30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Cánh diều 2024) Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29.

1 135 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Phần I. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu 1. Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm

A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Đáp án đúng: A

Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá là để giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Câu 2. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

Đáp án đúng: D

Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

Câu 3. Cho ví dụ sau: Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Hãy cho biết ví dụ trên chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Đặc điểm của loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Đáp án đúng: A

Khối lượng tối đa của một sinh vật do đặc điểm của loài quy định. 

Câu 4. Khi chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là 

A. chậm lớn và gầy yếu.

B. còi xương và chậm lớn.

C. béo phì và còi xương.

D. còi xương và gầy yếu.

Đáp án đúng: A

Khi chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi sẽ có biểu hiện chậm lớn và gầy yếu.

Câu 5. Phát triển của sinh vật là

A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.

D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Đáp án đúng: A

Phát triển của sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 6. Cho các mệnh đề sau:

1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.

3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.

4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.

Số mệnh đề đúng là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án đúng: C

Mệnh đề đúng là 1, 3, 4.

Mệnh đề 2 sai vì sinh trưởng là cơ sở cho phát triển, phát triển làm thay đổi và thúc đẩy sinh trưởng.

Câu 7. Khi cây trồng thiếu phân lân thường có biểu hiện là

A. sinh trưởng chậm nhưng phát triển nhanh.

B. sinh trưởng nhanh nhưng lại phát triển chậm.

C. sinh trưởng chậm, lá cây chuyển màu xanh đậm.

D. sinh trưởng nhanh, lá cây chuyển màu xanh đậm.

Đáp án đúng: C

Thiếu lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.

Câu 8. Cho đoạn thông tin sau:

Nước cần cho các sinh vật (1)…… và (2)…… Thiếu nước, các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết. Nước tác động khác nhau lên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, tạo quả,… Ví dụ, lúa non cần (3)……, cây lúa chín cần (4)……

Điền các từ thích hợp vào chỗ trống.

A. (1) sinh trưởng; (2) phát triển; (3) ít nước; (4) nhiều nước.

B. (1) sinh trưởng; (2) phát triển; (3) nhiều nước; (4) ít nước.

C. (1) phát triển; (2) phát triển; (3) ít nước; (4) nhiều nước.

D. (1) phát triển; (2) sinh trưởng; (3) ít nước; (4) nhiều nước.

Đáp án đúng: B

Nước cần cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển. Thiếu nước, các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết. Nước tác động khác nhau lên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, tạo quả,… Ví dụ, lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước.

Câu 9. Các loại rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở mức nhiệt độ là

A. 13oC – 15oC.

B. 23oC – 25oC.

C. 25oC – 35oC.

D. 20oC – 25oC.

Đáp án đúng: A

Các loại rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở mức nhiệt độ 13oC – 15oC.

Câu 10. Trong chăn nuôi gà, người ta thường thắp đèn để chủ động điều tiết độ dài ngày và đêm nhằm mục đích tăng sản lượng trứng thu hoạch. Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

A. Đặc điểm của loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Đáp án đúng: C

Việc thắp đèn nhằm điều tiết độ dài ngày và đêm (điều tiết thời gian chiếu sáng). Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Câu 11. Cho ví dụ sau:

- Ví dụ 1: Đối với ruồi giấm, ở 25oC chu kì sống là 10 ngày; ở 18oC chu kì sống là 17 ngày.

- Ví dụ 2: Đối với cá rô phi, nhiệt độ dưới 5,6oC hoặc trên 42oC thì cá chết.

Đây là ví dụ chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Đặc điểm của loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Đáp án đúng: B

Ở ví dụ 1, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự kéo dài chu kì sống của ruồi giấm. Ở ví dụ 2, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sống của cá rô phi. Như vậy, nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật được nhắc đến trong các ví dụ trên là nhiệt độ. 

