30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Cánh diều 2024) Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Phần I. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Câu 1. Thực vật dinh dưỡng bằng hình thức
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. hóa dưỡng.
D. hoại dưỡng.
Đáp án đúng: A
Thực vật dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng. Thực vật sử dụng các chất vô cơ và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Câu 2. Động vật dinh dưỡng bằng hình thức
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. hóa dưỡng.
D. hoại dưỡng.
Đáp án đúng: B
Động vật dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng. Động vật không có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng mà phải thu nhận thông qua thức ăn.
Câu 3. Ống tiêu hóa của người có trình tự như thế nào?
A. Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Trực tràng → Ruột già → Hậu môn.
B. Miệng → Dạ dày → Thực quản → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
C. Miệng → Thực quản → Ruột non → Dạ dày → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
D. Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
Đáp án đúng: D
Ống tiêu hóa của người bao gồm các bào quan có trình tự như sau: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
Câu 4. Cho các yếu tố sau:
1. Loài
2. Kích thước cơ thể
3. Độ tuổi
4. Thức ăn
5. Nhiệt độ của môi trường
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4.
Đáp án đúng: A
Nhu cầu nước của động vật và người phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.
Câu 5. Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Đáp án đúng: A
Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy, cơ thể người sẽ bị mất lượng nước lớn trong thời gian ngắn do vậy cần bổ sung lượng nước mất bằng cách truyền nước.
Câu 6. Con đường trao đổi nước ở động vật và người bao gồm mấy giai đoạn?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng: C
Con đường trao đổi nước ở độngvật và người gồm 3 giai đoạn đó là lấy vào, sử dụng và thải ra.
Câu 7. Cho các dữ kiện sau:
Cột A |
Cột B |
1. Lấy vào |
a. Hơi thở, bốc hơi qua da |
b. Nước uống |
|
c. Mồ hôi |
|
2. Thải ra |
d. Nước tiểu |
e. Nước trong thức ăn |
|
f. Nước trong phân |
Hãy ghép dữ kiện ở cột A với cột B tương ứng.
A. 1-a,b và 2-c,d,e,f.
B. 1-b,e và 2-a,c,d,f.
C. 1-a,e và 2-b,c,d,f.
D. 1-a,c và 2-b,d.e,f.
Đáp án đúng: B
Con đường trao đổi nước ở động vật và người:
Lấy vào: Nước uống và nước trong thức ăn.
Thải ra: Hơi thở, bốc hơi qua da; mồ hôi; nước tiểu; nước trong phân.
Câu 8. Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật là
A. lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
B. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
C. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để duy trì sự sống.
D. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể.
Đáp án đúng: A
Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận hàng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
Câu 9. Vì sao khi trời nóng, loài chó thường há miệng, lè lưỡi và thở hổn hển?
A. Vì trong miệng của chó có tuyến mô hôi. Bởi vậy, để chống nóng cho cơ thể, chó chủ yếu dựa vào việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển.
B. Vì loài chó có ít tuyến mồ hôi nên việc tỏa nhiệt qua toát mồ hôi không nhiều. Bởi vậy, để chống nóng cho cơ thể, chó chủ yếu dựa vào việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển.
C. Vì chó không có tuyến mồ hôi nên không thể tỏa nhiệt qua toát mồ hôi. Bởi vậy, để chống nóng cho cơ thể, chó chủ yếu dựa vào việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển.
D. Vì trong miệng của chó có nhiều tuyến nước bọt thực hiện chức năng tỏa nhiệt. Bởi vậy, để chống nóng cho cơ thể, chó chủ yếu dựa vào việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển.
Đáp án đúng: B
Vì loài chó có một tuyến mồ hôi nhỏ nằm ở miếng đệm chân. Khi trời nóng các tuyến này sẽ được kích hoạt và làm giảm nhiệt độ cơ thể nhưng không nhiều. Bởi vậy, để chống nóng cho cơ thể, chó chủ yếu dựa vào việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển.
Câu 10. Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?
A. Vì khi đó lượng nước thoát ra môi trường nhiều qua hoạt động toát mồ hôi. Do vậy, con người cần uống nhiều nước để cân bằng lượng nước đã mất đi.
