Lý thuyết Tính hóa trị của nguyên tố
Lý thuyết Tính hóa trị của nguyên tố
A. Lý thuyết và phương pháp giải
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Thông thường, hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị bằng số electron hoá trị mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác.
- Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II.
- Để tính hoá trị của một nguyên tố, sử dụng quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B.
- Tổng quát: Hợp chất có dạng: , với:
+ A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.
+ x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
- Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b
Suy ra:
+ Biết x, y và a thì tính được
+ Biết x, y và b thì tính được
- Hoá trị của một số nhóm nguyên tử:
Tên nhóm |
Hoá trị |
Hydroxide (OH); Nitrate (NO3) |
I |
Sulfate (SO4); Carbonate (CO3) |
II |
Phosphate (PO4) |
III |
B. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Hoá trị của C trong hợp chất CCl4 là (biết trong hợp chất này Cl có hóa trị I)
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Gọi hóa trị của C là x ta có: x.1 = I.4 ⇒ x = IV.
Vậy C có hóa trị IV, trong hợp chất CCl4.
Ví dụ 2: Hoá trị của Si trong hợp chất SiO2 là
A. IV. B. III. C. II. D. I.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi hóa trị của Si là y ta có: y.1 = II.2 ⇒ x = IV.
Vậy Si có hóa trị IV, trong hợp chất SiO2.
Ví dụ 3: Hoá trị của P trong hợp chất PH3 là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.I suy ra a = III.
Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.