30 câu Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (có đáp án 2024) – Toán 6 Cánh diều

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 6 (có đáp án) Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 3.

1 136 lượt xem


Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Phần 1. Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Câu 1: Tìm số tự nhiên x, biết: x + 125 = 145 + 126. 

A. x = 125 

B.  x = 126 

C. x = 271 

D. x = 146

Lời giải

Ta có: x + 125 = 145 + 126 

          x + 125 = 271 

          x           = 271 – 125 

          x           = 146 

Vậy x = 146. 

Chọn đáp án D. 

Câu 2: Số thích hợp điền vào dấu * thỏa mãn:

22 456 + * = 4 567 + 22 456 

A. 22 456 

B. 4 567

C. 17 889 

D. 4 765

Lời giải

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng và đề bài ta có:

22 456 + * = * + 22 456 = 4 567 + 22 456 

Suy ra * = 4 567. 

Chọn đáp án B.

Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết: x – 124 = 567. 

A. x = 691

B. x = 443

C. x = 961 

D. x = 434

Lời giải

Ta có: x – 124 = 567 

           x           = 567 + 124 

           x           = 691 

Vậy x = 691. 

Chọn đáp án A. 

Câu 4: Số tự nhiên x thỏa mãn 124 + (118 – x) = 125 là:

A. x = 1

B. x = 367

C. x = 117

D. x = 119

Lời giải

Ta có: 124 + (118 – x) = 125 

                      118 – x   = 125 – 124 

                      118 – x   = 1 

                                x  = 118 – 1

                                x   = 117

Vậy x = 117. 

Chọn đáp án C. 

Câu 5: Kết quả của phép tính 781 – 381 + 28 là

A. 328

B. 428

C. 528

D. 628 

Lời giải

Ta có: 781 – 381 + 28 = (781 – 381) + 28 = 400 + 28 = 428.

Chọn đáp án B. 

Câu 6: Kết quả của phép tính 117 + 39 + 83 là:

A. 339 

B. 239 

C. 139 

D. 439 

Lời giải

Ta có: 117 + 39 + 83 = (117 + 83) + 39 = 200 + 39 = 239. 

Chọn đáp án B. 

Câu 7: Cho phép tính: 2 342 + 123 = 2 465. Chọn câu sai:

A. 2 342 được gọi là số hạng 

B. 123 được gọi là số hạng

C. 2 465 là tổng

D. 2 342 gọi là tổng 

Lời giải

Phép tính: 2 342 + 123 = 2 465 có 2 342 và 123 là các số hạng, 2 465 là tổng. 

Vậy đáp án A, B, C đúng và đáp án D sai. 

Chọn đáp án D. 

Câu 8: Một số tự nhiên a bất kì cộng với số 0 thì:

A. bằng a

B. bằng a + 1 

C. bằng a – 1 

D. bằng a + 2

Lời giải

Một số tự nhiên a bất kì cộng với số 0 thì bằng chính nó, nghĩa là a + 0 = a.

Chọn đáp án A. 

Câu 9: Kết quả của phép tính 418 – 18 – 100 là:

A. 200

B. 300

C. 400

D. 100

Lời giải

Ta có: 418 – 18 – 100 = (418 – 18) – 100 = 400 – 100 = 300. 

Chọn đáp án B. 

Câu 10: Hiệu của số 12 300 và 1 200 là:

A. 11 100

B. 11 111

C. 1 100

D. 12 100

Lời giải

Hiệu của 12 300 và 1 200 là kết quả của phép tính: 12 300 – 1 200.

Ta đặt tính rồi tính như sau: 

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 12 300 – 1 200 = 11 110.

Chọn đáp án A. 

Câu 11. Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?

A. 200     

B. 201     

C. 300     

D. 100

Lời giải

Ta có: 53 + 25 + 47 + 75 = (53 + 47) + (25 + 75)

                                   = 100 + 100 = 200

Chọn đáp án A.

Câu 12: Kết quả của phép tính: 2 346 + 3 457 là

A. 5 703

B. 5 803 

C. 5 793 

D. 5 903 

Lời giải

Ta đặt tính rồi tính như sau: 

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 2 346 + 3 457 = 5 803. 

Chọn đáp án B. 

Câu 13: Phép tính x – 4 thực hiện được trong tập số tự nhiên khi:

A. x > 4 

B. x ≥ 4 

C. x = 3

D. x < 4 

Lời giải

Lý thuyết: Phép tính a – b  thực hiện được trong tập số tự nhiên khi a ≥ b

Do đó: Phép tính x – 4 thực hiện được trong tập số tự nhiên khi x ≥ 4.

Chọn đáp án B.

Câu 14: Cho phép trừ: 367 – 59, chọn kết luận đúng.

A. 367 là số trừ 

B. 59 là số bị trừ 

C. 59 là hiệu 

D. 367 là số bị trừ

Lời giải

Phép trừ: 367 – 59 có 367 là số bị trừ và 59 là số trừ.

Chọn đáp án D.

Câu 15: Kết quả của phép trừ 23 456 – 14 267 là:

A. 9 189 

B. 9 198 

C. 10 198 

D. 10 928

Lời giải

Ta đặt tính rồi tính: 

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Vậy 23 456 – 14 267 = 9 189. 

