Soạn bài Chiều sông Thương lớp 7 (Kết nối tri thức)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Chiều sông Thương lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 396 lượt xem


Soạn bài Chiều sông Thương

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Chiều sông Thương

*Nội dung chính Chiều sông Thương: Khắc họa cảnh chiều thu đẹp mộng mơ bên sông Hương dưới con mắt của đứa con xa trở về say sưa ngắm nhìn cảnh vật của quê hương mình, qua đó thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả.

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ...

Lời giải:

- Thể thơ: 5 chữ.

- Từ ngữ: dạt dào cảm xúc, bâng khuâng, mênh mang.

- Vần: vần cách.

- Nhịp: 2/3, 3/2.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ “ôi con sông”.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông.

Lời giải:

 “Chiều sông Thương’ hiện lên thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Vẻ đẹp của dòng sông được tạo nên qua những nét vẽ đặc sắc: hoa quan họ- sắc tím của hoa lục bình, một nét vẽ quá dỗi thân thương mềm mại. Ngoài ra, bức tranh chiều sông Thương tiếp tục được tô điểm bởi những đám mây rủ bóng xuống sông gợi một khung cảnh thanh bình, yên ả; “Lúa cúi mình giấu quả/ ruộng bời con gió xanh/ nước màu đang chảy ngoan/ giữa lòng mương máng nổi…Từ những hình ảnh thân quen, gần gũi, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động, căng tràn sức sống.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ.

Lời giải:

Bài thơ “Chiều sông Thương” đã thể niềm vui sướng dạt dào của tác giả, của người con xa quê nay trở về chứng kiến quê nhà đang thay đổi dạt dào sức sống, ngầm biết ơn dòng sông Thương đã mang đến những điều kì diệu cho quê hương mình. Đồng thời thể hiện tình yêu, lòng tự hào của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ, đất nước.

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương

1 396 lượt xem