ba tôi chuyển công tác lên tỉnh): Tình cảm của người mẹ vườn cau.

+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa, giá trị, công lao của mẹ.

7. Giá trị nội dung

Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

8. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.

- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người mẹ vườn cau

1. Nguyên nhân dẫn đến câu chuyện 'Người mẹ vườn cau'

loading...

- Cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên “tôi” không biết viết như nào.

- Nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”.

→ Cách dẫn dắt gần gũi.

2. Những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của 'Người mẹ vườn cau'

* Khung cảnh:

- Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu.

* Hình ảnh “nội vườn cau”:

- Là một bà mẹ anh hùng.

- Làm nghề bán ve chai, đưa thư, măng thức ăn, tin tức,…

- Dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.

- Mái tóc trắng phau phau.

* Những kỉ niệm:

- Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp.

- Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế.

- Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa.

- “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái.

- Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ.

3. Trở về thực tại và bài làm văn điểm kém

- Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố.

- Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại 'Người mẹ vườn cau'.

- Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ 'Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc'.

- Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

V. Các đề văn mẫu

Người mẹ anh hùng nơi vườn cau bình dị | Báo Giáo dục và Thời đại Online

Đề bài: Ý kiến về thông điệp 'uống nước nhớ nguồn' qua Người mẹ vườn cau:

Truyện ngắn 'Người mẹ vườn cau' đã thành công thể hiện đạo lí 'uống nước nhớ nguồn' đáng quý của dân tộc. Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, đánh đổi tính mạng của bao thế hệ để giành lại độc lập, hòa bình. Điều này được thể hiện qua hình ảnh 'hai chú trên ban thờ' đã từng 'hiên ngang và anh dũng lắm'. Hay như hình ảnh của má Tư - một người mẹ, người bà hiền hậu, thương con thương cháu. Bà đã từng 'gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm' để bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức cho chiến sĩ. Má Tư chính là 'một bà mẹ anh hùng'. Qua các chi tiết đó, độc giả thấy được rất rõ nét sự kính yêu, biết ơn mà nhà văn dành cho những con người ấy. Đồng thời, càng thêm trân trọng nền hòa bình, độc lập, yên ổn mà mình đang được hưởng ngày hôm nay.

1 207 lượt xem