Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 (Kết nối tri thức)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 86 lượt xem


Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

*Trước khi đọc

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?

Lời giải:

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Mùa xuân còn là mùa của Tết đoàn viên, dù có làm ở đâu xa thì mỗi khi dịp tết đến xuân về, mọi người đều thu xếp để trở về quây quần, sum họp bên gia đình của mình. Chính vì vậy, mùa xuân trong cảm nhận của em không chỉ là vẻ đẹp đơn thuần của một mùa trong năm mà còn là mùa của đoàn viên.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân

Lời giải:

Cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời

 

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du)

Mùa xuân chín:

        Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

       Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

           Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.


(Hàn Mặc Tử)

*Đọc văn bản

1. Hình dung: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?

Trả lời:

- Âm thanh: rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”.

- Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa.

2. Hình dung: Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”

Trả lời:

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

    + Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm màm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

    + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

3. Liên tưởng: Hình ảnh con chim, cành hoa,nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.

Trả lời:

Hình ảnh con chim, cành hoa, mùa xuân, nốt trầm nho nhỏ đều là những biểu tượng đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

+ Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những vẻ đẹp tinh túy của cuộc đời.

+ Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng.

*Sau khi đọc

Nội dung chính Mùa xuân nho nhỏKhắc họa bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Đồng thời thể hiện tình yêu và khát khao được cống hiến cho quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

Lời giải:

- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

- Những hình ảnh đó gợi cho em một mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?

Lời giải:

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

 Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

Lời giải:

- Hình ảnh người cầm súng và người ra đồng gợi cho em nghĩ đến chú bộ đội và người nông dân.

- Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là 'người cầm súng' và 'người ra đồng':

+ 'Người cầm súng' và 'người ra đồng' là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.

+ Hình ảnh 'người cầm súng' lại đi liền với hình ảnh 'lộc giắt đầy quanh lưng' đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.

+ Hình ảnh 'người ra đồng' được sử dụng kết hợp với hình ảnh 'lộc trải dài nương mạ' gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước chan ngàn năm

Vất vả gian nan

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Lời giải:

- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).

- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 3 nhịp 3/2, câu 4 nhịp 1/4.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”?

Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?

Lời giải:

Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”, đây là những ước nguyện đơn giản, không phải là những gì quá to tát, lớn lao

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta” . Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta” . Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế thể hiện tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả:

+ “Tôi đưa tay tôi hứng”: “tôi” thể hiện cảm xúc cá nhân, sự rung động của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

+ “Ta” thể hiện khao khát được cống hiến và dâng cho đời, nhưng giờ đây không còn là khao khát của riêng cá nhân tác giả nữa mà còn là khao khát của nhiều cái “ta” lý tưởng khác.

Câu 7 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Lời giải:

'Mùa xuân nho nhỏ' có cấu tạo danh từ (mùa xuân) kết hợp với tính từ (nho nhỏ) tạo ra sự hòa kết độc đáo mang ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, cùng ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.

    + Mùa xuân: mang nghĩa thực, chỉ mùa khởi đầu của năm, đây là mùa của sự sinh sôi, phát triển.

 + Mùa xuân còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi chỉ những thứ đẹp, tinh túy nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người, mùa xuân còn tượng trưng cho tuổi trẻ, trí tuệ và sức trẻ nhiệt huyết.

    + Từ láy nho nhỏ thể hiện sự giản dị, khiêm nhường.

=> Đặt nhan đề tác phẩm là 'Mùa xuân nho nhỏ', tác giả muốn thể hiện sự khiêm nhường, chân thành trong nguyện ước giản dị và tha thiết được cống hiến sức của mình vào những điều tốt đẹp của đất nước. Nhan đề cũng thể hiện sự hòa quyện cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng.

*Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Lời giải:

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Mẫu 1)

'Mùa xuân nho nhỏ' là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải!

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

1 86 lượt xem