Chọn đáp án A.

Câu 16: Mẹ Hoa mua đồ dùng học tập cho Hoa gồm: một tập vở giá 100 000 đồng, một hộp bút bi giá 60 000 đồng, bộ thước kẻ hết 15 000 đồng. Mẹ Hoa đưa cho người bán hàng một tờ tiền mệnh giá 200 000 đồng. Hỏi người bán hàng cần phải trả lại mẹ Hoa bao nhiêu tiền?

A. 15 000 đồng

B. 25 000 đồng

C. 35 000 đồng

D. 45 000 đồng

Lời giải

Tổng số tiền mẹ Hoa mua đồ dùng học tập cho Hoa là: 

100 000 + 60 000 + 15 000 = 175 000 (đồng)

Người bán hàng cần trả lại mẹ Hoa số tiền là:

200 000 – 175 000 = 25 000 (đồng)

Vậy người bán hàng cần trả lại mẹ Hoa số tiền là 25 000 đồng. 

Chọn đáp án B. 

Câu 17: Tính tổng 215 + 217 + 219 + 221 + 223 được kết quả là: 

A. 1 095

B. 995 

C. 1 000 

D. 1 085

Lời giải

Ta có: 

   215 + 217 + 219 + 221 + 223 

= 215 + 217 + 223 + 219 + 221 

= 215 + (217 + 223) + (219 + 221)

= 215 + 440 + 440 

= 440 + 440 + 215 

= 880 + 215 

= 1 095.

Chọn đáp án A.

Câu 18: Cho phép tính: 

Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Chữ số thích hợp điền vào dấu ? để được phép tính đúng là:

A. 1

B. 

C. 3

D. 4

Lời giải

Ta có: Bài tập trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều  hay 9?5 + 109 = 1 054

Suy ra: 9?5 = 1 054 – 109 = 945 

Do đó chữ số thích hợp điền vào dấu ? là 4. 

Chọn đáp án D.

Câu 19: Kết quả của tổng 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + … + 19 có chữ số tận cùng là:

A. 9

B. 7

C. 

D. 0

Lời giải

Ta có: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + … + 19 

= 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 

= (1 + 19) + (3 + 17) + (5 + 15) + (7 + 13) + (9 + 11)

= 20 + 20 + 20 + 20 + 20

= 40 + 20 + 20 + 20

= 60 + 20 + 20 

= 80 + 20 = 100

Vậy kết quả của tổng 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + … + 19 có chữ số tận cùng là 0.

Chọn đáp án D. 

Câu 20: Thời gian học buổi sáng ở trường của Minh bắt đầu từ 8 giờ. Hôm nay, thứ Năm lớp Minh học 4 tiết, mỗi tiết dài 45 phút. Hỏi Minh tan học buổi sáng thứ Năm lúc mấy giờ, biết rằng, sau mỗi tiết học thì được nghỉ giải lao 5 phút, riêng sau tiết học thứ 2 được nghỉ giải lao 10 phút. 

A. 11 giờ

B. 11 giờ 15 phút

C. 11 giờ 20 phút

D. 11 giờ 25 phút

Lời giải

Mỗi tiết học dài 45 phút, nên tổng số thời gian để học hết 4 tiết là:

45 + 45 + 45 + 45 = 180 (phút)

Vì buổi sáng học 4 tiết, nên sẽ có 3 khoảng thời gian nghỉ giải lao:

Từ tiết 1 sang tiết 2 nghỉ giải lao 5 phút

Từ tiết 2 sang tiết 3 nghỉ giải lao 10 phút (sau tiết thứ 2)

Từ tiết 3 sang tiết 4 nghỉ giải lao 5 phút

Do đó tổng số thời gian nghỉ giải lao là:

5 + 10 + 5 = 20 (phút)

Tổng số thời gian học hết 4 tiết và nghỉ giải lao trong sáng thứ Năm là:

180 + 20 = 200 (phút)

Đổi: 200 phút = 3 giờ 20 phút 

Vì thời gian học buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ nên thời gian kết thúc học buổi sáng thứ Năm ở trường Minh là: 

8 giờ + 3 giờ 20 phút = 11 giờ 20 phút. 

Chọn đáp án C. 

Phần 2. Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

I. Phép cộng

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

        (số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0. 

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 

a + b = b + a

Kết hợp

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0 

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. 

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c). 

Ví dụ: Tính: 65 + 97 + 35 

Lời giải:

   65 + 97 + 35 

= 65 + 35 + 97       (tính chất giao hoán)

= (65 + 35) + 97    (tính chất kết hợp)

= 100 + 97 

= 197 

II. Phép trừ

1. Phép trừ hai số tự nhiên

         a – b = c     (a  # b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20 

2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c. 

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: 125 + (237 – x) = 257. 

Lời giải:

125 + (237 – x) = 257 

           237 – x   = 257 – 125 

           237 – x   = 132

                     x    = 237 – 132 

                     x   = 105

Vậy x = 105.

1 136 lượt xem