Câu 12. Nhóm những loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân và mùa hè là

A. cây thuốc lá, cây đậu tương, cây bông, cây dưa chuột.

B. cây hành, cây cà rốt, cây rau diếp, cây củ cải đường.

C. cây thuốc lá, cây hành, cây đậu tương, cây bông.

D. cây hành, cây đậu tương, cây rau diếp, cây dưa chuột.

Đáp án đúng: B

Nhóm những loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân và mùa hè là cây hành, cây cà rốt, cây rau diếp, cây củ cải đường.

Câu 13. Nhóm những loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu, đầu mùa đông là

A. cây thuốc lá, cây đậu tương, cây bông, cây dưa chuột.

B. cây hành, cây cà rốt, cây rau diếp, cây củ cải đường.

C. cây thuốc lá, cây hành, cây đậu tương, cây bông.

D. cây hành, cây đậu tương, cây rau diếp, cây dưa chuột.

Đáp án đúng: A

Nhóm những loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu, đầu mùa đông là cây thuốc lá, cây đậu tương, cây bông, cây dưa chuột.

Câu 14. Cho dữ liệu sau:

Cột A

Cột B

1. Sinh trưởng

a. Hạt nảy mầm.

b. Cây lên cao.

c. Gà trống bắt đầu biết gáy.

2. Phát triển

d. Cây ra hoa.

e. Diện tích phiến lá tăng lên.

f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg.

Hãy ghép cột A với cột B tương ứng.

A. 1-b,d,f và 2-a,c,e.

B. 1-b,e,f và 2-a,c,d.

C. 1-a,b,e và 2-c,d,f.

D. 1-a,b,f và 2-c,d,e.

Đáp án đúng: B

Sinh trưởng thể hiện ở: Cây cao lên, diện tích phiến lá tăng lên, lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg.

Phát triển thể hiện ở: Hạt nảy mầm, gà trống bắt đầu biết gáy, cây ra hoa.

Câu 15. Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

A. Đặc điểm của loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Đáp án đúng: B

Việc lắp đèn nhằm sưởi ấm (tăng nhiệt độ) cho vật nuôi. Vậy ứng dụng trên dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Phần II. Lý thuyết KHTN 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sự sinh trưởng và phát triển của cây từ hạt

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên. Ví dụ: sự tăng chiều cao thân cây,…

- Khái niệm phát triển: Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: sự ra rễ, ra lá, ra hoa, kết quả,…

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:

+ Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Trong đó: Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.

II. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng

- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật trong các giai đoạn.

- Ví dụ:

+ Gia súc, gia cầm khi thiếu protein thì chậm lớn và gầy yếu,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lợn còi cọc, chậm lớn vì thiếu dinh dưỡng

+ Cây lúa nước thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, nếu thừa đạm thì có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu đạm khiến cây lúa bị vàng lá, còi cọc

2. Ảnh hưởng của nước

- Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

+ Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu nước, cây cà phê vàng lá và héo dần

+ Có loài sinh vật cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, nhưng có loài lại cần rất ít nước, hoặc khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cùng một loài sinh vật (Ví dụ: Cây lúa non cần nhiều nước, khi lúa chín cần ít nước,…).

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết:

+ Ở động vật, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chu kỳ sống, tỉ lệ nở trứng, tỉ lệ giới tính,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Việt Nam

+ Ở thực vật, còn ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự ra hoa,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa nghệ tây

- Một số loài có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhân tố nhiệt độ như hiện tượng động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ếch ngủ đông

4. Ảnh hưởng của ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật:

+ Ở thực vật: Một số loại cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè (cà rốt, củ cải,…). Một số loại khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông (cây thuốc lá, đậu tương,…). Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây

+ Ở động vật: Một số loài động vật sinh sản chậm vào mùa đông khi có thời gian chiếu sáng ít hơn. Vào mùa hè, thời gian chiếu sáng nhiều là thời gian hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm là mùa sinh sản của nhiều loài chim

1 135 lượt xem