30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Cánh diều 2024) Bài tập Chủ đề 9, 10, 11, 12 có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài tập Chủ đề 9, 10, 11, 12 đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Chủ đề 9, 10, 11, 12.
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài tập Chủ đề 9, 10, 11, 12
Câu 1. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không mô tả qua trình sinh trưởng ở thực vật?
A. Cây cao lên từ 5 cm đến 15 cm.
B. Cây tăng kích thước lá.
C. Cây tăng chiều rộng của thân cây.
D. Cây ra hoa.
Đáp án đúng: D
Ví dụ không mô tả quá trình sinh trưởng ở thực vật là cây ra hoa. Cây ra hoa là sự phát triển ở thực vật.
Câu 2. Trong các hình thức dưới đây, đâu không phải hình thức sinh sản vô tính?
A. Sinh sản bằng bào tử của cây rêu.
B. Sinh sản bằng hạt của cây bàng.
C. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
D. Sinh sản bằng lá của cây lá bỏng.
Đáp án đúng: B
Sinh sản bằng hạt của cây bàng không phải hình thức sinh sản vô tính vì hạt là cơ quan sinh sản hữu tính (hạt chứa phôi được tạo ra từ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái).
Câu 3. Khi nhìn thấy đèn đỏ, các phương tiện giao thông đều dừng lại. Đây là ví dụ mô tả
A. phản xạ có điều kiện.
B. phản xạ không điều kiện.
C. cảm ứng ở thực vật.
D. hướng động ở động vật.
Đáp án đúng: A
“Khi nhìn thấy đèn đỏ, các phương tiện giao thông đều dừng lại” là phản ứng được hình thành trong quá trình học tập chứ không phải là phản ứng sinh ra đã có. Như vậy, đây là ví dụ mô tả phản xạ có điều kiện của con người.
Câu 4. Ở lớp Thú, con non được sinh ra và nuôi bằng sữa của mẹ. Đây là tập tính gì ở động vật?
A. Tập tính sinh sản.
B. Tập tính kiếm ăn.
C. Tập tính lãnh thổ.
D. Tập tính bầy đàn.
Đáp án đúng: A
Ở lớp Thú, con non được sinh ra và nuôi bằng sữa của mẹ. Đây là tập tính sinh sản (chăm sóc con non).
Câu 5. Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?
A. Sinh sản trinh sinh ở ong.
B. Phân đôi của trùng roi xanh.
C. Nảy chồi ở thủy tức.
D. Đẻ con ở lớp Thú.
Đáp án đúng: D
Đẻ con ở lớp Thú là hình thức sinh sản hữu tính.
Sinh sản trinh sinh, phân đôi, nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính.
Câu 6. Các hình thức sinh sản ở động vật bao gồm
A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
B. sinh sản trinh sinh và phân đôi.
C. sinh sản đẻ trứng và sinh sản đẻ con.
D. sinh sản bằng hình thức mọc chồi và phân đôi.
Đáp án đúng: A
Các hình thức sinh sản ở động vật là sinh sản vô tính (gồm phân đôi, nảy chồi, trinh sinh) và sinh sản hữu tính.
Câu 7. Cho hình ảnh sau:
Bộ phận ? trong hình trên là
A. bộ nhị.
B. bộ nhụy.
C. cơ quan sinh dục đực.
D. cánh hoa.
Đáp án đúng: B
Bộ phận ? trong hình trên là bộ nhụy. Bộ nhụy gồm các bộ phận là: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy – đây chính là cơ quan sinh dục cái của cây.
Câu 8. Cho hình ảnh sau:
Trong cá sinh vật trên đây, sinh vật sinh sản vô tính là
A. a, b.
B. a, c.
C. a, d.
D. b, c.
Đáp án đúng: B
a – trùng roi xanh; c – thủy tức có hình thức sinh sản vô tính. Trong đó, trùng roi xanh có hình thức sinh sản phân đôi, thủy tức có hình thức sinh sản nảy chồi.
b – con cua; d – con khỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 9. Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.
Đáp án đúng: A
Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản của ếch.
Câu 10. Cho ví dụ sau:
1. Cây trinh nữ cụp lá xuống khi chúng ta chạm vào.
2. Khi mưa xuống, cây cối đều trở nên tươi tốt.
3. Cây lúa mì ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá.
4. Cây hoa bằng lăng, hoa phượng thường ra hoa vào mùa hè.
Trong số các ví dụ kể trên, số ví dụ mô tả cảm ứng ở thực vật là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án đúng: D
Ví dụ mô tả về cảm ứng ở thực vật là 1.