B. Vì khi đó cơ thể nóng lên rất nhiều. Do đó, cần uống nhiều nước để làm mát cơ thể.
C. Vì khi đó cơ thể nóng lên và cần nhiều năng lượng. Do đó, cần uống nhiều nước để chống mệt mỏi, hạn chế tối đa hiện tượng toát mồ hôi.
D. Vì khi đó cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, cần uống nhiều nước để tăng cường quá trình thu nhận và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Đáp án đúng: A
Vì khi đó lượng nước thoát ra môi trường nhiều qua hoạt động toát mồ hôi. Do vậy con người cần uống nhiều nước để cân bằng lượng nước đã mất đi.
Câu 11. Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?
A. 2,5 lít.
B. 2 lít.
C. 1,5 lít.
D. 1 lít.
Đáp án đúng: B
Trung bình mỗi ngày, một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước.
Câu 12. Cho các dữ kiện sau:
(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.
(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.
Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.
A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.
Đáp án đúng: A
Thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.
Động vật không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.
Câu 13. Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách
A. qua thức ăn và đồ uống.
B. qua tiêu hóa và hô hấp.
C. qua sữa và trái cây.
D. qua thức ăn và sữa.
Đáp án đúng: A
Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách qua thức ăn và đồ uống.
Câu 14. Cho đoạn dữ liệu sau: Trong điều kiện bình thường, (1)……… được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hằng ngày cân bằng với số lượng nước cơ thể (2)……… và (3)……… ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tuần hoàn tốt, cân bằng trao đổi chất, phòng chống bệnh tật. Do vậy, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày.
Điền từ thích hợp vào chỗ trồng trong đoạn dữ liệu trên.
A. (1) trao đổi nước, (2) lấy vào, (3) thải ra.
B. (1) cân bằng khoáng, (2) lấy vào, (3) thải ra.
C. (1) trao đổi nước, (2) sử dụng, (3) bài tiết.
D. (1) cân bằng nước, (2) lấy vào, (3) sử dụng.
Đáp án đúng: C
Trong điều kiện bình thường, trao đổi nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hằng ngày cân bằng với số lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tuần hoàn tốt, cân bằng trao đổi chất, phòng chống bệnh tật. Do vậy chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày.
Câu 15. Cho các dữ kiện sau
Cột A |
Cột B |
1. Miệng |
a. Thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản. |
2. Thực quản |
b. Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. |
3. Dạ dày |
c. Tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân). |
4. Ruột non |
d. Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. |
5. Ruột già |
e. Nơi chứa, nhào trộn thức ăn thành hỗ hợp lỏng. Tiêu hóa một phần thức ăn. |
Hãy ghép cơ quan ở cột A với chức năng tương ứng ở cột B
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e.
B. 1-a, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c.
C. 1-a, 2-b, 3-e, 4-d, 5-c.
D. 1-1, 2-d, 3-b, 4-e, 5-c.
Đáp án đúng: B
Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản.
Thực quản vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa, nhào trộn thức ăn thành hỗ hợp lỏng. Tiêu hóa một phần thức ăn.
Ruột non tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Ruột già tái hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân).
Câu 16. Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua
A. thành cơ thể.
B. hệ tuần hoàn.
C. hệ hô hấp.
D. hệ bài tiết.
Đáp án đúng: A
Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
Câu 17. Nhà Lan hôm nay bữa trưa mẹ Lan nấu các món ăn bao gồm các thực phẩm sau: rau cải, thịt bò, đậu. Bữa tối, mẹ Lan muốn thay thế thịt bò bằng loại thực phẩm khác. Theo em, mẹ Lan thay thế thịt bò bằng thực phẩm nào sau đây là sai?
A. Rau ngót.
B. Thịt lợn.
C. Trứng.
D. Cá.
Đáp án đúng: A
Trong các thực phẩm đã cho, thịt bò thuộc nhóm chất dinh dưỡng cung cấp protein. Bởi vậy, để thay thế thịt bò cần chọn một loại thực phẩm thuộc nhóm chất dinh dưỡng cung cấp protein như thịt lợn, trứng, cá. Còn sự thay thế thịt bò bằng rau ngót là sai vì sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Câu 18. Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn. Đó là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Cho các đặc điểm sau:
1. Vận chuyển máu mang các chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi đến các cơ quan trong cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất.
2. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
3. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
4. Vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi đến phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí.
5. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
Đặc điểm của vòng tuần hoàn lớn là
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 4, 5.
Đáp án đúng: A
Đặc điểm của vòng tuần hoàn lớn là:
Vận chuyển máu mang các chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi đến các cơ quan trong cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
Câu 19. Cho đoạn dữ liệu sau: Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng giúp cung cấp đầy đủ các chất, (1)……… theo nhu cầu (2)……… của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng đủ chất đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein và lipid) và vitamin, chất khoáng trong chế độ ăn. Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào mức độ hoạt động, (3)……… và độ tuổi.
Hãy lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn dữ liệu trên.
A. (1) dinh dưỡng, (2) năng lượng, (3) chiều cao.
B. (1) dinh dưỡng, (2) năng lượng, (3) khối lượng.
C. (1) năng lượng, (2) dinh dưỡng, (3) khối lượng.
D. (1) năng lượng, (2) dinh dưỡng, (3) giới tính.
Đáp án đúng: D
Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng giúp cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng đủ chất đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein và lipid) và vitamin, chất khoáng trong chế độ ăn. Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính và độ tuổi.
Câu 20. Cho một số mệnh đề sau:
1. Ăn đủ, cân đối các chất
2. Đa dạng các loại thực phẩm
3. Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao hợp lí
4. Cần rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn
5. Cần thực hiện ăn chín uống sôi
6. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
7. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch
Trong các mệnh đề trên, số mệnh đề đúng khi nói về các biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Đáp án đúng: D
Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí là:
1. Ăn đủ, cân đối các chất
2. Đa dạng các loại thực phẩm
3. Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao hợp lí
4. Cần rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn
5. Cần thực hiện ăn chín uống sôi
6. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
7. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch
Phần II. Lý thuyết KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
I. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người
- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường:
+ Nhu cầu nước ở mỗi loài động vật là khác nhau do mỗi loài có một cấu tạo sinh lí và hoạt động sống khác nhau.
+ Cùng một loài động vật nhưng nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ càng cao thì nhu cầu nước của động vật sẽ tăng.
- Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người. Trung bình, mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước. Trẻ em nặng 11 – 20 kg cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống.
2. Con đường trao đổi nước ở động vật và người
- Trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn là lấy vào, sử dụng, thải ra:
+ Giai đoạn lấy vào: Lượng nước được đưa vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống.
+ Giai đoạn sử dụng: Một lượng nước được cơ thể sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống.
+ Giai đoạn thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài thông qua hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân.
Con đường trao đổi nước ở người
- Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.
II. DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
- Vì động vật là sinh vật dị dưỡng nên để có các chất dinh dưỡng, động vật sẽ ăn các sinh vật khác (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp).
Động vật thu nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn
2. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã
Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa:
Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người
- Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.
- Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần.
- Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Sau khi được hấp thụ chất dinh dưỡng, phần còn lại của thức ăn sẽ được tái hấp thu nước nên chuyển thành chất thải rắn.
- Cuối cùng, thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài.
3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật
- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.
- Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn):
Sơ đồ vận chuyển các chất qua hệ tuần hoàn ở người
+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể) vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch với các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải.
III. VẬN DỤNG TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀO THỰC TIỄN
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng
- Vai trò: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng đề gây hại cho cơ thể.
- Nguyên tắc: Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (carbonhydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Các yếu tố ảnh hưởng: Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính, độ tuổi của mỗi người.
+ Giới tính: nam thường có nhu cầu cao hơn nữ vì nam hoạt động nhiều hơn.
+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động thì chất dinh dưỡng còn được sử dụng để cấu trúc vật chất cho cơ thể.
+ Dạng hoạt động: người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn.
+ Trạng thái cơ thể: người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
2. Phòng tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể gây ra một số bệnh:
+ Bệnh do thiếu dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, bướu cổ, khô mắt,…
+ Bệnh do thừa chất dinh dưỡng: béo phì, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…
Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến bệnh suy dinhh dưỡng |
Ăn quá nhiều dẫn đến bệnh béo phì |
- Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí:
+ Phối hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vận động cơ thể phù hợp.
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; thực hiện ăn chín uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch.
Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí