Lý thuyết Dạng bài tập về độ to và độ cao của âm
Lý thuyết Dạng bài tập về độ to và độ cao của âm
1. Phương pháp giải
Bài toán 1: Bài tập định tính
Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Biên độ dao động của nguồn âm là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của vật khi dao động.
- Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
- Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn và ngược lại.
- Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là Héc (Hz).
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn và ngược lại.
- Tai người chỉ nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.
- Sóng âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz được gọi là siêu âm.
- Sóng âm có tần số dưới 20 Hz được gọi là hạ âm.
Bài toán 2: Bài tập liên quan tới tần số
Bước 1: Xác định các đại lượng được cho: số dao động, thời gian dao động, tần số.
Bước 2: Sử dụng các công thức:
- Tính số dao động: Số dao động = tần số . thời gian dao động
- Tính thời gian dao động:
Bước 3: So sánh tần số, âm nào có tần số lớn hơn thì phát ra to hơn (nếu có).
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
A. Kilomet (km).
B. Mét (m).
C. Héc (Hz).
D. Kilogam (kg).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đơn vị của tần số là Héc (Hz).
Ví dụ 2: Một vật dao động với tần số 50 Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:
A. 10.
B. 55.
C. 250.
D. 45.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Số dao động của vật trong 5 giây sẽ là: 50.5 = 250 (dao động).
Ví dụ 3: Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?
A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.
B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.
C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.