Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) lớp 7 (Kết nối tri thức)

Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 65 lượt xem


Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

1. Trước khi nói

Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng (con người, loài vật, đồ vật, cây cối...), nhưng đều được nhà văn sáng tạo nên để gửi gắm tình cảm và suy ngẫm về cuộc sống, qua đó tác động đến tình cảm và nhận thức của người đọc. Với em, vấn đề đời sống nào gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm đã đọc được coi là gần gũi và thú vị nhất? Hãy trao đổi cùng các bạn ý kiến của em về vấn đề này.

Ví dụ: Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật…

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Lựa chọn một vấn đề đời sống có ý nghĩa được gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm mà em đã đọc

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

+ Tìm ý tưởng cho bài trình bày

+ Tìm thêm thông tin liên quan

- Lập đề cương bài nói

b. Tập luyện

- Tập nói một mình để nắm chắc nội dung trình bày.

- Nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói

2. Trình bày bài nói

a. Người nói

- Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị

- Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe

b. Người nghe

- Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn

- Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói

- Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói

3. Sau khi nói

Người nghe

Người nói

Kiểm tra lại các thông tin đã nghe được, trảo đổi với người nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi bằng cách:

- Đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin về vấn đề thảo luận

- Đưa ra lí do thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của người nói

- Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng.

Lắng nghe, phản hồi ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

- Trả lời câu hỏi, bổ sung thông tin cho những nội dung mà người nghe chưa rõ

- Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng

- Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng


 

Bài văn tham khảo

Ngày hôm qua, khi đi dạo ở nhà sách thì em đã mua được một cuốn sách rất tuyệt. Đó là quyển sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Phần đầu tiên của quyển sách là phần Bài học đường đời đầu tiên vô cùng ý nghĩa.

Đọc phần truyện Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.

Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.

Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.

Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Tuy chỉ mới đọc chương đầu mà em đã vỡ ra được cho mình bài học giá trị. Em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm. Cùng với đó, em càng thêm mong chờ về những điều thú vị khác ở các chương sau của cuốn sách này.

1 65 lượt xem