Lý thuyết Dạng bài tập liên quan tới tốc độ của vật

Lý thuyết Dạng bài tập liên quan tới tốc độ của vật

1 113 lượt xem


1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức trọng tâm sau để làm các câu hỏi lí thuyết:

- Tốc độ của vật là đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính tốc độ: v=st

Trong đó: s là quãng đường vật đi được; t là thời gian vật đi được hết quãng đường s; v là tốc độ chuyển động của vật.

- Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian. Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường chính thức của nước ta là m/s và km/h. 

1 m/s = 3,6 km/h

- Trong thực tế, tốc độ chuyển động của vật thường thay đổi nên v=st còn được gọi là tốc độ trung bình của chuyển động.

- Để đo tốc độ người ta có thể dùng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện hoặc thiết bị bắn tốc độ.

- Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông:

+ Người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

+ Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

+ Để đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông.

Bài toán 2: Xác định các đại lượng s, v, t.

Vận dụng các bước sau để giải:

Bước 1: Tóm tắt bài toán, xác định các đại lượng bài toán cho s, v, t.

Bước 2: Tìm đại lượng còn lại theo một trong các công thức sau:

v=st;    s=v.t;     t=sv

Bài toán 3: Tốc độ trong an toàn giao thông

- Áp dụng quy tắc “ 3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ đã biết thông qua công thức: s = 3.v

- So sánh tốc độ xe đang đi với tốc độ giới hạn để biết xe có vượt quá giới hạn tốc độ  cho phép hay không.

Công thức tính tốc độ: v=st

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải

A. có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

B. có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

C. chỉ cần đi chậm, không cần quan sát tín hiệu, biển báo.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Ví dụ 2: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: …?... km/h = 15 m/s.

A. 45.

B. 54.

C. 15.

D. 51.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng cách qui đổi 1 m/s = 3,6 km/h, 1km/h=13,6m/s.

54 km/h = 15 m/s.

Ví dụ 3: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

A. 8 h.         

B. 16 h.       

C. 24 h.       

D. 32 h.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng công thức v=stt=sv

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

t=sv=88055=16h

1 113 lượt xem