Soạn bài Hội lồng tồng lớp 7 (Kết nối tri thức)
Sinx.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Hội lồng tồng lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Hội lồng tồng
*Sau khi đọc
Nội dung chính Hội lồng tồng: Tái hiện hình ảnh của lễ hội Lồng tồng, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Lời giải:
Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng:
- Thời gian tổ chức: từ sau tết Nguyên Đán đến hết tết Thanh Minh.
- Địa điểm tổ chức: Đình thành hoàng
- Vùng miền có lễ hội: Việt Bắc
- Phần cúng- tế lễ:
+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông.
+ Hội lồng tồng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái…
+ Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải…
- Phần vui chơi-hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền…nhưng hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.
+ Thanh niên trai gái tụ họp thành những đám hát lượn, hát đôi đáp những bài “lượn tồng lồng” để cầu mùa màng và chúc mừng dân làng mọi sự may mắn, tốt lành.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Lời giải:
- Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng là: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái…
=> Các sản vật cúng tế đều là sản phẩm của nông nghiệp, do người dân làm ra và dâng lên thần thành hoàng để cầu mùa màng bội thu.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Lời giải:
- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: tung còn, múa sư tử và “lượn tồng lồng”.
- Những hoạt động đó thể hiện sự nhanh nhẹn, khỏe khoắn, căng tràn sức sống. Đồng thời còn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, mùa màng và cuộc sống lao động.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức hội lồng tồng?
Lời giải:
Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?
Lời giải:
Thái độ của người viết qua câu văn trên là: trân trọng, yêu thương điệu hát “lượn”, đồng thời cũng thể hiện tình yêu da diết của tác giả với những nét đẹp của bản sắc dân tộc.